Bạn thường bắt gặp những thuật ngữ như concept truyền thông, concept chụp ảnh, concept nhà hàng… Vậy concept là gì, concept trong truyền thông và trong thiết kế là gì? Có quy trình chung nào để sáng tạo ra concept hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé.
Concept là gì?
Concept có nghĩa là ý tưởng cho điều gì đó đang có sẵn (an idea of something that exists) hoặc ý tưởng cho điều gì đó hoàn toàn mới (an idea for something new). Trong lĩnh vực Marketing, concept là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt một chiến dịch hoặc một giai đoạn triển khai Marketing. Nhờ concept, các hoạt động Marketing diễn ra nhất quán, đồng bộ, từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, concept được hiểu là định hướng phong cách chung (từ thiết kế nội thất, phong cách phục vụ, phong cách ẩm thực, menu…) giúp thể hiện phong cách mà nhà hàng muốn theo đuổi.
Concept chụp ảnh là mô hình, bố cục và nội dung của buổi chụp ảnh, thường bao gồm: địa điểm, cách bố trí, các món phụ kiện, cách lấy ánh sáng…
Concept sân khấu là ý tưởng thiết kế về sân khấu xuyên suốt một chương trình: bao gồm ý tưởng quà tặng, phong cách trang trí, màu sắc, ánh sáng…
Với các sản phẩm, concept là mẫu thiết kế mới được tung ra thị trường nhưng chỉ mới dừng ở khâu giới thiệu chứ chưa mở bán rộng rãi.
Trong tổ chức sự kiện, concept là yếu tố chính quyết định ấn tượng của người tham dự. bao gồm toàn bộ ý tưởng về trang trí, tổ chức, hoạt động, quà tặng…
Concept là gì trong truyền thông Marketing?
Trong truyền thông, concept là ý tưởng chủ đạo, cốt lõi của chiến dịch. Dựa trên concept định hướng này, toàn bộ các ý tưởng, hoạt động phục vụ mục đích truyền thông đều được triển khai thống nhất, tạo sự hấp dẫn từ đầu đến cuối và đem về hiệu quả tốt nhất. Một concept truyền thông hay và đúng sẽ giúp chiến dịch Marketing của doanh nghiệp thành công và tiết kiệm hơn.
Có hàng trăm cách để thể hiện một concept truyền thông. Đó có thể là những đoạn phim viral, những hình ảnh ấn tượng, những buổi offline công phu… Dù thực hiện theo cách nào, concept truyền thông cũng đều cần đáp ứng các yếu tố:
- S- Specific – cụ thể, rõ ràng
- M – Measurable – có thể đánh giá hoặc đo lường hiệu quả qua các chỉ số được
- A – Attractive – có khả năng thu hút
- R – Realistic – bám sát mục đích truyền thông và có khả năng thực thi cao
- T – Timed – triển khai đúng thời điểm.
Xem thêm: Phương pháp SMART là gì? Cách cực hữu ích ứng dụng SMART vào công việc
Trong truyền thông, yếu tố đánh giá tính hiệu quả của concept là gì? Việc Làm 24h gợi ý bạn dựa trên các câu hỏi sau:
- Concept phản ánh đúng tinh thần của chiến lược Marketing bạn đang theo đuổi?
- Concept có đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng?
- Concept có truyền tải được đúng thông điệp và thông điệp có dễ nhớ?
- Concept có mới lạ so với đối thủ cạnh tranh không?
- Concept có dễ triển khai không, có tốn nhiều chi phí không?
- Khi thực hiện concept truyền thông này, mục tiêu truyền thông ban đầu có đạt được không? Nếu có thì dựa trên những chỉ số hoặc tiêu chí nào?
Concept là gì trong thiết kế?
Trong thiết kế, concept là xu hướng lựa chọn ý tưởng, màu sắc, bố cục cho sản phẩm thiết kế nhằm truyền tải thông điệp rõ nét nhất, thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Với thiết kế nội thất, concept là lên ý tưởng lựa chọn màu sắc, chất liệu, cách trang trí sao cho thể hiện được phong cách gia chủ mong muốn. Những concept nội thất phổ biến như: hiện đại, tân cổ điển, tối giản, đương đại, Pop Art…
Với thiết kế đồ hoạ, concept là ý tưởng về phong cách sử dụng màu sắc, bố cục, hình ảnh… hiển thị trên sản phẩm hoặc các ấn phẩm như: banner, biển bảng quảng cáo, catalogue… Mục tiêu của concept thiết kế này là truyền tải rõ ràng, hấp dẫn thông tin về sản phẩm, thương hiệu tới khách hàng mục tiêu.
Việc tuân thủ theo concept thiết kế tạo nên sự thống nhất cho hình ảnh của một thương hiệu, từ đó giúp người dùng ghi nhớ đến thương hiệu tốt hơn.
Cách để sáng tạo ra những concept chất lượng là gì?
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu được concept là gì. Sau đây, Việc Làm 24h sẽ giới thiệu tới bạn 6 bước cơ bản để chọn lựa hoặc sáng tạo concept chất lượng trong bất cứ ngành nghề nào.
Bước 1: Nghiên cứu, thu thập thông tin
Mục đích của bước này là xác định yêu cầu cụ thể về đề tài bạn cần lên concept: một chiến dịch truyền thông, một concept nhà hàng, một concept chụp ảnh hay một concept thiết kế.
Mục tiêu, thông tin liên quan và mô tả yêu cầu càng cụ thể, việc tìm ra concept phù hợp càng dễ dàng. Nghiên cứu, thu thập thông tin càng đầy đủ càng giúp bạn tìm concept dễ dàng hơn.
Bước 2: Xử lý thông tin
Từ các thông tin thu thập được, bạn tổng hợp, sắp xếp và suy nghĩ những phương án tạo ra một concept cụ thể. Đồng thời, bạn đánh giá các thách thức cần vượt qua khi triển khai concept, sao cho vừa đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng, vừa có tính khả thi cao.
Bước 3: Brainstorming (động não)
Đây là quá trình bạn trao đổi về đề bài thiết kế concept, các ý tưởng sơ bộ sau khi xử lý thông tin, phân chia vai trò của đội nhóm, thảo luận để sáng tạo ra ý tưởng về concept hoàn chỉnh. Mục tiêu của bước này là tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Lưu ý rằng, ý tưởng cần thoả mãn các yêu cầu từ đề bài ban đầu.
Xem thêm: Phương pháp brainstorming: Giải pháp khai thác ý tưởng nhóm hiệu quả
Bước 4: Lựa chọn ý tưởng concept tốt nhất
Ở bước này, sau khi đã liệt kê toàn bộ các ý tưởng sáng tạo từ quá trình brainstorming, bạn lựa chọn concept phù hợp nhất với các tiêu chí ban đầu.
Thông thường, bạn nên chọn khoảng 2 ý tưởng concept tốt nhất, trong đó một ý tưởng là lựa chọn chính, ý tưởng còn lại là gợi ý dự phòng.
Bước 5: Thuyết trình
Để triển khai một concept cần sự vào cuộc của nhiều người, nhiều phòng ban. Do đó, ý tưởng này cần được thông qua cũng như trình bày trước ban lãnh đạo hoặc khách hàng rồi mới bắt tay triển khai.
Để thuyết trình về ý tưởng concept, bạn cần tạo các bản demo, sử dụng hình ảnh, video minh hoạ… sao cho demo tốt nhất được ý tưởng, giúp người xem hình dung chi tiết nhất về concept triển khai. Từ đó, người duyệt dễ dàng đưa ra quyết định nên chọn concept nào là phù hợp.
Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông thu hút, thuyết phục
Bước 6: Hoàn thiện và triển khai
Như vậy, sau khi được duyệt, bạn cùng đội nhóm hoàn chỉnh lại ý tưởng concept dựa trên những phản hồi của khách hàng hoặc ban lãnh đạo.
Sau đó, bạn tiến hành lên kế hoạch để triển khai và biến ý tưởng concept thành hiện thực.
Tạm kết
Trên đây Việc Làm 24h đã giới thiệu sơ lược tới bạn concept là gì cũng như các bước sáng tạo nên concept phù hợp với mục tiêu bạn cần. Lưu ý rằng đây chỉ là các bước cơ bản, áp dụng chung cho một quy trình tạo ra concept. Từng lĩnh vực cụ thể sẽ đòi hỏi những quy trình sáng tạo khác nhau.
Vieclam24h.vn hi vọng phần nào giúp bạn hiểu hơn về concept và cũng như biết cách tạo ra concept phù hợp với ngành nghề và yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Bị kỷ luật do vạ miệng: Làm sao sử dụng mạng xã hội đúng cách khi đi làm?