Cloaking là gì? Có nên dùng kỹ thuật Cloaking SEO hay không?

Trong lĩnh vực SEO, nhiều người sử dụng kỹ thuật để đưa website của mình lên vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm. Một trong những kỹ thuật được SEOer sử dụng là Cloaking, tuy nhiên đây lại là một con dao hai lưỡi, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể ảnh hưởng đến website. Cloaking là gì, ưu và nhược điểm ra sao? Có nên sử dụng Cloaking SEO? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. 

Cloaking là gì?

cloaking là gì
Nhiều SEOer chưa hiểu kỹ thuật Cloaking là gì. 

Cloaking là một kỹ thuật SEO mũ đen nhằm đánh lừa các công cụ tìm kiếm bằng cách hiển thị nội dung khác cho bot thu thập thông tin so với nội dung thực tế được hiển thị cho người dùng. Bot thu thập thông tin là các chương trình máy tính được các công cụ tìm kiếm sử dụng để quét và lập chỉ mục nội dung Khi thu thập thông tin truy cập từ website sử dụng Cloaking, bot thu thập thông tin sẽ nhìn thấy một phiên bản khác của website được tối ưu hóa. Trong khi đó, người dùng truy cập website lại nhìn thấy một phiên bản website có nội dung khác không liên quan, không chất lượng.

Có nhiều kỹ thuật Cloaking khác nhau với mục đích chính là để website được xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm, tuy nhiên kỹ thuật này có thể bị phạt nếu Google phát hiện. Do đó, không nên sử dụng thủ thuật Cloaking trong SEO để tránh vi phạm nguyên tắc quản trị trang web cũng như tránh gây hại đến uy tín của website.

Các kỹ thuật Cloaking phổ biến

cloaking là gì
Có những kỹ thuật Cloaking nào thường được sử dụng?

User Agent Cloaking là gì?

User Agent Cloaking là kỹ thuật che giấu tác nhân người dùng, là một chuỗi ký tự được gửi bởi một trình duyệt hoặc chương trình khác gửi để xác định loại, phiên bản trình duyệt/chương trình đó. 

Khi nhập truy vấn, trình duyệt/chương trình sẽ tự động gửi một mã đến máy chủ để xác định tác nhân người dùng. Nếu xác nhận tác nhân người dùng là trình thu thập thông tin (bot), những nội dung được che giấu sẽ được phân phối.

IP Cloaking là gì?

IP (Internet Protocol) Cloaking là kỹ thuật che giấu địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một số độc nhất vô nhị được gán cho mỗi thiết bị được kết nối với Internet. Dựa vào địa chỉ IP, máy chủ sẽ lọc ra địa chỉ IP của người dùng và địa chỉ IP của bot để cung cấp nội dung trang tương ứng.  

Cloaking dựa trên HTTP_REFERER

HTTP_REFERER là một tiêu đề HTTP được gửi bởi trình duyệt web, cho biết trang web nào mà người dùng đã truy cập trước khi đến trang web của bạn. Kỹ thuật che giấu HTTP_REFERER nhằm thay đổi hoặc ẩn tiêu đề này để đánh lừa các công cụ tìm kiếm như Google.

JavaScript Cloaking là gì? 

Kỹ thuật Cloaking này sẽ kiểm tra trình duyệt có hỗ trợ JavaScript không và cung cấp phiên bản website với nội dung khác nhau cho người dùng và bot thu thập thông tin.

Session Cloaking là gì?

Khi người dùng truy cập website, máy chủ sẽ tạo và lưu trữ một session cho họ, chứa thông tin về người dùng, chẳng hạn như tên đăng nhập, lịch sử duyệt web, địa chỉ IP, giỏ hàng và thông tin đăng nhập,… Kỹ thuật này sử dụng thông tin session để xác định xem người truy cập có phải là bot thu thập thông tin hay không. Dựa vào đó, cung cấp nội dung khác nhau cho bot và người dùng. 

Các cách sử dụng thủ thuật Cloaking thường gặp

Có nhiều cách sử dụng thủ thuật Cloaking SEO, cụ thể như sau:

Văn bản ẩn: Màu chữ được sử dụng giống với màu nền khiến người truy cập khó có thể nhận ra, tuy nhiên bot của công cụ tìm kiếm vẫn có thể đọc được. Hành vi ẩn văn bản và đường link trong nội dung khiến thứ hạng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm thay đổi.

Trang web dựa trên Flash: Sử dụng một trang web nhằm cung cấp thông tin cho công cụ tìm kiếm, người truy cập sẽ được chuyển hướng đến một trang web khác.

Trang web đa dạng thức HTML: Nếu trang web có nhiều nội dung hơn so với những thẻ HTML đang có, website có tỷ lệ văn bản cao. Tuy nhiên, nếu các bài đăng ngắn, các SEOer mũ đen thường dùng kỹ thuật Cloaking để tránh tình trạng tỷ lệ văn bản không cao.

Thay thế các tập lệnh Java: Sử dụng JavaScript để kiểm tra người dùng đang bật hay tắt JavaScript trên trình duyệt. Thủ thuật này sẽ hiển thị các nội dung khác nhau cho mỗi trường hợp nhằm lừa bot của công cụ tìm kiếm.

Lợi ích khi sử dụng kỹ thuật Cloaking là gì?

Xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm

Mục tiêu chính của Cloaking là đánh lừa các công cụ tìm kiếm bằng cách hiển thị nội dung khác nhau cho người dùng và bot. Kỹ thuật này nhằm mục đích hiển thị nội dung được tối ưu hóa cho từ khóa mục tiêu đối với Googlebot, trong khi đó lại hiển thị nội dung khác cho người dùng. 

Tăng doanh thu từ quảng cáo

Một số website sử dụng kỹ thuật Cloaking để hiển thị nhiều quảng cáo hơn cho người dùng, đồng thời che giấu chúng khỏi bot thu thập thông tin. Điều này có thể giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn từ quảng cáo mà không gây ảnh hưởng đến thứ hạng website.

Bảo vệ nội dung độc quyền

Nhiều người sử dụng Cloaking để bảo vệ nội dung độc quyền về phần mềm, video, âm nhạc hoặc sách điện tử. Nhờ đó, những nội dung này chỉ hiển thị cho người dùng đã thanh toán hoặc đăng ký và che giấu khỏi bot của công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên những lợi ích trên chỉ mang tính chất nhất thời và có độ rủi ro cao, Cloaking là một kỹ thuật SEO mũ đen và vi phạm nguyên tắc của Google. 

Vì sao không nên sử dụng Cloaking SEO?

cloaking là gì
Cloaking SEO vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google.

Bị phạt hoặc thậm chí bị cấm khỏi Google

PA (Page Authority) và DA (Domain Authority) là 2 chỉ số được dùng để đo lường mức độ uy tín và chất lượng của website. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến PA và DA, trong đó có số lượng và chất lượng các liên kết trên trang web. Nếu sử dụng kỹ thuật Cloaking, website có thể mất các liên kết do người dùng không tìm thấy hoặc không tin tưởng nội dung. Điều này làm giảm PA và DA. Khi bị Google phát hiện, trang web có thể bị phạt, thậm chí bị “khai tử” khỏi kết quả tìm kiếm.

Hai hình phạt được Google áp dụng khi phát hiện website sử dụng kỹ thuật Cloaking:

  • Hình phạt khớp một phần (Partial matches): Chỉ ảnh hưởng đến các phần tương ứng có sử dụng Cloaking, không ảnh hưởng đến toàn bộ trang web. 
  • Hình phạt toàn trang (Sitewide): Ảnh hưởng toàn bộ trang web sử dụng Cloaking. 

Giảm vị trí trên trang kết quả

Trang kết quả của công cụ tìm kiếm hiển thị vị trí xếp hạng các kết quả dựa theo từ khoá mà người dùng nhập. Trang web sử dụng kỹ thuật Cloaking có thể bị các công cụ tìm kiếm phát hiện và giảm vị trí do vi phạm các nguyên tắc quản trị trang web.

Cấm lập chỉ mục trang web

Các công cụ lập chỉ mục bằng cách thu thập và lưu trữ thông tin về các website trên Internet để hiển thị khi người dùng có yêu cầu tìm kiếm phù hợp. Nếu sử dụng Cloaking, website có thể bị các công cụ tìm kiếm cấm lập chỉ mục.

Mất uy tín và giảm tỷ lệ chuyển đổi

Việc sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen có thể làm ảnh hưởng uy tín của trang web. Cloaking có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng kém, chẳng hạn như trang web tải chậm hoặc không hoạt động chính xác. Bên cạnh đó, việc không cung cấp nội dung phù hợp với kỳ vọng khiến người dùng mất lòng tin và giảm tỷ lệ chuyển đổi như đăng ký, mua hàng, liên hệ,…

Mặc dù Cloaking giúp rút ngắn thời gian thăng hạng từ khóa nhưng thủ thuật này vi phạm nguyên tắc quản trị website và gây hại cho uy tín, lưu lượng truy cập. Đặc biệt, các thuật toán và phương thức kiểm tra của công cụ tìm kiếm ngày càng tinh vi để nhận ra trang web sử dụng thủ thuật Cloaking.Do đó, các bạn không nên sử dụng kỹ thuật Cloaking SEO. Hãy tập trung vào việc xây dựng nội dung chất lượng cao, backlink uy tín. Đây là cách tốt nhất để đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm và thu hút lưu lượng truy cập chất lượng.

Cách nhận biết trang web sử dụng Cloaking là gì?

Sử dụng công cụ kiểm tra Cloaking: Một số công cụ trực tuyến như SEO Site Checkup, SEMrush, Ahrefs,… cung cấp tính năng kiểm tra Cloaking. Bạn chỉ cần nhập URL trang web và công cụ sẽ phân tích nội dung hiển thị cho người dùng và bot tìm kiếm. Nếu có sự khác biệt, trang web có khả năng sử dụng Cloaking.

So sánh nội dung trang web trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau:  Truy cập trên các trình duyệt Google Chrome, Safari, Firefox, Internet Explorer,… hoặc bằng máy tính, điện thoại, máy tính bảng,… Nếu có sự khác biệt, trang web có khả năng sử dụng Cloaking.

Xem xét mã nguồn và cache: So sánh nội dung trang web khi xem bằng chế độ xem mã nguồn hoặc chế độ xem cache của Google. Nếu có sự khác biệt, trang web có khả năng sử dụng Cloaking.

Sử dụng công cụ giả lập User Agent: Đây là những chương trình cho biết User Agent hiện tại (loại trình duyệt, hệ điều hành, các thiết bị)i và cho phép chọn một User Agent khác để giả lập. Nếu nội dung trang web trên các công cụ này khác khi xem bình thường, trang web đang sử dụng Cloaking.

Sử dụng công cụ giả lập IP: So sánh nội dung trang web khi xem bằng các công cụ giả lập IP. Các chương trình này cho phép thay đổi địa chỉ IP để giả lập ở một quốc gia/khu vực khác hoặc sử dụng một dịch vụ Internet khác. Nếu nội dung trang web trên các công cụ giả lập IP khác khi xem bình thường, trang web đó đang sử dụng Cloaking.

Xem thêm: URL là gì? Tips tối ưu URL hợp lệ và chuẩn SEO

Kết luận

Cloaking có thể mang lại những lợi ích ngay lập tức cho website như tăng thứ hạng từ khóa và thu hút traffic. Tuy nhiên, bạn có thể bị Google phạt nặng, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và khiến website bị gỡ khỏi bộ máy tìm kiếm. Hãy tập trung vào việc tạo dựng nội dung chất lượng, xây dựng backlink uy tín và tối ưu hóa website. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ Cloaking là gì. Chúc bạn thành công. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Table of content là gì? 4 cách tạo Table of content cho bài viết trong WordPress

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục