Ai cũng sẽ có những ngày tồi tệ ở công ty, nhưng nếu bạn sợ thức dậy mỗi sáng, không thấy vui khi tụ tập với đồng nghiệp,… vấn đề của bạn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Môi trường làm việc căng thẳng có thể làm bạn mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy chán nản về công việc của mình, bạn rơi vào vòng xoáy suy nghĩ và luôn hành xử ngày càng tiêu cực thì bạn nên xem lại công việc có đang “phá hủy” bạn hay không? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới!
1. Luôn nghĩ về công việc
Làm việc 8h/ngày hoặc hơn thế, buổi tối và cuối tuần là khoảng thời gian cho bạn thư giãn. Vì thế, nếu bạn về nhà mà vẫn phải làm việc, day dứt về cuộc họp hay điều gì đó khiến bạn không muốn làm việc vào ngày mai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bạn.
Nghĩ ngợi quá nhiều quá sẽ khiến bạn nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực, có thể dẫn đến tình trạng stress, khiến bạn cảm thấy không có lối thoát trong công việc lẫn cuộc sống. Ví dụ như khi bạn sắp trình bày với sếp một ý tưởng nào đó, những suy nghĩ tiêu cực sẽ bắt đầu xuất hiện: “Ý tưởng này sếp sẽ không duyệt” hay “Chẳng sẽ bị sếp rầy la một trận”. Những suy nghĩ vô căn cứ như vậy sẽ chỉ khiến tâm trạng bạn thêm u ám và sớm muộn bạn cũng sẽ từ bỏ công việc của mình.
Cứ mãi như thế bạn có thể sẽ mắc bệnh trầm cảm. Một số dấu hiệu để nhận biết như đau dạ dày, đau đầu, luôn cảm thấy bế tắc và những vấn đề khác. Trầm cảm không chỉ tác động tới tâm lý mà còn cả thể chất của bạn. Lúc này, công việc đang dần “phá hủy” bạn.
Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?
2. Tách biệt với mọi người: Dấu hiệu giúp bạn nhận biết công việc phá hủy bạn và các mối quan hệ xung quanh
Khi công việc làm bạn kiệt sức, bạn sẽ cảm thấy không muốn giao lưu với đồng nghiệp của mình, bạn chỉ luôn “vùi” đầu trong công việc. Bạn có xu hướng từ chối mọi lời mời của mọi người, bởi bạn không còn hứng thú trong các cuộc nói chuyện của họ nữa. Hãy nhớ ai cũng cần có khoảng thời gian riêng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên tách mình ra khỏi xã hội. Để nhận biết được điều này đó là bạn thường chọn cách về nhà ăn trưa hoặc tác ra đi ăn riêng thay vì cả phòng cùng đi ăn chung.
Xem thêm: Tiết lộ 5 cách giúp bạn thoát khỏi cảm giác chán công việc hiện tại
3. Luôn than phiền về công việc
Bạn chưa bao giờ thỏa mãn với công việc, bạn luôn than phiền với tất cả mọi người từ những điều nhỏ nhặt trong công việc. Bất kể lúc nào gặp người thân hoặc nói chuyện với đồng nghiệp, bạn luôn muốn nói đến những vấn đề trong công việc. Có thể lúc bạn “xả” được những vấn đề đó bạn cảm thấy thoải mái nhưng thực chất bạn sẽ lún sâu hơn vào những lời than phiền đó.
4. Hay cáu kỉnh
Khi mệt mỏi trong công việc, tính kiên nhẫn của bạn sẽ dần biến mất. Bạn dễ dàng nổi cáu với đồng nghiệp vì những điều nhỏ nhặt như họ để chuông điện thoại hay hỏi bạn điều gì đó.
5. Không còn quan tâm tới hiệu suất làm việc
Từ lâu, bạn đã không còn quan tâm đến kết quả công việc. Bạn luôn trì hoãn, làm việc cẩu thả, hay trễ deadline, đó là những dấu hiệu bạn đã không còn hứng thú với công việc hiện tại nữa. Chúng sẽ rèn cho bạn một thói quen xấu khi làm việc và cấp trên sẽ đánh giá lại về năng lực của bạn. Bạn có thể bị cách chức hoặc sa thải.
Hãy luôn để mỗi ngày đi làm là một niềm vui, đừng để những thói quen có hại phá hủy bạn từng ngày. Theo dõi Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm hấp dẫn tại các doanh nghiệp uy tín, truy cập ngay!
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công