Khoảng 85% ứng dụng trên thế giới hiện nay đều liên quan đến database. Doanh nghiệp nào nắm và quản lý dữ liệu tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh. Vậy database là gì? Có các loại database nào? Vai trò cũng như thách thức khi sử dụng, quản lý database là gì? Tham khảo bài viết từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để nắm những thông tin cơ bản về database bạn nhé!
Database là gì?
Database là cơ sở dữ liệu, tập hợp có tổ chức của dữ liệu hoặc thông tin, được lưu giữ theo hình thức mã hoá điện tử trong máy tính.
Database thường được kiểm soát bởi hệ quản trị dữ liệu (DBMS). Các dữ liệu, DBMS, các ứng dụng liên kết… tất cả tạo thành hệ thống cơ sở dữ liệu sử dụng trong tổ chức, doanh nghiệp.
Dữ liệu phổ biến nhất hiện nay thường được mã hoá theo hàng, bảng giúp cho việc xử lý, truy vấn hiệu quả. Dữ liệu sau đó có thể sửa đổi, cập nhật, truy cập, tổ chức, kiểm soát…
Hầu hết cơ sở dữ liệu ngày nay đều dùng ngôn ngữ truy vấn với cấu trúc SQL. Bên cạnh đó, sự phát triển của các cơ sở dữ liệu đám mây, machine learning và AI đã và đang đem lại nhiều đột phá về cách thức thu thập, lưu trữ, quản lý cũng như sử dụng database.
Một spreadsheet lưu trữ dữ liệu (ví dụ như Microsoft Excel) cũng thường bị nhiều người nhầm lẫn là một database. Tuy nhiên, database cho phép nhiều người dùng truy cập và truy vấn an toàn với nhiều thao tác phức tạp hơn spreadsheet rất nhiều.
Xem thêm: AI là gì? Cơ hội việc làm trong ngành trí tuệ nhân tạo ra sao?
Tầm quan trọng của database
Doanh nghiệp có thể sử dụng database để phục vụ hoạt động kinh doanh với nhiều ưu điểm:
- Lưu trữ an toàn: Trong thời đại công nghệ, bảo mật các dữ liệu cá nhân hay dữ liệu kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bởi vậy lựa chọn database làm công cụ lưu trữ an toàn đang trở thành xu hướng.
- Lưu trữ có hệ thống: Ưu điểm lớn nhất của database là lưu trữ thông tin có hệ thống. Việc lưu trữ theo trình tự, cấu trúc nhất quán giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm, sắp xếp, dùng dữ liệu chính xác và nhanh chóng.
- Khả năng truy xuất nhanh: Khối lượng công việc lớn đòi hỏi nhu cầu truy cập dữ liệu tốc độ cao. Đây chính là ưu điểm mà database có thể cung cấp: cho phép nhiều người cùng truy vấn dữ liệu cùng thời điểm nhanh chóng.
- Hạn chế dữ liệu trùng lặp: Nhờ cơ chế phát hiện trùng lặp, người lưu trữ có thể dễ dàng phát hiện nếu dữ liệu mới trùng với thông tin cũ đã có. Từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được tài nguyên.
- Dễ quản lý, thay đổi linh hoạt: Khi lưu trữ bằng database, doanh nghiệp có thể lưu những tài liệu từ vài chục trang như danh sách nhân sự, bảng lương đến những dữ liệu lớn hàng ngàn trang như hồ sơ khách hàng, danh sách khách hàng và lựa chọn công cụ lưu trữ phù hợp từ đơn giản như USB, thẻ nhớ, đĩa CD… tới phức tạp như hệ thống server.
- Cải tiến các quy trình trong hoạt động kinh doanh: Từ dữ liệu thu thập được liên quan đến quá trình kinh doanh (bán hàng, xử lý đơn hàng, dịch vụ chăm sóc…), doanh nghiệp có thể phân tích để cải thiện toàn bộ quy trình, từ đó mở rộng kinh doanh, tăng doanh số.
- Cải thiện trải nghiệm cho người dùng: Thông qua database thu thập được về khách hàng, doanh nghiệp có thể hiểu hơn insight, mang tới nhiều nội dung lẫn trải nghiệm khách hàng hiệu quả hơn.
- Nâng cao hiệu quả chiến dịch truyền thông: Hoạt động truyền thông hiện nay đang chuyển dịch dần lên trực tuyến, do đó, doanh nghiệp có hệ thống database tốt có thể dễ dàng thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng qua các nền tảng social media hay qua các kênh truyền thông đa phương tiện.
Các loại database phổ biến
Hiện nay có nhiều loại database khác nhau phân loại theo mục đích sử dụng, phân theo hệ điều hành ….
Theo mục đích dùng database là gì?
- Database dạng file: dữ liệu được lưu thành các file như *.mdb Foxpro, *.dbf, ascii, …
- Database quan hệ: dữ liệu có mối liên hệ với nhau được lưu trữ trong các bảng dữ liệu MySQL, Oracle, MS SQL server …
- Database hướng đối tượng: được lưu trữ trong các bảng dữ liệu giống với database quan hệ, tuy nhiên chúng có thêm tính năng hướng đối tượng (ví dụ: lưu trữ thêm hành vi đối tượng) như: Postgres SQL, MS SQL server, Oracle, …
- Database bán cấu trúc: loại dữ liệu lưu theo định dạng XML, gồm thông tin mô tả đối tượng trình bày theo thẻ tag. Ưu điểm của loại này là lưu trữ được nhiều loại database khác nhau nên chúng được sử dụng tương đối rộng rãi.
- Database phân tán: dữ liệu được lưu trữ phân tán nhiều nơi chứ không tập trung ở một điểm, gồm database chung của các máy tính cục bộ có vai trò thu thập thông tin, …
- Database phân cấp: là một dạng hệ quản trị dữ liệu theo hình thức sơ đồ phả hệ hoặc dạng cây, thường thấy ở cách tổ chức dữ liệu trong Windows.
Xem thêm: SQL là gì? Học SQL ở đâu để kiếm được việc làm lương cao?
Theo hệ điều hành
- Database dùng Windows: SQL Server – MSSQL, …
- Database dùng Linux: MySQL, Mariadb, …
Các loại database mới
- Dữ liệu nguồn mở: được dùng trong doanh nghiệp, tổ chức hoặc các lĩnh vực nhân sự, dịch vụ, marketing… Tính “mở” cho phép dễ dàng chia sẻ dữ liệu.
- Dữ liệu đám mây: còn gọi là Database cloud, cho phép tối ưu và quản lý dữ liệu trong môi trường thực tế ảo, dễ dàng mở rộng băng thông, dung lượng lưu trữ lẫn quy mô hệ thống.
- Database đa mô hình: loại dữ liệu kết hợp nhiều mô hình database khác nhau thành một tích hợp duy nhất.
- Database JSON (cơ sở dữ liệu dạng tài liệu): loại database được thiết kế theo định hướng để lưu trữ, quản lý và truy xuất thông tin tài liệu. Do đó, cơ sở dữ liệu ở định dạng JSON thay vì ở định dạng hàng, cột như thông thường.
- Database tự lái: đây là loại cơ sở dữ liệu dựa trên dữ liệu đám mây và machine learning để tự điều chỉnh, bảo mật, sao lưu hay cập nhật các tác vụ thông thường khác mà không cần tới quản trị viên quản lý theo cách truyền thống.
Thách thức khi sử dụng database
Database mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên, để sử dụng và quản lý database hiệu quả đòi hỏi việc phải xử lý nhiều thách thức như:
- Sự gia tăng khổng lồ về khối lượng dữ liệu.
- Đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu nhưng vẫn phải dễ dàng khi cần truy xuất.
- Đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng (ví dụ như các quyền truy cập dữ liệu theo thời gian thực).
- Quản lý, duy trì cơ sở hạ tầng dữ liệu.
- Có khả năng mở rộng: cùng với sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp đòi hỏi dữ liệu cũng phải có sự phát triển tương ứng.
Thiết kế database hiệu quả
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu database là gì. Tuy nhiên để tận dụng sức mạnh của database đòi hỏi doanh nghiệp cần có quy trình thiết kế và cách sử dụng hợp lý.
Cụ thể, quy trình thiết kế một cơ sở dữ liệu thường bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích của việc tạo database.
Bước 2: Xác định các nguồn thu thập thông tin muốn ghi vào database.
Bước 3: Phân chia thông tin theo bảng (hàng, cột…).
Bước 4: Chỉ định khoá chính cho từng bảng.
Bước 5: Thiết lập các mối quan hệ, lược đồ liên kết (ER).
Bước 6: Tinh chỉnh lại thiết kế và chuẩn hoá dữ liệu.
Trong đó, bước chuẩn hoá đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng khi truy vấn.
Chuẩn hoá là quá trình biểu diễn lại cơ sở dữ liệu theo dạng chuẩn giúp chia dữ liệu thành bảng nhỏ và liên kết thông qua các mối quan hệ. Các dạng chuẩn hóa dữ liệu database gồm: 1NF (First Normal Form), 2NF (Second Normal Form), 3NF (Third Normal Form), BCNF (Boyce-Codd Normal Form – gồm cả 3 loại chuẩn 1NF, 2NF, 3NF). Ngoài ra còn có 4NF, 5NF, 6NF
Những nguyên tắc chuẩn hóa thường gồm: chính xác, tránh trùng lặp, dễ hiểu, đúng thuộc tính, đúng mối quan hệ.
Xu hướng sử dụng database là gì?
Với sự phát triển của công nghệ, các xu hướng sử dụng database cũng thay đổi. Cụ thể, những xu hướng database hiện nay gồm:
- DBaaS (Database as a Service): dịch vụ database với công nghệ đám mây hiện được sử dụng cho hầu hết các loại cơ sở dữ liệu hiện đại (MySQL, Postgres…) và cả database NoSQL (MongoDB, CouchDB, Neo4J…)
- Sự phát triển của Big Data và Database phi quan hệ: big data là các tập dữ liệu lớn, phức tạp, khó quản lý hay lưu trữ bằng những công cụ truyền thống.
Big Data cũng mang lại nhiều giá trị tiềm ẩn và thông tin quan trọng, hiện được sử dụng tại nhiều nền tảng cung cấp các trải nghiệm cá nhân hoá nhằm mang tới những trải nghiệm khách hàng vượt trội so với truyền thống. Big Data thường phân loại dựa theo 3 yếu tố phổ biến: Dữ liệu có cấu trúc, dữ liệu bán cấu trúc và dữ liệu phi cấu trúc.
- Database thông minh và AI: trí tuệ nhân tạo nói riêng và machine learning nói chung đang trở thành công cụ thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả mang tới nhiều giải pháp tự động.
Bên cạnh các xu hướng chủ đạo trên, một số xu hướng database tương lai cũng đang được quan tâm gồm:
- DBMS tăng cường
- Tăng cường an ninh
- Database trong bộ nhớ
- Database đồ thị
- Các DBMS nguồn mở
Mô tả nhiệm vụ nhân viên quản lý database là gì?
Như vậy, bạn đã hiểu rõ database là gì và tầm quan trọng của database đối với doanh nghiệp. Vị trí nhân viên quản trị dữ liệu (Database Admin – DA) cũng đang là công việc được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng.
Nhiệm vụ của vị trí này là quản lý, sao lưu, cài đặt, kiểm soát và đảm bảo hệ thống database của doanh nghiệp hoạt động bình thường. Đồng thời, DA cũng là thường người thiết kế, bảo trì, tìm ra cách tối ưu hoá việc lưu trữ các thông tin an toàn cũng như hướng dẫn các nhân viên nội bộ cách truy cập, sử dụng dữ liệu từ hệ thống database.
Mức lương cho vị trí này khi mới ra trường là khoảng 7 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm hoặc đầu quân làm việc cho những doanh nghiệp lớn, mức lương dao động từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng mỗi tháng, tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, địa điểm làm việc.
Lời kết
Trên đây Vieclam24h.vn đã chia sẻ tới bạn database là gì, các loại database phổ biến. Các xu hướng database hiện đang phát triển cũng như nghề nghiệp liên quan tới vị trí này. Đừng quên truy cập Vieclam24h.vn nếu bạn đang quan tâm tới việc làm mới trong lĩnh vực IT nói chung và database nói riêng nhé.
Việc làm gợi ý
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Tin vui là các bạn có thể chọn lựa và tạo CV xin việc hoàn toàn miễn phí trên Vieclam24h.vn Với hàng trăm mẫu CV đa dạng, cấu trúc đúng chuẩn, các bạn có thể dựa theo ngành nghề, lĩnh vực ứng tuyển để điều chỉnh phong cách thiết kế, màu sắc, nội dung phù hợp.
Xem thêm: Công việc của thực tập sinh IT là gì, mức lương có cao chót vót như lời đồn?