Có nên quay lại công ty cũ làm việc? Quay đầu là bờ hay là vực thẳm?

Có một quan điểm cho rằng những mối quan hệ cũ thường có điểm chung giống nhau, chẳng hạn như người yêu cũ và công ty cũ. Sau chia tay, bạn có nhiều trải nghiệm hơn và nhận ra người cũ thật sự là tốt hơn cả, hoặc người cũ bỗng ngỏ lời muốn nối lại tình xưa. Điều này cũng xảy ra tương tự với công việc. Vào một ngày đang căng thẳng ở vị trí mới, bạn dạo lại một vòng ký ức và nhớ về những điều tốt đẹp đã từng xảy ra ở công ty cũ. Hay cấp trên liên hệ mời bạn quay về để thực hiện những công việc khi xưa còn dang dở. Vậy lúc này bạn sẽ quyết định ra sao, có nên quay lại công ty cũ làm việc không? Dù ở hoàn cảnh nào thì đây vẫn là một câu hỏi khó có đáp án hoàn hảo. Ở bài viết dưới đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ đưa ra những góc nhìn của người ngoài cuộc để giúp bạn có câu trả lời dễ dàng hơn.

Boomerang employee là gì?

Bạn đã từng nghe hay biết về thuật ngữ “boomerang employee” bao giờ chưa? Đây là từ chỉ những nhân viên cũ quay lại công ty sau một thời gian dài nghỉ việc. Cách gọi này lấy ý tưởng từ chiếc boomerang – một công cụ đi săn của thổ dân Úc, sau khi được phóng đi nó sẽ quay trở lại người ném.

quay lại công ty cũ
Cách gọi boomerang employee xuất phát từ một dụng cụ đi săn của thổ dân Úc.

Trong thời gian gần đây, “boomerang employee” trở nên phổ biến hơn. Theo một báo cáo của LinkedIn, vào năm 2021 nhân viên boomerang chiếm 4,5% tổng số nhân viên mới được tuyển dụng, tăng từ mức 3,9% vào năm 2019. Trong môi trường tuyển dụng khắc nghiệt, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn thêm nhân viên cũ vào danh sách ứng viên và người lao động tìm thấy cơ hội khi quay lại công ty cũ làm việc. Điều này có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhà tuyển dụng không mất nhiều thời gian, chi phí để lựa chọn và đào tạo ứng viên. Về phía người lao động cũng tương tự khi họ không cần bỏ ra nhiều công sức để thích ứng, hòa nhập với môi trường mới.

Có nhiều lý do để một người cân nhắc có nên quay lại công ty cũ làm việc. Nhưng dù lý do là gì và khả năng đạt được thỏa thuận cao nhưng làm thế nào bạn chắc chắn rằng đây là quyết định đúng đắn?

Những dấu hiệu để bạn “say yes” với cân nhắc có nên quay lại công ty cũ làm việc 

Trước kia bạn đã nghỉ việc thuận lợi

Trước khi bị cuốn theo những suy nghĩ nếu quay lại công ty cũ làm việc thì điều gì sẽ xảy ra, bạn nên chú tâm vào thực tế. Đó là lý do bạn rời khỏi công ty là gì và quá trình đó diễn ra như thế nào. Một trong những dấu hiệu tốt đầu tiên để bạn quay lại làm việc ở công ty cũ đó là không có sự khó chịu hay một vụ nghỉ việc ầm ĩ đáng nhớ nào đã xảy ra. Hãy đánh giá lại quá khứ, bạn đã nghỉ việc như thế nào, cách cư xử có chuyên nghiệp không, bạn có làm tròn trách nhiệm bàn giao hay hướng dẫn người mới không hay cấp trên có đánh giá cao hành động này của bạn? 

quay lại công ty cũ
Cần xem xét kỹ lưỡng để việc quay lại làm việc ở công ty cũ là một bước đi thông minh trong sự nghiệp.

Công ty đã thay đổi tích cực so với trước kia

Điều kiện thứ hai để đánh giá có nên quay lại công ty cũ làm việc là sự thay đổi của tổ chức. Chẳng hạn như văn hóa, môi trường hay đạt mức tăng trưởng vượt bậc. Giả sử khi bạn nghỉ việc, công ty chỉ ở quy mô nhỏ. Nhưng sau đó đã phát triển hơn, áp dụng các công nghệ tiên tiến, văn hóa làm việc được cải thiện, chính sách phúc lợi hấp dẫn… Chẳng phải đây là một môi trường lý tưởng và rất đáng để cân nhắc hay sao. 

Người quản lý hay đồng nghiệp độc hại đã rời đi

Đôi khi lý do bạn nghỉ việc là “một con sâu làm rầu nồi canh”. Mọi thứ ở công ty đều hoàn hảo ngoại trừ sếp hoặc một đồng nghiệp tồi đã làm bạn rời bỏ công việc yêu thích. Nếu họ đã rời đi thì việc bạn quay về làm việc ở công ty cũ cũng rất đáng để cân nhắc. Vì khi đó lý do duy nhất khiến bạn e ngại đã không còn.

Bạn được thương lượng với mức lương cao hơn 

Bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc ở một doanh nghiệp đến mức không muốn chuyển sang doanh nghiệp khác. Nhưng mong muốn được trả lương cao hơn đã thúc đẩy bạn nghỉ việc. Tuy nhiên, quay trở lại công ty cũ với nhiều kinh nghiệm hơn và kỹ năng, chuyên môn tốt hơn có thể giúp bạn nhận được mức lương phù hợp. Ngoài ra, vì bạn đã từng gắn bó với công ty nên sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng vào khả năng hơn so với người mới. 

Bên cạnh đó, có thể người quản lý cũ đánh giá cao và coi trọng bạn nên việc đưa ra những thỏa thuận hấp dẫn về lương thưởng, phúc lợi là cách họ mời bạn quay lại làm việc.

quay lại công ty cũ
Mức lương là một trong những tiêu chí để đánh giá có nên quay lại công ty cũ làm việc.

Xem thêm: Phải làm sao khi công ty cũ không trả sổ bảo hiểm xã hội?

Dấu hiệu quay lại công ty cũ làm việc là một sai lầm

Bạn bám vào công ty cũ như một chiếc phao cứu sinh

Con người thường có thói quen bám vào những điều quen thuộc vì mang lại cảm giác an toàn và thoải mái. Nếu bạn đang cân nhắc có nên quay lại công ty cũ làm việc dựa theo tâm lý này thì hãy chậm lại, đây không phải là yếu tố đáng giá để bạn quyết định. Bạn chỉ nên quay lại khi cả công việc và doanh nghiệp đáp ứng những gì bạn cần, mang lại triển vọng cho sự phát triển của bạn ở tương lai.

Bạn đang bị cảm xúc dẫn dắt quá nhiều

Đôi khi bạn bị những ký ức và bộ não đánh lừa. Chẳng hạn như chúng cố thuyết phục bạn rằng công ty cũ thật sự không tệ đến thế thì có thể bạn đang tự lừa dối mình. Nếu bạn nhận được lời mời từ công ty cũ, hẳn đây là một niềm vui vì bạn cảm thấy mình có giá trị hoặc công ty cảm thấy hối hận vì đã để bạn ra đi. Con người thường sống bằng cảm xúc. Tuy nhiên cảm xúc là một con dao hai lưỡi, chúng sẽ rất nguy hiểm khi bạn bị thao túng quá nhiều. Đặc biệt, với một lựa chọn quan trọng, bạn cần học cách tách biệt cảm xúc và biết khi nào nên nghe theo cảm xúc, khi nào thì không.

Xem thêm: 6 điều cần chuẩn bị trước khi nghỉ việc mà người lao động cần biết

quay lại công ty cũ
Không nên đưa ra quyết định có nên quay lại công ty cũ làm việc khi bạn đang rối bời với những cảm xúc của bản thân.

Tiền lương làm bạn “mờ mắt”

Để thuyết phục bạn quay lại, công ty cũ có thể sẽ đưa ra mức lương hậu hĩnh. Trong trường hợp này, hãy cố gắng đừng để bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi tiền. Một công việc hoàn hảo không chỉ dựa trên mức lương mà còn nhiều yếu tố khác. Nếu bạn rời đi vì lý do môi trường làm việc tiêu cực thì việc quay lại vì tiền lương cao nghe có vẻ rất phi lý. Do đó cần tỉnh táo trước “cám dỗ của đồng tiền” và xem xét lại các khía cạnh khác để đưa ra quyết định sáng suốt.

Bạn cảm thấy tiêu cực khi nghĩ về việc quay lại công ty cũ

Trong trường hợp này, bạn nên nghe theo cảm xúc của mình. Có nhiều lý do để bạn cảm thấy quay lại công ty cũ là hợp lý dù thật ra bạn không hoàn toàn hài lòng về công ty cũ. Chẳng hạn như cảm thấy không phù hợp với công việc mới. Khi đó sẽ sinh ra tâm lý muốn đưa mọi thứ trở lại như cũ, đặc biệt là khi bạn đang đối mặt với căng thẳng và cảm thấy mất kiểm soát ở công ty hiện tại. Nhưng bạn nhận ra quay lại công ty cũ chỉ là giải pháp nhất thời, thực ra còn nhiều cách khác như giải quyết vấn đề hiện tại hoặc tìm một công ty mới. 

Trốn tránh thực tại khiến bạn phớt lờ đi cảm giác tiêu cực về công ty cũ, do đó đừng vội quyết định. Hãy xem xét thật kỹ cảm xúc của mình, không quyết định nhanh chóng và tự đưa bản thân vào khó khăn.

quay lại công ty cũ
Cần suy nghĩ kỹ càng và đánh giá nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định có nên quay lại công ty cũ làm việc.

Kết

Trong bối cảnh thị trường việc làm cạnh tranh cao như hiện nay, một công việc tốt là điều mà nhiều người lao động mong muốn. Giữ mối quan hệ với các nhà tuyển dụng trước đây có thể giúp bạn có được cơ hội việc làm tuyệt vời. Tuy nhiên, trước khi thực hiện một bước ngoặt trong sự nghiệp, hãy đảm bảo rằng đó là một quyết định sáng suốt. Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc đã giúp bạn đọc có những suy nghĩ thấu đáo và rõ ràng hơn trước câu hỏi có nên quay lại công ty cũ làm việc không. Để tìm việc làm mới, đừng quên truy cập Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Học cách bứt phá để trở thành phiên bản vượt trội hơn với 5 bước cực đơn giản sau!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục