Crowdfunding là gì? Làm thế nào để crowdfunding hiệu quả? 

Trong lĩnh vực khởi nghiệp, đặc biệt là thị trường khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay, Crowdfunding là vấn đề được nhiều Startup quan tâm khi muốn  tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính. Vậy Crowdfunding là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu bản chất của Crowdfunding và khám phá những lợi ích cũng như thách thức khi huy động vốn từ cộng đồng.

Crowdfunding là gì?

crowdfunding là gì
Bạn có thực sự hiểu Crowdfunding là gì?

Crowdfunding là hình thức kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng ủng hộ thông qua các nền tảng Internet. Thay vì phải dựa vào một số nhà đầu tư hoặc tổ chức tài chính thì người sáng tạo, doanh nghiệp, hoặc các cá nhân khi có ý tưởng, dự án hoặc sản phẩm mới có thể sử dụng hình thức Crowdfunding để nhận tiền hỗ trợ từ một nhóm người ủng hộ.

Nếu bạn có ý tưởng về một dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng nhưng lại không có vốn để triển khai và không có tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng, bạn có thể gặp gỡ, trình bày ý tưởng và kêu gọi ủng hộ từ cộng đồng để hiện thực hóa dự án. Đây chính là hình thức gọi vốn Crowdfunding. 

Cách thức hoạt động của Crowdfunding là gì?

crowdfunding là gì
Cách thức hoạt động của Crowdfunding là gì?

Có nhiều hình thức gọi vốn cộng đồng khác nhau, nhưng đa số mô hình Crowdfunding đều có cách thức hoạt động giống nhau. Chủ dự án sẽ sử dụng các nền tảng Internet như trang web, mạng xã hội,… để quảng cáo dự án, sản phẩm và chia sẻ nguồn ý tưởng nhằm thu hút các nhà đầu tư. Tuỳ vào hình thức gọi vốn Crowdfunding mà nhà đầu tư có thể quyên góp mà không nhận lại bất kỳ lợi ích nào hoặc chủ dự án hứa hẹn “trả lãi” bằng các phần thưởng, lợi nhuận tài chính tương ứng.

Nhằm bảo vệ nhà đầu tư trước các rủi ro từ dự án khởi nghiệp, các nền tảng gọi vốn cộng đồng thường đặt ra giới hạn về đối tượng đầu tư và số tiền được phép đóng góp. Mức huy động vốn của Crowdfunding trên một nhà đầu tư thường nhỏ nên các nhà đầu tư thường chấp nhận rủi ro nhất định. 

Những lợi ích và rủi ro khi kêu gọi Crowdfunding 

crowdfunding là gì
Những lợi ích và rủi ro khi kêu gọi Crowdfunding là gì?

Crowdfunding là cách thức huy động nguồn vốn cho các ý tưởng kinh doanh mới cũng như tìm kiếm nguồn tài trợ cho các dự án phi lợi nhuận. Tuy nhiên, cùng với cơ hội thì Crowdfunding cũng đi kèm với những khó khăn, thách thức nhất định.

Lợi ích khi kêu gọi Crowdfunding là gì?

Nguồn tài chính: Crowdfunding cho phép chủ dự án huy động vốn từ cộng đồng thay vì các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc ngân hàng. Điều đặc biệt của hình thức Crowdfunding là hầu như chi phí không có hoặc rất ít. Chủ dự án có nền tảng khởi đầu để huy động kinh phí để biến ý tưởng trở thành hiện thực.

Giảm thiểu rủi ro: Các dự án startup thường có nhiều rủi ro nhất định. Do đó, khi khởi động dự án khởi nghiệp bằng mô hình Crowdfunding sẽ giúp chủ dự án ngăn ngừa các rủi ro về tài chính.

Độ phủ sóng: Khi sử dụng một Crowdfunding Platform, nhiều công cụ giúp chủ dự án xác định nhu cầu và số lượng người xem. Nhờ đó, dự án sẽ tiếp cận nhiều nhà đầu tư lớn và khách hàng. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ là người tin tưởng và mong muốn dự án thành công. Điều này khiến các nhà tài trợ trở thành người tiếp thị miễn phí cho dự án.

Cơ hội chứng minh dự án khả thi: Mô hình Crowdfunding triển khai thành công sẽ tạo nên cảm giác đáng tin cậy cho dự án.

Mang lại khách hàng tiềm năng: Crowdfunding vừa giúp chủ dự án giới thiệu về thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ mục đích đằng sau dự án. Những người tài trợ dự án có thể trở thành khách hàng trung thành.

Cơ hội bán hàng trước: Một ý tưởng tốt nhưng không được đón nhận là dấu hiệu cho thấy thị trường không có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của chủ dự án và ngược lại. Khởi động mô hình Crowdfunding giúp chủ dự án bán trước các sản phẩm, dịch vụ khi chưa được ra mắt trên thị trường. Qua đó, dự án có thể đón nhận các phản ứng, đánh giá và review từ người dùng. Những nhận xét và phản hồi mang tính xây dựng giúp chủ dự án cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn. Qua đó, chủ dự án có thể phân tích thị trường và đưa ra các chiến lược phù hợp.

Nắm giữ quyền sở hữu: Crowdfunding cho phép chủ dự án nắm giữ quyền sở hữu mà không cần cho đi cổ phần như các hình thức gọi vốn khác. Nguồn vốn đầu tư chỉ đổi lấy các sản phẩm hoặc dịch vụ của chính dự án, phần thưởng hoặc một lượng cổ phần nhỏ.

Sự minh bạch: Mô hình Crowdfunding giúp dự án minh bạch, sản phẩm và dịch vụ giải quyết đúng nhu cầu của thị trường.

Rủi ro khi kêu gọi Crowdfunding là gì?

Đối với nhà đầu tư

Nguy cơ gian lận

  • Ở giai đoạn đầu, các nhà đầu tư phải thẩm định dự án chặt chẽ trước khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lại không làm vậy, có thể do không có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực dự án hoặc không hiểu rõ quy trình để đầu tư.
  • Nhiều nhà đầu tư thường không để tâm vào nghiên cứu dự án do các khoản đầu tư thường nhỏ.
  • Các dự án không có sẵn kế hoạch hoặc tài khoản được kiểm toán để nhà đầu tư tiến hành nghiên cứu.

Ý tưởng sáng tạo nhưng chủ dự án lại thiếu kiến thức, chuyên môn: Nhiều chủ dự án kêu gọi vốn cộng đồng với các ý tưởng tốt, sáng tạo. Tuy nhiên, do chủ dự án không có chuyên môn về kinh doanh, quản lý hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý nên không đưa ra hướng dẫn cụ thể. Điều này khiến các chủ dự án kêu gọi vốn thất bại

Khó khăn trong theo dõi dòng tiền: Các nhà tài trợ gặp khó khăn khi theo dõi tiền đầu tư có được sử dụng đúng cách hay không.

Đối với chủ dự án

Hình thức gọi vốn Crowdfunding thường áp dụng cho các dự án khởi nghiệp nên các dự án này thường chưa được cấp bằng sáng chế hoặc bảo hộ thương hiệu. Do đó, khi công khai dự án và kêu gọi Crowdfunding, ý tưởng sáng tạo rất dễ bị sao chép.

4 hình thức gọi vốn phổ biến của Crowdfunding tại Việt Nam

crowdfunding là gì
Tại Việt Nam, các hình thức phổ biến của Crowdfunding là gì?

Mỗi hình thức Crowdfunding sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, chủ dự án cần lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp với dự án hoặc mục tiêu Startup của họ.

Nhận quà tri ân: Reward-Based Crowdfunding là gì?

Reward- Based Crowdfunding là hình thức gọi vốn kết hợp giữa Donate (từ thiện) và Equity (góp vốn cổ phần). Chủ dự án sẽ huy động vốn để thực hiện các ý tưởng đột phá và chưa hề có trước đó. Số tiền tài trợ thường được chia thành từng gói, mỗi gói tài trợ sẽ có một phần quà tri ân (rewards) tương ứng cho những người ủng hộ dự án. Người tài trợ sẽ nhận được phần quà sau khi dự án thành công, phần thưởng này thường liên quan đến dự án và được cung cấp dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi dự án hoàn thành, không xét đến lợi nhuận hoặc cổ phần sở hữu.

Ủng hộ dự án từ thiện: Donation Crowdfunding là gì?

Donation Crowdfunding là hình thức gọi vốn dành cho các dự án từ thiện hoặc dự án cộng đồng được các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ tạo ra và vận động quyên góp từ thiện để giúp đỡ các vùng thiên tai, các trung tâm bảo trợ hoặc những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn,… Hình thức gọi vốn này không bao gồm quà tri ân, lợi nhuận, cổ phần. 

Góp cổ phần: Equity Crowdfunding là gì?

Equity Crowdfunding là hình thức gọi vốn cho phép người đầu tư tham gia góp vốn, đầu tư vào một công ty mới, chưa được niêm yết để đổi lấy cổ phần trong công ty đó. Cụ thể thì hình thức gọi vốn này là mua cổ phiếu của một công ty mới khởi nghiệp, đầy tiềm năng. Người đầu tư sẽ nhận lại lợi nhuận tương xứng nếu công ty kinh doanh có lãi. 

Góp vốn cho vay: Debt Crowdfunding hoặc Peer-to-Peer Lending

Lending là hình thức Crowdfunding thường được áp dụng tại các công ty vừa và nhỏ đã thành lập nhưng tài sản thế chấp của công ty lại không đủ thuyết phục ngân hàng cho vay vốn. Trong trường hợp này, để tạo ra dòng vốn luân chuyển lớn, các chủ dự án vay tiền từ người ủng hộ và cam kết trả lại số tiền vốn vay cùng lãi suất trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Làm thế nào để kêu gọi Crowdfunding thành công?

crowdfunding là gì
Đâu là cách kêu gọi Crowdfunding hiệu quả?

1. Lên kế hoạch Crowdfunding

Nếu muốn triển khai chiến dịch Crowdfunding, bạn cần có kế hoạch cụ thể từ việc chọn dự án, phần thưởng, vốn chủ sở hữu,… Đảm bảo rằng mục tiêu kêu gọi vốn hợp lý và đủ hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của người ủng hộ.

Đồng thời, bạn cần lên ngân sách chi tiết về số tiền cần có để yêu cầu tài trợ, bao gồm tiền hoa hồng phải trả cho trang web Crowdfunding để đăng dự án  và ngân sách cho các phần thưởng sẽ trả cho nhà đầu tư.

2. Chọn nền tảng Crowdfunding đáng tin cậy

Việc tuyển chọn nền tảng Crowdfunding để huy động nguồn vốn là rất quan trọng. Một vài nền tảng uy tín sẽ thẩm định các dự án kỹ lưỡng trước khi được xét duyệt. Nhờ đó, các startup có “tem đảm bảo” để chiếm được lòng tin của nhà đầu tư.

3. Lựa chọn hình thức Crowdfunding phù hợp

Phụ thuộc vào dự án cũng như chiến lược phát triển dự án mà bạn có thể lựa chọn hình thức Crowdfunding phù hợp. Lựa chọn hình thức Crowdfunding phù hợp giúp bạn tối ưu hóa việc huy động vốn mà không phải chia sẻ quá nhiều lợi nhuận với các nhà đầu tư mà vẫn đảm bảo đủ vốn để hoàn thành dự án.

4. Đầu tư vào Marketing

Đầu tư vào Marketing bài bản ngay từ giai đoạn đầu, thậm chí tận dụng các mối quan hệ cá nhân giúp bạn quảng bá dự án của mình hiệu quả hơn. Marketing giúp bạn tạo ra nhận thức về mục tiêu chính của dự án và thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư tiềm năng. 

5. Chuẩn hóa vận hành

Những startup kêu gọi vốn đầu tư thành công phải có bộ máy vận hành bài bản, khoa học và đạt sự ổn định ngay từ giai đoạn đầu. Các nhà đầu tư không nên nghĩ quy mô nhỏ mà lơi lỏng, làm tới đâu hay tới đó. Đặc biệt là khi có ý định tiến ra thị trường quốc tế, mặc dù công ty nhỏ nhưng nếu chất lượng sản phẩm ổn định thì mọi dự định sẽ trở nên thuận lợi hơn.

6. Cập nhật tin tức dự án liên tục

Bất kỳ nhà tài trợ nào cũng có quyền được cập nhật tiến độ và kết quả dự án thường xuyên. Điều mà các nhà đầu tư quan tâm là khoản tiền mà họ đầu tư đang và sẽ tạo ra những điều gì.

7. Hiểu rõ thị trường

Hầu hết các startup đều bắt đầu dự án với số vốn hạn chế. Nếu quá lạc quan về khả năng được thị trường mục tiêu chấp nhận, các startup sẽ không lường trước các khó khăn và vấn đề có thể xảy ra. Do đó, khi nhắm đến thị trường nào, bạn phải tìm hiểu rõ về thị trường đó về nhiều mặt như pháp luật, văn hoá, thói quen tiêu dùng… để không phải đầu tư quá nhiều vào các hạng mục không cần thiết.

8. Tham khảo ý kiến mentor

Dù ý tưởng có hay nhưng vẫn có thể xảy ra thất bại, các startup nên tham khảo ý kiến từ những người đi trước hoặc chuyên gia để nhìn nhận vấn đề đa chiều và cân nhắc các phương án giải quyết phù hợp.

Xem thêm: Mentor là gì? 8 bước đơn giản để tìm và duy trì mối quan hệ với mentor

Những điều cần lưu ý khi kêu gọi Crowdfunding là gì?

crowdfunding là gì
Những điều cần lưu ý khi triển khai hình thức Crowdfunding 

Hiện nay, tỷ lệ thất bại của các mô hình Crowdfunding trên các nền tảng là hơn 50%. Thậm chí nhiều startups dù đã có nguồn vốn đủ chỉ tiêu vẫn thất bại. Do đó, để không đi vào vết xe đổ, các startup nên chú ý những điều quan trọng dưới đây: 

  • Hình thức Crowdfunding nên tập trung vào mô hình kinh doanh và triển khai các giải pháp để phát triển sản phẩm. 
  • Không được đánh giá thấp số vốn thực tế cần phải kêu gọi.
  • Chuẩn bị tinh thần khi hợp tác với các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
  • Tránh bỏ qua kế hoạch kinh doanh, hãy tiếp nhận những góp ý và đánh giá để xây dựng bản kế hoạch khả thi nhất.
  • Đảm bảo khách hàng mục tiêu phản hồi tốt về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
  • Do môi trường của Crowdfunding công khai, bạn cần cẩn thận với quyền sở hữu trí tuệ, không lộ thông tin ra trước các đối thủ.
  • Đừng quên tính toán kỹ lưỡng thời gian và chi phí của chiến dịch Crowdfunding.

Kết luận

Thay vì hình thức huy động vốn truyền thống, nhiều Startup đã và đang triển khai hình thức huy động vốn từ cộng đồng. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Crowdfunding là gì cũng như phương thức triển khai hiệu quả Crowdfunding tại Việt Nam. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích khác về lĩnh vực Startup trên Việc Làm 24h nhé! Chúc các bạn thành công. 

Xem thêm: Bận rộn cả ngày có chứng tỏ được năng lực bản thân trong mắt sếp không?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục