Cô độc và hướng ngoại là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau, thế nhưng khi kết hợp lại trở thành một hội chứng mang tên cô độc hướng ngoại. Vậy cô độc hướng ngoại là gì? Thế nào là dấu hiệu của người cô độc hướng ngoại? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu hội chứng này và cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h kiểm tra xem bạn có phải là người cô độc hướng ngoại không nhé!
Cô độc hướng ngoại là gì?
Cô độc là khi bạn không có ai bên cạnh, không ai thấu hiểu và bạn phải một mình đối mặt với mọi thứ. Trong khi đó, hướng ngoại là cởi mở, hòa đồng, nhiệt huyết, sôi nổi, tràn đầy năng lượng và dễ dàng kết nối với những người xung quanh. Hai khái niệm đối lập này kết hợp lại thành một hội chứng khá phổ biến hiện nay, được gọi là “cô độc hướng ngoại” – Outgoing Autism.
Đây là một hội chứng mô tả trạng thái của những người có khả năng cởi mở, năng nổ và hòa nhập với mọi người. Nhưng đồng thời, họ cũng thường cô đơn, tự tách mình khỏi đám đông và xa lánh việc kết nối với người khác.
Xem thêm: Điểm nổi bật của người hướng ngoại là gì? Phù hợp với công việc nào?
Bạn có phải là người cô độc hướng ngoại?
1. Điện thoại luôn kè kè bên mình
Điện thoại là vật bất ly thân với những người mắc hội chứng, ngoài chức năng liên lạc, điện thoại còn là “lá chắn” giữ họ được an toàn khỏi những tác nhân bên ngoài. Khi không hứng thú, họ sử dụng điện thoại để chìm trong thế giới riêng và tảng lờ xung quanh. Việc chăm chú vào điện thoại giúp họ tránh những cuộc giao tiếp gượng gạo hoặc giải phóng chính mình trước những cảm xúc bối rối, bơ vơ, lạc lõng.
2. “Già trước tuổi” – Hiểu chuyện từ nhỏ
Tính cách ít nói và giao tiếp có chọn lọc khiến những họ thường tập trung vào việc quan sát và lắng nghe mọi thứ xung quanh. Điều này khiến họ nhận thức rõ ràng những điều nên và không nên làm, dần dà họ hình thành tư duy chín chắn, hiểu chuyện và trưởng thành hơn so với bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, chính tính cách này cũng khiến họ tạo nhiều áp lực cho bản thân.
3. Như thể có nhiều nhân cách khác nhau cùng tồn tại
Nếu người hướng ngoại luôn cởi mở, vui vẻ, nồng nhiệt với tất cả mọi người; người hướng nội sống khép kín, ít nói và ngại giao tiếp. Họ lại tồn tại hai thái cực này trong cùng một tính cách, họ chắt lọc và thể hiện những cách phản ứng linh hoạt với thế giới xung quanh tùy vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
Họ tương tác, giao tiếp có chừng mực và thể hiện cảm xúc thận trọng với những người quen biết. Khi đối diện với những người lạ, họ khép kín, khách sáo và cẩn trọng hơn, đôi khi họ còn trở nên thờ ơ, lạnh nhạt và khó gần vô cùng. Với những người thân thiết, họ trở nên thoải mái, hòa đồng, cởi mở, tự do bộc lộ cảm xúc và sẵn sàng pha trò hay chia sẻ đủ chuyện linh tinh vụn vặt nhiệt tình.
4. Lạc quan giữa đám đông, nhưng một mình thì lại không
Bạn sẽ bất ngờ trước những mặt đối lập được người hướng ngoại cô độc hướng ngoại thể hiện ra bên ngoài. Có lúc, họ trở nên hòa nhập đến hoà tan, họ trút hết phòng bị và thể hiện năng lượng dồi dào gây ngạc nhiên. Có lúc, họ trở nên khép mình, trầm ngâm, tảng lờ mọi thứ xung quanh và chìm mình vào những suy nghĩ xa xăm đầy trầm mặc. Bạn có thể đã bắt gặp hình ảnh vô tư vô lo và bất cần đời của họ trước hoàn cảnh khó khăn, nhưng cũng chính họ trở nên bình tĩnh và làm việc đâu ra đấy để giải quyết vấn đề khó nhằn.
5. Overthinking là một thói quen
Họ ngụy trang và che giấu bản thân bằng chiếc áo giáp sắt, điều này giúp họ che giấu nội tâm mong manh, yếu đuối và dễ bị tổn thương. Họ nhạy cảm và dễ vì một câu nói bông đùa của người khác mà suy nghĩ, dằn vặt và đau lòng cả quãng đời gian dài. Dẫu họ cố giả vờ rằng mọi thứ đều ổn, nhưng bề ngoài bình thản bao nhiêu thì sâu thẳm nội tâm lại trở nên bi quan và tự làm tổn thương chính mình bằng những câu hỏi trách móc bản thân được lặp đi lặp lại. Dù trong công việc hay tình cảm thì khi xảy ra bất kỳ xích mích, mâu thuẫn, họ luôn đổ lỗi cho bản thân và overthinking kéo dài.
6. Chỗ dựa tinh thần cho người khác nhưng lại gặm nhấm nỗi đau riêng mình
Họ thường ít khi bộc lộ rõ khát vọng hay nhu cầu, mong muốn của mình mà chọn cách lắng nghe, quan sát nhiều hơn. Chính điều này khiến những người gặp khó khăn, gặp chuyện đau buồn luôn tìm đến họ để trút bầu tâm sự. Họ luôn sẵn sàng lắng nghe, tâm sự, chia sẻ cảm xúc và trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bạn bè, đồng nghiệp khi cần. Thế nhưng, không một ai có thể chạm vào cánh cửa cảm xúc của những người này, họ vừa không muốn thể hiện nội tâm yếu đuối của bản thân vừa không muốn làm phiền người khác. Những lúc buồn, họ thường dành thời gian gặm nhấm nỗi đau hơn để người khác thấu hiểu và lắng nghe tâm hồn chính họ.
7. Hoài niệm quá khứ
Họ thường dành thời gian để hoài niệm và sống trong những ký ức tươi đẹp trong quá khứ. Những ký ức đẹp đẽ đã từng trải qua ấy khiến họ trở nên hạnh phúc và đắm chìm, chính vì thế, họ thường không thiết tha với cuộc sống hiện tại cho lắm. Có thể việc từng gặp những cú sốc trong cuộc sống khiến họ liên tục mơ mộng về quãng thời gian vui vẻ mà mình đã trải qua và lo sợ giây phút hiện tại. Điều này khiến họ trở nên buồn và cô đơn nhiều hơn.
Chứng cô độc hướng ngoại có ảnh hưởng gì không?
Khi tỷ lệ cô độc nhiều hơn hướng ngoại
Họ có thể trở thành nguồn sức mạnh và chỗ dựa vững chắc cho nhiều người, vậy nhưng sau tất cả, họ giấu nhẹm trái tim yếu đuối của bản thân và không cho phép bản thân làm phiền lòng người khác. Những rào cản cảm xúc mà họ vô hình dựng lên khiến chẳng ai có thể thực sự thấu hiểu được họ, chính điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, tình cảm và các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày.
Chứng cô độc hướng ngoại khiến họ trở nên khép mình, cô đơn, lạc lõng, lo lắng, căng thẳng, kìm nén cảm xúc sau những cú sốc. Điều này ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử và sự tương tác của họ với thế giới xung quanh. Nếu phần cô độc chiếm tỷ lệ cao hơn phần hướng ngoại thì có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêm trọng chẳng hạn như stress hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm, tâm thần phân liệt và tự tử.
Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?
Khi tỷ lệ hướng ngoại nhiều hơn cô độc
Họ thường có tư duy sáng tạo cao, vì họ có nhiều thời gian để suy nghĩ, hình dung và phát triển ý tưởng cá nhân theo thế giới quan của mình rõ ràng. Họ có khả năng tập trung cao độ và thường làm việc độc lập tốt hơn so với những người khác, không bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh. Vì thế, họ thường sống, học tập hay làm việc mà không phụ thuộc vào người khác để yêu cầu sự giúp đỡ, họ tự tin trong việc đưa ra quyết định cũng như hoạch định kế hoạch cho bản thân hơn bất kỳ ai.
Những người cô độc hướng ngoại thường có trí tưởng tượng phong phú và khả năng phân tích sâu sắc, giúp họ nhìn thấy những khía cạnh khác nhau của một vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tinh tế của họ được thể hiện rõ ràng qua việc nhạy bén quan sát, lắng nghe và thấu hiểu người khác.
Dù có thể cô độc nhưng tính cách hướng ngoại cũng giúp họ dễ dàng hòa nhập với những người xung quanh và làm cho môi trường xung quanh vui vẻ, thoải mái hơn. Họ thường trung thực và chỉ thực sự nói ra những điều mình nghĩ mà không khoe khoang hay che giấu điều gì. Với những đặc điểm độc đáo trong phần tính cách hướng ngoại của mình mà những người này thường được nhiều người yêu mến. Thật tuyệt vời làm sao khi được làm quen với một người hiểu biết, biết cách đối nhân xử thế, thường xuyên đưa ra những lời khuyên hữu ích,… đúng không nào?
Có nên cân bằng mặt cô độc và hướng ngoại?
Không đánh giá tiêu cực: Tránh đánh giá tiêu cực về họ, hãy nhớ rằng đây là một phần tính cách của họ và chúng ta cần giữ sự tôn trọng cá tính riêng của mỗi người.
Lắng nghe và đồng cảm: Họ thường cảm thấy cô đơn, lạc lõng, vì vậy hãy lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc và chia sẻ với họ.
Đưa ra lời khuyên và hỗ trợ: Khi họ muốn chia sẻ, hãy đưa ra những lời khuyên và hỗ trợ tích cực để giúp họ vượt qua cảm giác cô đơn và khó khăn đang gặp phải.
Tạo cơ hội cho kết nối xã hội: Hãy tạo cơ hội để họ có thể kết nối với những người xung quanh một cách tự nhiên, thoải mái và dễ chịu.
Không ép buộc và tôn trọng sự riêng tư: Họ thường muốn giữ khoảng cách nhất định với mọi người. Nếu họ không muốn, việc bạn ép buộc họ phải giao tiếp hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội chỉ phản tác dụng mà thôi. Hãy tôn trọng sự riêng tư và cho phép họ có không gian để tách biệt.
Nếu bạn đang có triệu chứng, hãy dành thời gian lắng nghe cảm xúc của bản thân và biến tính cách này trở thành điểm mạnh! Việc kết nối hai mặt đối lập trong tính cách là cô độc và hướng ngoại tạo nên điểm giao thoa thể hiện màu sắc rất riêng cho con người bạn. Chắc chắn bạn sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của mình trong một ngày không xa và hãy nhớ rằng, cuộc sống này vẫn còn rất nhiều đáng để yêu và tin tưởng.
Kết bài
Ngoài thuật ngữ hướng nội, hướng ngoại mà chúng ta đã từng nghe qua rất nhiều, bài viết trên đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về chứng cô độc hướng ngoại. Hãy nhớ rằng, hướng ngoại cô độc có thể kết nối hai mặt đối lập của hướng ngoại và cô độc để tạo thành tính cách mới mẻ, độc đáo và rất riêng của riêng bạn. Việc tìm hiểu cô độc hướng ngoại là gì cũng như những khía cạnh khác nhau của họ giúp chúng ta thấu hiểu, tôn trọng và đồng hành với nhau trong công việc và cuộc sống. Truy cập thường xuyên website Việc Làm 24h để tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn nhé!
Xem thêm: Khủng hoảng Quarter life crisis tuổi 20, 30: Làm thế nào để vượt qua?