Direct Marketing là gì? Áp dụng tiếp thị trực tiếp ra sao để doanh thu khủng?

Direct Marketing (tiếp thị trực tiếp) là một trong những cách làm marketing được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Direct Marketing là gì, có ưu và nhược điểm ra sao? Áp dụng như thế nào trong các chiến lược tiếp thị? Tham khảo bài viết từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để hiểu rõ hơn về tiếp thị trực tiếp.

Direct Marketing là gì?

Direct Marketing là phương pháp tiếp thị trong đó doanh nghiệp sử dụng các công cụ tiếp cận và tương tác trực tiếp tới khách hàng. 

Điều này khác với các phương pháp marketing hoặc truyền thông thông qua các đơn vị thứ 3 như quảng cáo trên báo chí truyền hình, quảng cáo trên social media, SEO…

Cách thức marketing trực tiếp lâu đời nhất bạn có thể  đã biết chính là những người bán hàng đi gõ cửa và chào hàng từng nhà. Tiếp đó là các chiến dịch bán hàng trực tiếp qua điện thoại. Sự ra đời của công nghệ in ấn cho phép những tờ rơi hoặc catalogue xuất hiện. 

Sự ra đời của media và sau đó là mạng xã hội đã cho phép người tiêu dùng có thêm nhiều kênh tiếp cận thông tin sản phẩm hơn.

direct marketing
Tiếp thị trực tiếp là cách doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng mà không qua bất cứ bên trung gian nào.

Doanh nghiệp sử dụng tiếp thị trực tiếp bởi nhiều lý do:

– Muốn trực tiếp thiết lập quan hệ với khách hàng.

– Giữ chân khách hàng hiện tại.

– Tạo cho khách hàng cảm giác được cá nhân hoá hơn.

Để thực hiện Direct Marketing thành công, doanh nghiệp cần có sẵn tập dữ liệu khách hàng, một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể cho các chiến dịch này. 

Tiếp thị trực tiếp khác gì với các loại tiếp thị khác? 

Direct Marketing bao gồm các phương pháp và công cụ tương tác trực tiếp với khách hàng, thường là thông qua những phương tiện giao tiếp cá nhân như điện thoại, email, gặp mặt trực tiếp….

Tiếp thị không trực tiếp sử dụng các cách tiếp cận gián tiếp như: quảng cáo TV, quảng cáo tạp chí,….

Tiếp thị trực tiếp được đo lường qua chỉ số ROI (Return On Investment). Tiếp thị gián tiếp thường tập trung vào tăng nhận diện thương hiệu hoặc là một phần trong các chiến dịch tiếp thị tích hợp (Integrated Marketing Campaign). 

Social media hiện nay vừa là một kênh tiếp thị trực tiếp, vừa là một kênh gián tiếp tùy theo cách thương hiệu sử dụng. Ví dụ, bạn có thể thông qua social media để tương tác trực tiếp với khách hàng qua các bình luận, chia sẻ, nhắn tin, livestream. Hoặc có thể sử dụng các nền tảng social media như cách tiếp cận gián tiếp để chạy các chiến dịch quảng cáo tiếp cận, tăng độ phủ thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới…

direct marketing
Social media vừa là một kênh tiếp thị trực tiếp vừa là một kênh gián tiếp.

Các yếu tố trong tiếp thị trực tiếp

5 yếu tố của một chiến dịch tiếp thị trực tiếp bao gồm:

  • Chương trình: Đây có thể là chương trình giảm giá, dùng thử, tặng quà,….
  • Danh sách khách hàng: Những khách hàng bạn sẽ tương tác trực tiếp. Đó có thể là một danh sách email (cho các chiến dịch email), danh sách số điện thoại khách hàng…
  • Sự sáng tạo trong cách thể hiện: Đó có thể là email, postcard, món quà kèm hàng dùng thử… Thương hiệu càng sáng tạo trong cách cá nhân hoá các “lời đề nghị”, càng có khả năng nhận lại nhiều phản hồi hơn và tăng đánh giá tích cực.
  • Lời kêu gọi hành động (Call-to-action): Ví dụ kêu gọi đặt trước (pre-order) cho loạt sản phẩm mới, đăng ký thành người theo dõi thường xuyên, đăng ký thẻ khách hàng…
  • Công cụ theo dõi: tiếp thị trực tiếp rất dễ theo dõi hiệu quả qua các con số. Ví dụ: số hành động thu được theo CTA, số lượng bán, số lead thu về…

Các phương pháp thường dùng trong Direct Marketing

Nhiều phương pháp trong tiếp thị trực tiếp như telesale, chào hàng qua email từng được xem là “cũ” khi mạng xã hội bùng nổ và AI ra đời. Thế nhưng thực tế, Telemarketing hay Email Marketing vẫn cho thấy sự hiệu quả không kém gì Conversational Marketing (marketing chuyển đổi) hay Retargeting Marketing (marketing bám đuổi). 

direct marketing
Tiếp thị trực tiếp vẫn đem lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp.

Sau đây là những phương pháp tiếp thị trực tiếp vẫn được ưa chuộng:

  • Gửi thư trực tiếp: Bao gồm việc gửi thư, postcard, brochures, tờ rơi tới khách hàng. Cách làm này phù hợp với những ai ít sử dụng công nghệ hoặc cảm thấy khó khăn khi thích nghi với công nghệ mới (vd: khách hàng cao tuổi hoặc những người muốn “cai” mạng xã hội). Ngoài ra, nó cũng tương đối hiệu quả với các khu dân cư hoặc trong một khu vực cụ thể. 
  • Email marketing: Chiến dịch tiếp thị email có thể giúp công ty thông báo chương trình khuyến mãi, quảng cáo, sự kiện sắp tới, sản phẩm mới… Điều kiện tiên quyết cho phương pháp này là khách hàng của bạn thường xuyên sử dụng email.

Xem thêm: Email Marketing là gì? Lưu lại cách thiết kế Email Marketing hiệu quả nhất hiện nay

  • SMS marketing: Thay vì các chiến dịch email, nhiều doanh nghiệp sử dụng tin nhắn điện thoại. Khi sử dụng SMS, nội dung quảng cáo phải ngắn gọn. SMS thường dùng cho các chương trình chăm sóc khách hàng hoặc gửi ưu đãi…Bạn cần có danh sách khách hàng đã đăng ký số điện thoại để thực hiện chương trình này. 
  • Quảng cáo phản hồi trực tiếp (Direct-response advertising): Đây là quảng cáo đòi hỏi người xem quảng cáo phản hồi lại trực tiếp. Bạn còn nhớ các chương trình bán hàng trên TV, yêu cầu gọi điện thoại đặt hàng ngay trong khung giờ chương trình để được giảm giá? Các livestream hiện nay cũng mang những đặc điểm của Direct-response advertising.
  • Tiếp thị tương tác (Interactive marketing): Cách thức marketing khuyến khích khách hàng giao tiếp trực tiếp với thương hiệu để mua hàng. Ví dụ phổ biến nhất là các mini games tặng quà trên fanpage hoặc các bài quiz về sản phẩm yêu thích. Loại hình này giúp tăng sự tương tác giữa thương hiệu với khách hàng, giúp doanh nghiệp chủ động nghiên cứu sở thích của người mua. 
  • Tiếp thị tận cửa (Door-to-door marketing): Hình thức gõ cửa từng nhà và giới thiệu các chiến dịch khuyến mãi. Tuy nhiên, hình thức này tốn nhân lực, thời gian và chi phí và chỉ phù hợp cho những nhóm khách hàng tại một khu vực sinh sống cụ thể. 
  • Catalogue marketing: Thời gian trước, người ta thường đặt các catalogue hoặc phiếu giảm giá, phiếu quà tặng trên tạp chí. Ngày nay, các catalogue điện tử gửi kèm trong email định kỳ. IKEA là một trong những thương hiệu lớn vẫn thường xuyên làm điều này khi họ muốn giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm mới.
  • Gửi tin nhắn mạng xã hội: ví dụ như tin nhắn trực tiếp trên messenger, Zalo OA. Cách làm này tương tự với SMS marketing nhưng thay vì tin nhắn điện thoại, thông tin được gửi trực tiếp tới khách hàng qua mạng xã hội. 
  • Marketing mạng xã hội: Bằng cách sử dụng các kênh mạng xã hội, qua bình luận của người dùng dưới các bài đăng, thương hiệu có thể thu được các phản hồi, ý kiến về sản phẩm.
  • Telemarketing: Liên hệ trực tiếp với khách hàng tiềm năng qua điện thoại để bán, giới thiệu dịch vụ hoặc sản phẩm. Cách làm này có thể tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc lập kế hoạch cũng như dùng dữ liệu khách hàng chính xác và được nghiên cứu kỹ lưỡng. 
  • Trực tiếp bán hàng – Direct selling: Nhân viên bán hàng tiếp cận trực tiếp với người mua để bán sản phẩm, thường tại nơi làm việc hoặc tại nhà của khách hàng. 
direct marketing
Email marketing là một trong những phương pháp tiếp thị trực tiếp.

Ưu điểm – hạn chế của Direct Marketing

Tiếp thị trực tiếp là công cụ tiếp thị mạnh mẽ cho doanh nghiệp, tuy nhiên nó có điểm mạnh và hạn chế riêng, đòi hỏi Marketer cần tìm hiểu kỹ trước khi triển khai.

Ưu điểm

  • Thương hiệu tương tác trực tiếp với khách hàng mà không cần thông qua bên thứ ba. 
  • Có thể mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Dễ dàng đánh giá hiệu quả qua các con số. 
  • Hiểu hơn về khách hàng qua từng chiến dịch.
  • Các thông điệp tiếp thị được cá nhân hoá tới từng khách hàng, theo từng chiến dịch cụ thể hơn. 
  • Nhận được tỷ lệ phản hồi cao hơn các phương pháp marketing gián tiếp.
  • Kiểm soát thông điệp marketing cũng như các thông tin tốt hơn do không cần phụ thuộc vào một đơn vị tiếp thị khác. 
  • Cho phép kết hợp đa dạng với các chiến lược tiếp thị khác. Chiến dịch SMS marketing có thể làm cùng lúc với Email Marketing và vào đúng thời điểm bùng nổ của video TikTok, cho phép doanh nghiệp dẫn dắt xu hướng.)
  • Chọn lọc đối tượng, dễ phân chia ngân sách theo nhóm: nhóm khách hàng có sinh nhật, nhóm mua hàng gần đây, nhóm đã lâu không đặt hàng…
  • Bởi thời gian phản hồi thông tin nhanh, Direct Marketing cho phép marketer thử nghiệm độ hiệu quả dựa trên các phương diện như: cơ sở dữ liệu, thông điệp, thời gian thực hiện… 

Hạn chế của tiếp thị trực tiếp

  • Tiếp cận thấp: Bạn không thể kỳ vọng một chiến dịch tiếp thị trực tiếp có độ tiếp cận cao như một chiến dịch gián tiếp hay truyền thông phủ rộng trên đa kênh. Nhóm đối tượng của tiếp thị trực tiếp thường bị thu hẹp hơn nhiều so với tệp đại chúng. 
  • Chi phí cao hơn: CPM (cost per million impression) của một chiến dịch email có thể cao hơn nhiều so với CPM của quảng cáo thông thường. Phí nhân sự cho các nhân viên bán hàng trực tiếp cũng cao hơn so với việc bán qua mạng. Hoặc phí gửi thư tới khách hàng hoặc SMS cũng đắt đỏ hơn khi bạn chạy thông điệp quảng cáo trên mạng xã hội. Thậm chí nếu thông điệp của bạn có thiết kế kém hấp dẫn, mức chi sẽ còn đội lên.
  • Khách hàng vẫn có thể phản hồi tiêu cực: thực tế rất nhiều chiến dịch tiếp thị trực tiếp nhận về sự phản hồi tiêu cực (spam tin nhắn, cuộc gọi, thư bị cho vào thư rác, khách hàng từ chối nhận thông tin…) Thậm chí tại nhiều quốc gia có các điều khoản luật cấm spam tin nhắn hay cuộc gọi phiền người khác. Do đó, các marketer luôn phải cân nhắc kỹ và đảm bảo rằng được khách hàng cho phép gửi SMS hay email quảng cáo. 
  • Độ chính xác và mức độ cá nhân hoá của các thông điệp truyền thông cao, nếu không, email hay SMS dễ bị từ chối. 
  • Cần phản hồi nhanh chóng: các chiến dịch Direct Marketing thường mang lại phản hồi khách hàng rất nhanh chóng nhưng sẽ bất lợi nếu doanh nghiệp không thể phản hồi lại các feedback tiêu cực sớm. 

Áp dụng Direct Marketing như thế nào?

Như vậy, bạn đã hiểu marketing trực tiếp là gì và các ưu nhược điểm. Vậy làm sao để bắt đầu triển khai một chiến dịch tiếp thị trực tiếp?

  • Bước 1: Định mục tiêu

Mục tiêu của chiến dịch này là gì: Nghiên cứu thị trường? Xây dựng quan hệ với khách hàng? Bán hàng? Hay giới thiệu sản phẩm mới?

Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ phù hợp với nhóm đối tượng tiếp cận khác nhau. Từ việc phân tích mục tiêu sẽ giúp Marketer lựa chọn được đặc điểm của nhóm đối tượng phù hợp. 

  • Bước 2: Chọn data

Marketer cần chọn được data mục tiêu phù hợp. Lưu ý nên tránh việc mua data từ các đơn vị khác không có kiểm chứng bởi data chuẩn xác quyết định tính hiệu quả của chiến dịch. Tốt nhất là nên dựa theo chính data mà doanh nghiệp thu thập được (qua các form đăng ký, lead từ các chiến dịch trước, lịch sử bán hàng, khảo sát online, mini game….).

Data không phù hợp không chỉ tốn kém mà còn dẫn tới nhiều phản hồi tiêu cực, gây nhiễu loạn thông tin. 

  • Bước 3: Chọn phương pháp Direct Marketing

Từ mục tiêu chiến dịch và đối tượng khách hàng, Marketer sẽ lựa chọn phương thức triển khai chiến dịch. Mỗi phương thức đòi hỏi sự chuẩn bị khác nhau. 

  • Bước 4: Triển khai, đo lường, điều chỉnh

Sau khi lựa chọn được kênh triển khai, bạn cần chọn thông điệp và trình bày thành nội dung hấp dẫn, có giá trị.

Tần suất gửi thông điệp cũng như thời điểm gửi cũng vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận và nhận được thông tin phản hồi phù hợp.

Sau khi thông điệp gửi đi, việc tiếp theo là theo dõi và đo lường. Mỗi phương thức thực hiện có những cách đo lường khác nhau. Với ưu điểm của Direct Marketing là thu được phản hồi nhanh, Marketer cần theo dõi liên tục để có những điều chỉnh kịp thời.

direct marketing
Khi triển khai tiếp thị trực tiếp, cần liên tục đo lường và điều chỉnh.

Lưu ý để triển khai Direct Marketing hiệu quả

Marketer nên lưu ý các điểm sau:

  • Danh sách data phù hợp với mục tiêu và chính xác.
  • Lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp.
  • Thông điệp gửi tới khách hàng cần hấp dẫn và có tính cá nhân hoá.
  • Cần test và đánh giá độ hiệu quả của cách phương pháp tiếp cận.
  • Trong cùng một chiến dịch tiếp thị trực tiếp, có thể sử dụng cùng lúc nhiều phương pháp.
  • Nếu sử dụng nhiều phương pháp cùng lúc, cần có sự nhất quán về thông điệp, CTA, cách thể hiện nội dung…

Lời kết

Với những chia sẻ trên từ Vieclam24h.vn, mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn về Direct Marketing – một trong các cách làm marketing có từ lâu đời nhưng vẫn có tính hiệu quả cao được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Theo dõi Vieclam24h.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích cho công việc bạn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Mobile Marketing là gì? 13 công cụ Mobile Marketing hiệu quả

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục