Hiện nay, các dịch vụ cho vay cá nhân ngày càng phát triển, đặt ra cho các tổ chức tín dụng thách thức phải tiến hành thẩm định kỹ lưỡng trước khi cấp khoản vay. DTI là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng để tính khả năng trả nợ của cá nhân trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là tín dụng ngân hàng. Vậy chỉ số DTI là gì trong ngân hàng? Công thức tính DTI ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!
Chỉ số DTI là gì?
DTI (Debt-to-Income) là hệ số nợ trên thu nhập, đo lường khả năng thanh toán và hoàn trả các khoản nợ của khách hàng so với tổng thu nhập hàng tháng của họ.
Ví dụ, nếu bạn có chỉ số DTI là 20% thì có nghĩa là 20% tổng thu nhập hàng tháng của bạn sẽ dành cho việc trả các khoản nợ.
Chỉ số DTI là gì trong ngân hàng?
Nói một cách dễ hiểu thì các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ đánh giá khách hàng đang nợ bao nhiêu tiền và thu nhập mỗi tháng ra sao để tính khả năng cho khách hàng vay vốn.
Với các khách hàng lần đầu vay vốn, khả năng chi trả sẽ phụ thuộc vào gói vay và kỳ hạn vay. Nếu khách hàng đã từng vay hoặc đang sử dụng vào thẻ tín dụng cần phải nắm rõ cách tính DTI để biết hồ sơ vay cá nhân có đạt điều kiện vay vốn hay không.
Nếu khách hàng vay thế chấp, chỉ số DTI sẽ được tính linh hoạt hơn nếu khách hàng chứng minh các nguồn thu nhập linh động từ bên ngoài. Nếu vay tín chấp, các ngân hàng và các tổ chức tài chính thường dựa trên số thu nhập chuyển khoản hàng tháng qua ngân hàng.
Cần lưu ý là bên cạnh chỉ số DTI, các ngân hàng có thể kiểm tra và đánh giá các yếu tố khác như tổng tài sản, nợ xấu, lịch sử tín dụng và LTV (loan-to-value) – tỷ lệ cho vay trên giá trị .
Vì sao DTI là yếu tố quyết định trong hồ sơ vay vốn?
Chỉ số DTI đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng tài chính của bản thân. Vậy ý nghĩa của chỉ số DTI là gì?
Đánh giá khả năng trả nợ
DTI cho biết tỷ lệ thu nhập của bạn được sử dụng để trả nợ. Nếu chỉ số DTI thấp, các khoản nợ của bạn đang ở mức an toàn so với thu nhập cá nhân. Trái lại, nếu chỉ số DTI cao, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Đảm bảo đủ điều kiện khi vay vốn
Hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính thường sử dụng cách tính DTI để phê duyệt hồ sơ vay tín chấp và vay thế chấp của khách hàng. Chỉ số DTI thể hiện bạn có đủ khả năng trả nợ cho khoản vay cá nhân hay không. Các khoản vay của khách hàng có chỉ số DTI thấp sẽ ưu tiên hơn.
Theo Investopedia, chỉ số DTI cao nhất có thể được duyệt khi vay thế chấp là 43%. Chỉ số DTI lý tưởng nhất để được duyệt hồ sơ vay nhanh chóng là 36% hoặc thấp hơn. Nhờ cách tính DTI mà các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro không hoàn vốn đối với các khách hàng không có khả năng trả nợ.
Quản lý tài chính cá nhân
Nếu không có nhu cầu vay nợ, cách tính DTI cũng giúp bạn tự đánh giá tình hình tài chính cá nhân. Nhờ đó, bạn có thể xác định xem bản thân có nên cắt giảm các khoản vay để thoát nợ hay không.
Xem thêm: Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính: Bí quyết quản lý tài chính và cân đối chi tiêu hiệu quả
Công thức tính DTI
Công thức tính DTI = Tổng các khoản phải thanh toán nợ hàng tháng/Tổng thu nhập hàng tháng
Trong đó:
- Tổng các khoản phải thanh toán nợ hàng tháng bao gồm các chi phí chi tiêu từ thẻ tín dụng, các khoản đang vay nợ tín chấp và thế chấp.
- Tổng thu nhập hàng tháng là tổng số tiền thực nhận hàng tháng. Nếu khách hàng kinh doanh tự do, lợi nhuận được tính theo năm thì lấy tổng số lợi nhuận năm đó chia cho 12 tháng.
Ví dụ:
Tổng thu nhập của A là 20 triệu đồng/tháng. Hiện tại, A đang có 1 khoản vay chưa tất toán tại ngân hàng B, định kỳ mỗi tháng A phải trả 5 triệu đồng.
A sử dụng thẻ tín dụng có hạn mức 40 triệu đồng và đang sử dụng tối đa hạn mức. Vậy là A cần thanh toán cho thẻ tín dụng hàng tháng= 5% (lãi suất hàng tháng) x 40 = 2 triệu đồng.
A có nhu cầu vay tín chấp ở ngân hàng C, số tiền 100 triệu, trả góp trong 24 tháng, lãi suất 1,92%/tháng. Nếu vay thành công thì A phải trả 8 triệu đồng/tháng.
Khi đó chỉ số DTI của A = (5 + 2 +8)/20 = 75%
Tuy nhiên, ngân hàng C quy định nếu khách hàng có thu nhập 20 triệu thì chỉ số DTI không được vượt quá 70%. Do đó, ngân hàng C đề xuất 2 hướng giải quyết:
- Trước khi giải ngân, khách hàng phải tất toán khoản vay tại ngân hàng B.
- Hoặc khách hàng có thể kéo dài kỳ hạn vay 100 triệu từ 24 tháng lên 36 tháng.
Có thể giảm DTI không? Cách nhanh nhất để giảm chỉ số DTI là gì?
Có thể thấy, việc kiểm soát chỉ số DTI rất quan trọng đối với cuộc sống hoặc hoạt động đầu tư kinh doanh của cá nhân cũng như tổ chức. Do đó, để kiểm soát chỉ số DTI không vượt ngưỡng cho phép, các bạn có thể giảm chỉ số DTI bằng các cách sau đây:
Cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết
Hãy xem xét, đánh giá lại ngân sách hàng tháng của bạn và tìm cách cắt giảm các khoản tiêu dùng không cần thiết. Hãy thận trọng với các khoản vay cũng như chi tiêu tín dụng sa đà. Nếu không cẩn thận khi chi tiêu, hình thức tiêu trước trả sau của thẻ tín dụng có thể là con dao hai lưỡi khiến bạn rơi vào “bẫy tín dụng”. Do đó, để tránh các gánh nặng phải trả mỗi tháng, hãy bắt đầu với việc giảm số lần mua sắm hoặc hủy các dịch vụ không cần thiết trên thẻ tín dụng.
Bạn nên xác định các mục tiêu tài chính quan trọng như trả nợ, tiết kiệm cho tương lai hoặc đầu tư. Điều này giúp bạn quyết định bạn nên đầu tư tiền của mình vào đâu thay vì tiêu xài không cần thiết.
Xem thêm: TOP 5 cách tiết kiệm tiền mua nhà dành cho người lương tháng từ 10 triệu
Tính toán các khoản nợ
Bạn có thể giảm số nợ hiện có bằng cách tập trung vào việc trả nợ thẻ tín dụng hoặc các khoản vay có lãi suất cao trước. Điều này sẽ giảm tổng số nợ hàng tháng và cải thiện chỉ số DTI hiệu quả.
Nếu có cơ hội, hãy xem xét chuyển chỗ vay cao sang các khoản vay có lãi suất thấp hơn.
Điều chỉnh thời hạn các khoản vay
Một số ngân hàng và tổ chức tài chính tạo điều kiện điều chỉnh thời hạn các khoản vay. Nếu không thể xoay tiền kịp thời cho các khoản vay, các bạn có thể giãn thời hạn vay. Tuy nhiên nên cân nhắc vì khi giãn thời hạn vay, các bạn sẽ phải trả lãi nhiều hơn. Do đó, các bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng các điều khoản và điều kiện trước khi thực hiện. Đồng thời thảo luận với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính về khả năng tài chính của bạn để tìm cách giải quyết tốt nhất.
Tìm cách tăng thu nhập cá nhân
Việc tăng thu nhập sẽ giúp bạn cải thiện tài chính và thanh toán các khoản vay dễ dàng hơn. Hãy xem xét việc đầu tư vào chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, bất động sản,… để tạo ra thu nhập từ lợi tức và tăng giá trị tài sản.
Xem thêm: Top 10 việc làm thời vụ trả lương theo ngày với thu nhập hấp dẫn
Kết luận
Không chỉ các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng mới có thể kiểm tra DTI khách hàng, mỗi cá nhân cũng có thể tự tính được chỉ số DTI cá nhân. Nếu bạn có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng để đầu tư kinh doanh hoặc mua sắm thì chỉ số DTI và cách tính DTI là vô cùng quan trọng. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ DTI là gì và công thức tính DTI để đưa ra các quyết định tài chính thông minh, sáng suốt.
Bên cạnh đó, nếu bạn có hứng thú và đang có nhu cầu tìm việc ngành ngân hàng với mức lương phù hợp. Hãy truy cập ngay vào website Việc Làm 24h bên dưới nhé!
Xem thêm: Testimonial là gì? Tận dụng vũ khí này ra sao để thu hút khách hàng?