Top 10 Data Visualization Tool giúp bạn trực quan hóa dữ liệu hiệu quả 

Theo báo cáo của Fortune Business Insights, thị trường Data Visualization (trực quan hóa dữ liệu) năm 2019 ước tính trị giá 8,85 tỷ USD. Đến năm 2027, giá trị trường dự kiến sẽ là 19,2 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 10,2%. Công nghệ ngày một phát triển, nhu cầu sử dụng dữ liệu cũng tăng cao đã góp phần vào sự phát triển của thị trường Data Visualization. Vậy Data Visualization là gì, có những công cụ trực quan hóa dữ liệu nào? Hãy cùng Vieclam24h.vn khám phá về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Data Visualization là gì?

Data Visualization (trực quan dữ liệu) là sự thể hiện dữ liệu hoặc thông tin dưới dạng biểu đồ, đồ thị, ma trận hay những định dạng khác. Khi được trực quan hóa, dữ liệu trở nên rất dễ hiểu và có giá trị hơn vì giúp người phân tích đưa ra quyết định đúng đắn. Ngày nay, bất kỳ ngành nghề nào từ tài chính, giáo dục, y tế… cũng đến cần trực quan hóa dữ liệu. 

Để hỗ trợ quá trình trực quan hóa dữ liệu trở nên đơn giản, Data Visualization Tool đã được tạo ra nhằm chuyển đổi dữ liệu thô thành những câu chuyện trực quan thú vị hơn. 

data visualization
Data Visualization là gì? Data Visualization có nghĩa là trực quan hóa dữ liệu.

Tiêu chí lựa chọn Data Visualization Tool

Mục đích chính của các công cụ trực quan hóa dữ liệu là giúp người dùng dễ dàng diễn giải dữ liệu, từ đó có những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định. Hiện nay có khá nhiều Data Visualization Tool nhưng đâu là công cụ bạn cần? Dưới đây là các yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn và đánh giá các công cụ trực quan hóa dữ liệu:

Dễ sử dụng

Hãy tìm một công cụ giúp người dùng ở mọi cấp độ kỹ năng đều dễ dàng tạo ra các bản trình bày thông tin đầy đủ và hấp dẫn. Qua đó sẽ giúp bạn trở thành người kể chuyện bằng dữ liệu mà không cần có kiến thức kỹ thuật cao siêu.

Tùy chỉnh đa dạng

Công cụ phân tích dữ liệu nên có tính năng tùy chỉnh đa dạng để giúp bạn lựa chọn hình ảnh phù hợp với nhận diện thương hiệu, sở thích của người xem và mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, khả năng tùy chỉnh hình ảnh trực quan còn mang lại sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ.

Tích hợp

Việc tích hợp liền mạch với các nguồn dữ liệu và nền tảng hiện có là điều mà công cụ trực quan hóa dữ liệu cần đáp ứng được. Data Visualization Tool phải có thể kết nối với nhiều định dạng dữ liệu khác nhau chẳng hạn như cơ sở dữ liệu CVS, Excel hoặc SQL và tích hợp với các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến cũng như ứng dụng Salesforce hoặc Google Analytics.

Cộng tác

Data Visualization Tool nên có tính năng cho phép nhiều người dùng làm việc cùng nhau trong thời gian thực để thực hiện dự án liền mạch. Các tính năng như nhận xét, chia sẻ và kiểm soát sẽ cải thiện quy trình làm việc của nhóm hiệu quả.

Khả năng mở rộng

Khi doanh nghiệp phát triển, lượng dữ liệu cũng tăng lên. Do đó, cần chọn công cụ trực quan hóa dữ liệu có quy mô phù hợp với nhu cầu của bạn. Chẳng hạn như có thể xử lý các tập dữ liệu lớn hơn và trực quan hóa dữ liệu phức tạp mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hay chức năng của công cụ.

Hỗ trợ và tài nguyên

Một thư viện tài nguyên phong phú như tài liệu hướng dẫn, hội thảo online và hỗ trợ khách hàng rất hữu ích để bạn hiểu cách sử dụng và thành thạo các tính năng của công cụ trực quan hóa dữ liệu. Nên lựa chọn Data Visualization Tool có cung cấp những hỗ trợ cần thiết giúp bạn phát huy hết tiềm năng.

data visualization
Nên lựa chọn công cụ trực quan hóa có những tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Top 10 Data visualization tool tốt nhất hiện nay

Mỗi công cụ đều có ưu nhược điểm riêng và đáp ứng các nhu cầu cũng như sở thích khác nhau. Dưới đây là top 10 Data Visualization Tool để bạn tham khảo và xác định công cụ phù hợp nhất:

1. Tableau

Tableau là nền tảng phân tích và trực quan hóa dữ liệu nổi tiếng dành cho các doanh nghiệp lớn, thể hiện sự vượt trội trong việc xử lý, phân tích lượng dữ liệu khổng lồ. Từ đó, các tổ chức dễ dàng khám phá những thông tin hữu ích và có giá trị. Tableau có khả năng tích hợp cho các cơ sở dữ liệu nâng cao bao gồm Teradata, SAP, My SQL, Amazone AWS và Hadoop.

Nền tảng này cung cấp nhiều cách trực quan hóa dữ liệu giúp người dùng tạo hình ảnh tương tác để dễ dàng chia sẻ và khám phá. Ngoài ra, khả năng bảo mật cao cũng là điểm cộng ấn tượng của Tableau. Nếu bạn đang tìm kiếm Data Visualization Tool cấp doanh nghiệp để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và cung cấp các hình ảnh trực quan phức tạp, hãy chọn Tableau vào danh sách đáng cân nhắc.

Ưu điểm:

– Khả năng hiển thị tuyệt vời.

– Dễ sử dụng.

– Hiệu suất mạnh mẽ hàng đầu.

– Hỗ trợ kết nối với các nguồn dữ liệu đa dạng.

– Tài nguyên học tập đa dạng, toàn diện với các video hướng dẫn cho người dùng.

Nhược điểm:

– Chi phí cao.

– Nếu sử dụng phiên bản công khai, dữ liệu của bạn sẽ không còn riêng tư.

Giá:

– Có bản free.

– Bản nâng cấp 70$/tháng/người.

2. Microsoft Power BI

Microsoft Power BI với vô số tùy chọn trực quan hóa, Microsoft Power BI giúp người dùng tạo các báo cáo và bảng chỉ số tuyệt đẹp, dễ hiểu để hỗ trợ quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu. Là một trong những công cụ trực quan hóa dữ liệu tốt nhất dành cho doanh nghiệp, Power BI vượt trội trong việc tích hợp với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, giúp dễ dàng hợp nhất và phân tích dữ liệu của tổ chức. Các nguồn dữ liệu bao gồm Teradata, Salesforce, PostgreSQL, Oracle, Google Analytics, Github, Adobe Analytics Azure, SQL, Excel.

Giao diện thân thiện với người dùng và khả năng tích hợp liền mạch của Power BI cùng các ứng dụng khác của Microsoft khiến nền tảng này trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn khai thác sức mạnh dữ liệu.

Ưu điểm:

– Tích hợp liền mạch với các ứng dụng hiện có của bạn.

– Dễ dàng sử dụng.

– Bảng điều khiển được cá nhân hóa.

– Bảo mật cao.

Nhược điểm:

Không phát huy hiệu quả khi có nhiều bộ dữ liệu.

Giá: 

– Có bản free.

– Power BI Pro: 10$/tháng/người.

– Power BI Premium: 20$/tháng/người.

– Power BI Premium Per Capacity: bắt đầu từ 4,995$/tháng.

data visualization
Power BI của Microsoft là một trong những công cụ trực quan hóa dữ liệu tốt nhất hiện nay.

3. Google Chart

Google Chart được các chuyên gia ưa chuộng vì đây là công cụ trực quan hóa dữ liệu trực tuyến mạnh mẽ và miễn phí với 18 loại biểu đồ. Nền tảng này được thiết kế để tạo trực quan hóa dữ liệu tương tác cho web. Nguồn dữ liệu của Google Chart cũng rất đa dạng, bao gồm Google Spreadsheets, Google Fusion Tables, Salesforce, SQL. Một điểm cộng khác của Google Charts là khả năng tùy chỉnh biểu đồ hoàn toàn thông qua chỉnh sửa CSS đơn giản. Ngoài ra còn có cộng đồng Google với các thành viên tích cực thường xuyên chia sẻ biểu đồ mới của họ để bạn tham khảo và áp dụng cho công việc.

 Ưu điểm:

– Miễn phí.

– Thân thiện với người dùng.

– Dễ dàng tích hợp dữ liệu.

– Đa trình duyệt tương thích với HTML5/SVG.

– Tương thích với dữ liệu di động.

Nhược điểm:

– Tính năng xuất bản cần được cải thiện.

– Các tùy chỉnh sẵn có hạn chế.

– Cần kết nối mạng để hiển thị.

Giá:

Miễn phí.

4. Infogram

Ngoài các báo cáo, biểu đồ, bản đồ như các Data Visualization Tool khác,  Infogram nổi bật với chức năng tạo đồ họa thông tin trực quan hóa dữ liệu. Nhờ vậy, bạn dễ dàng tạo ra những hình ảnh độc đáo và ấn tượng để thu hút người xem. 

Nền tảng này rất dễ sử dụng với người mới bắt đầu nhờ trình chỉnh sửa kéo và thả. Bạn có thể xuất biểu đồ trực quan hóa sang tệp hình ảnh (.PNG, .JPG, .PDF) và GIF rồi nhúng vào báo cáo, tài liệu hoặc HTML (để sử dụng trực tuyến). Nếu trang web của bạn được xây dựng trên WordPress, bạn có thể tìm thấy plugin Infogram trên WordPress và nhúng vào trang web dễ dàng hơn.

Ưu điểm:

– Cung cấp hơn 35 loại biểu đồ và 550 loại bản đồ.

– API để nhập nguồn dữ liệu bổ sung.

Nhược điểm:

– Ít nguồn dữ liệu tích hợp hơn so với các công cụ khác. 

– Một số đánh giá cho rằng công cụ này không được khuyến khích cho các doanh nghiệp.

Giá:

– Basic: miễn phí cho 10 dự án.

– Pro: 19$/tháng cho 100 dự án.

– Business: 67$/tháng cho 1.000 dự án.

– Team: 149$/tháng cho 3.000 dự án.

5. Datawrapper

Datawrapper là một trong số rất ít Data Visualization Tool trên thị trường được cung cấp miễn phí. Công cụ này được các doanh nghiệp truyền thông ưa chuộng vì khả năng tạo biểu đồ nhanh chóng, trình bày số liệu thống kê rõ ràng, chuyên nghiệp và dễ dàng nhúng vào các bài báo cũng như các ấn phẩm trực tuyến. Tập trung vào sự đơn giản, chính xác, Data Wrapper là sự lựa chọn lý tưởng đối với những người làm nội dung trực tuyến, nhà báo, biên tập viên…

Ưu điểm:

– Miễn phí.

– Không yêu cầu cài đặt để tạo biểu đồ.

– Lựa chọn lý tưởng cho người mới bắt đầu.

Nhược điểm:

– Không tích hợp các nguồn dữ liệu.

– Sao chép dữ liệu thủ công làm tốn thời gian và dễ xảy ra lỗi.

– Bảo mật kém vì đây là một công cụ nguồn mở.

Giá:

– Miễn phí.

– Gói trả phí: 39$/tháng.

data visualization
Infogram nổi bật với hệ thống templates đa dạng. 

6. Zoho Report

Zoho Report hay Zoho Analytics là một công cụ trực quan hóa dữ liệu toàn diện tích hợp Business Intelligence, giúp người dùng tạo và chia sẻ nhanh chóng các báo cáo trong vài phút. Công cụ này phổ biến để trực quan hóa thông tin về bán hàng, tiếp thị, lợi nhuận, doanh thu, chi phí. Mặc dù không có gói miễn phí nhưng Zoho Analytics có nhiều gói trả phí khác nhau với các tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn. 

Ưu điểm:

– Tạo và sửa đổi báo cáo dễ dàng.

– Có các chức năng hữu ích như lập lịch gửi mail, chia sẻ báo cáo.

Nhược điểm:

– Cần cải thiện các tài liệu đào tạo cung cấp cho người dùng.

– Khi có khối dữ liệu lớn, bảng điều khiển của công cụ này trở nên khó sử dụng.

Giá:

30$/tháng.

7. Chart.js

Chart.js cung cấp giải pháp đơn giản để trực quan hóa dữ liệu với 8 loại biểu đồ. Điểm nổi bật của công cụ này là có nguồn mở và cung cấp thư viện biểu đồ JavaScript linh hoạt. Ngoài ra, Chart.js sử dụng canvas HTML5 cho đầu ra, đó là lý do tại sao biểu đồ lại tương thích với nhiều trình duyệt.

Ưu điểm:

– Miễn phí.

– Hiển thị trên điện thoại di động.

Nhược điểm:

Hạn chế về các loại biểu đồ và hình thức hỗ trợ người dùng.

Giá:

Miễn phí.

data visualization
Chart.js là Data Visualization Tool sử dụng nguồn mở.

8. QlikView – Data visualization tool với giao diện đơn giản

Có hơn 40.000 người dùng QlikView ở 100 quốc gia trên toàn thế giới nên không quá khi nói rằng QlikView là một trong những công cụ trực quan hóa dữ liệu phổ biến nhất. QlikView được thiết kế cho các hoạt động BI, báo cáo phân tích cho doanh nghiệp. Ngoài ra ứng dụng này còn cung cấp các tính năng hữu ích và dễ dàng tùy chỉnh trong quá trình trực quan hóa dữ liệu.

Ưu điểm: 

– Là một giải pháp tiết kiệm.

– Giao diện thân thiện với người dùng.

– Hình ảnh đa màu sắc.

Nhược điểm:

– Hạn chế về RAM.

– Hỗ trợ khách hàng kém.

– Không có tính năng kéo và thả.

Giá:

– Có bản dùng thử miễn phí.

– Liên hệ để nhận báo giá nếu muốn nâng cấp tính năng.

9. Sisense – Data visualization tool linh động

Được đánh giá là một trong những Data Visualization Tool linh hoạt nhất, Sisense cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào phân tích dữ liệu tức thời ở mọi nơi, mọi lúc. Đồng thời đây cũng là công cụ tốt nhất có thể xác định các mẫu dữ liệu chính và tóm tắt số liệu thống kê để hỗ trợ người dùng ra đưa ra quyết định. Sisense có các tính năng toàn diện nên có thể không phù hợp với người mới bắt đầu.

Ưu điểm:

– Thích hợp cho các dự án có bộ dữ liệu lớn.

– Giao diện thân thiện.

– Hỗ trợ khách hàng tốt.

– Nâng cấp nhanh chóng.

– Linh hoạt trong các tùy chỉnh.

Nhược điểm:

– Không hỗ trợ định dạng thời gian.

– Phiên bản trực quan hạn chế.

– Khó khăn trong việc phát triển và duy trì các khối (cubes) phân tích.

Giá:

– Có bản dùng thử miễn phí.

– Liên hệ để nhận báo giá.

10. Plotly – Data visualization tool miễn phí được ưa chuộng

Trong số các công cụ trực quan hóa dữ liệu miễn phí, Plotly là một lựa chọn tốt với khả năng tích hợp hoàn toàn với các ngôn ngữ lập trình như Matlab, Python và R. Được sử dụng rộng rãi cho việc cộng tác, phân phối, sửa đổi, tạo và chia sẻ dữ liệu đồ họa, Plotly hỗ trợ cả phần mềm được cài đặt tại chỗ (premise installation) và triển khai đám mây.

Ưu điểm:

– Sử dụng dữ liệu nguồn mở.

– Giao diện thân thiện.

– Chỉnh sửa biểu đồ trực tuyến.

– Xuất hình ảnh chất lượng cao.

– Dễ dàng chia sẻ nhờ lưu trữ máy chủ.

Nhược điểm:

– Tốc độ chưa được tối ưu.

– Nhiều màn hình nhấp nháy gây ra nhầm lẫn và mất tập trung.

Giá:

– Có bản dùng thử miễn phí.

– Liên hệ để nhận báo giá.

data visualization
Ở bản dùng miễn phí, Plotly là một lựa chọn đáng để cân nhắc.

Trên đây 10 công cụ trực quan hóa dữ liệu hàng đầu bao gồm cả miễn phí và có phí. Qua đó, Vieclam24h.vn hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn công Data Visualization Tool phù hợp nhất với công việc và nhu cầu của mình.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Có nên nhảy việc theo lương, tương lai hứa hẹn hay cạm bẫy chực chờ?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục