Phân khúc khách hàng là gì? Các phân khúc khách hàng mục tiêu hiện nay

Đã từ lâu, việc xác định phân khúc khách hàng là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh. Vậy phân khúc khách hàng là gì? Có các phân khúc nào phổ biến mà doanh nghiệp cần chú ý? Đâu là phương pháp phân khúc đạt hiệu quả cao? Để hiểu rõ hơn về các phân khúc khách hàng, bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ là dành cho bạn.

Phân khúc khách hàng là gì?

phân khúc khách hàng
Có phải bạn đang quan tâm phân khúc khách hàng là gì?

Đây là việc phân chia nhóm các đối tượng khách hàng dựa trên đặc điểm và hành vi mua hàng khác nhau. Phân khúc tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 

Mỗi phân khúc sẽ có các chiến lược tiếp thị và bán hàng riêng biệt để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị thông qua các nhóm nhỏ trong đối tượng khách hàng mục tiêu để truyền tải thông điệp về sản phẩm/dịch vụ nhằm mục đích phát triển mối liên kết bền chặt với khách hàng. 

Các phân khúc khách hàng mục tiêu hiện nay

phân khúc khách hàng
Các phân khúc mục tiêu hiện nay

1. Phân khúc theo vị trí địa lý

Doanh nghiệp có thể phân chia nhóm khách hàng dựa theo mật độ dân số, quốc gia, vùng miền, khí hậu,… để nắm bắt đặc điểm và nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tại cùng một vị trí địa lý là vô cùng cao, do đó, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và triển khai kế hoạch phân khúc  hợp lý.

2. Phân khúc theo nhân khẩu học

Doanh nghiệp có thể ăn cứ vào giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, thu nhập, dân tộc,… để phân chia khách hàng thành nhiều nhóm khác nhau. Doanh nghiệp có thể thu nhập dữ liệu qua các cuộc khảo sát hoặc có sự hỗ trợ từ các công cụ thống kê. Tuy nhiên, trong thực tế những thông tin này không hoàn toàn đúng và dễ dàng thay đổi, nếu doanh nghiệp không cập nhật xu hướng liên quan đến nhu cầu khách hàng và thị trường kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân chia khách hàng. Bên cạnh đó, dữ liệu nhân khẩu học tương đối mơ hồ và không đề cập chi tiết về tính cách, nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng. Do đó, không tránh khỏi trường hợp diễn giải sai dữ liệu hoặc dữ liệu thu thập không mang nhiều giá trị tham khảo.

3. Phân khúc theo tâm lý học

Khách hàng được phân chia theo tâm lý học dựa trên đặc điểm, tính cách, sở thích và thói quen tiêu dùng cá nhân. Việc nắm bắt tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp phát triển các dòng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn và đánh thẳng vào thói quen tiêu dùng.

4. Phân khúc theo hành vi mua hàng

Phân khúc dựa theo hành vi được doanh nghiệp thực hiện bằng cách xem xét những sản phẩm/dịch vụ được khách hàng mua, tần suất mua hàng và lý do khách hàng chọn mua sản phẩm/ dịch vụ đó. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra kế hoạch quảng cáo và truyền tải thông điệp phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần theo dõi liên tục hành hành vi khách hàng do đây là yếu tố không cố định và dễ dàng thay đổi nếu bị tác động.

Một vài dạng phổ biến khác

phân khúc khách hàng
Phân khúc giúp doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược kinh doanh 
  1. Phân khúc trong cùng một thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới.
  2. Phân khúc theo thế hệ với sở thích, hành vi, tính cách,… 
  3. Phân khúc theo mùa, dịp lễ.
  4. Theo giá trị sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng chi tiêu để trải nghiệm.
  5. Theo mức độ mua hàng ít hoặc nhiều, khách hàng mua nhiều có khả năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
  6. Theo thiết bị khách hàng sử dụng truy cập Internet. 
  7. Phân khúc theo hành trình mua hàng bao gồm các giai đoạn cơ bản như nhận thức, cân nhắc và đưa ra quyết định. 
  8. Theo mức độ tham gia của khách hàng: khách hàng thân thiết và khách hàng thông thường. 

Các bước xác định phân khúc khách hàng 

phân khúc khách hàng
Có những bước xác định nào?

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Doanh nghiệp xác định mục tiêu cần đạt được để xây dựng chiến lược và thực hiện đúng hướng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần làm sáng tỏ những câu hỏi sau:

  • Nhóm khách hàng nào mà doanh nghiệp tập trung tiếp thị?
  • Nhóm khách hàng nào giúp tăng lợi nhuận nhiều nhất và ít nhất?
  • Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có điểm mạnh nào vượt trội và thu hút khách hàng?
  • Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ là gì?
  • Làm sao để sản phẩm/dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng?
  • Làm sao để làm hài lòng khách hàng hơn?
  • Đâu là kênh tiếp thị tốt nhất là gì?
  • Kênh bán hàng hiện tại có đảm bảo hiệu quả không?

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường để thu thập những thông tin quan trọng về nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể phân tích đối thủ cạnh tranh để cải thiện những thiếu sót và phát huy những điểm mạnh về sản phẩm/dịch vụ cũng như thương hiệu doanh nghiệp.

Bước 3: Phân tích dữ liệu khách hàng

Để nắm bắt nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp nên dành thời gian tìm kiếm thông tin và phân tích khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. 

Bước 4: Xác định phân khúc khách hàng

Dựa vào các thông tin khách hàng đã tìm hiểu trên, doanh nghiệp tiến hành xác định phân khúc.

Bước 5: Xây dựng phân khúc mục tiêu

Phân khúc khách hàng thành 4 nhóm:

  • Khách hàng không mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Khách hàng không mang về lợi nhuận và không giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp.
  • Khách hàng mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Khách hàng đem về lợi nhuận và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến nhiều người xung quanh. 

Việc xác định phân khúc mục tiêu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng bá và tập trung phát triển những nhóm khách hàng tiềm năng để tăng lợi nhuận.

Bước 6: Xây dựng chiến lược tiếp thị

Các chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng phân khúc khách hàng hiệu quả. Doanh nghiệp cần thống nhất các chiến lược tiếp thị về giá, sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, truyền thông,… để khách hàng nhận diện dễ dàng hơn.

Xem thêm: Email Marketing là gì? Lưu lại cách thiết kế Email Marketing hiệu quả nhất hiện nay

Bước 7: Kiểm tra và đánh giá hiệu suất

Trong suốt quá trình phân khúc và thực hiện các chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp cần theo dõi kỹ càng và phân tích từng khâu thực hiện để đưa ra đánh giá về kết quả đạt được. 

Phương pháp phân khúc khách hàng đạt hiệu quả cao

phân khúc khách hàng
Đâu là phương pháp phân khúc khách hàng đạt hiệu quả cao?

1. Sử dụng nhiều kênh khác nhau

Hiện nay, khách hàng dành khá nhiều thời gian trên mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Zalo, Instagram hoặc website, blog,… Doanh nghiệp có thể tăng nhận thức cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ và thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách đầu tư vào nội dung bài đăng, đương nhiên chất lượng sản phẩm/dịch vụ vẫn được đặt lên hàng đầu. 

Đây là các kênh truyền thông có sức lan tỏa lớn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi các khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.

2. Thiết lập và đo lường mục tiêu

Mục tiêu tiếp thị của từng phân khúc nên được xác định chính xác và phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Việc thống nhất mục tiêu chiến lược giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng được mức độ cạnh tranh cũng như nhận dạng thương hiệu dễ dàng hơn. 

2. Mở rộng phân khúc khách hàng

Sau khi doanh nghiệp đã nhận diện khách hàng ở thị trường hẹp, hãy phân chia phân khúc hợp lý và tránh lạm dụng phân chia quá nhiều gây khó khăn trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tiến hành chiến lược mở rộng phân khúc để giúp sản phẩm/dịch vụ tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận doanh nghiệp.

3. Cải tiến chiến lược liên tục

Trong trường hợp phân khúc khách hàng chưa đạt hiệu quả như mong muốn, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng dựa theo nhu cầu và sự thay đổi của thị trường. 

Hãy đo lường xem khách hàng tiếp cận thông tin qua kênh nào; thời gian khách hàng tìm kiếm thông tin và lý do khiến họ rời đi. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh kế hoạch tiếp thị phù hợp hơn.

Kết luận

Việc xác định phân khúc khách hàng và áp dụng các chiến lược phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu mang lại hiệu quả vô cùng lớn đối với hoạt động kinh doanh. Hy vọng bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ phân khúc khách hàng là gì, các phân khúc khách hàng và phương pháp phân khúc khách hàng đạt hiệu quả cao. Các bạn có thể theo dõi những bài viết mới của Việc Làm 24h để tìm hiểu các chủ đề hấp dẫn khác trong kinh doanh nhé!

Xem thêm: TOP 10 app học tiếng Anh hiệu quả rất đáng để thử nếu muốn lên trình

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục