Framing Effect: Hiệu ứng đóng khung giúp Marketer thu hút khách hàng

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu “content is king”. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm nội dung nói riêng và nhà tiếp thị nói chung là trình bày thông tin sao cho hấp dẫn và tác động đến người dùng. Chẳng hạn như so với “chỉ không tiêu diệt được 1% vi khuẩn” thì rõ ràng “tiêu diệt đến 99% vi khuẩn” sẽ hiệu quả hơn dù thông tin giống nhau. Đây là một ví dụ điển hình của việc ứng dụng Framing Effect trong tiếp thị để thu hút khách hàng. Vậy Framing Effect là gì, mang đến hiệu quả ra sao trong quảng cáo và Marketing? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Framing Effect là gì?

Framing Effect hay Framing Bias có nghĩa là hiệu ứng đóng khung đề cập đến xu hướng đưa ra quyết định dựa trên cách thông tin được trình bày hơn là sự thật thực tế. Cùng một thông tin nhưng cách trình bày khác nhau sẽ dẫn đến những quyết định khác nhau. Ví dụ như trong hai hình ảnh dưới đây, bạn cho rằng hình vuông bên trong nào có màu sáng hơn:

framing effect
Bạn thấy hình vuông nào sáng hơn?

Hẳn là bạn chọn hình bên trái đúng không? Thật ra, đây là hai hình giống nhau về màu sắc và kích thước. Điều này chứng tỏ tâm trí của bạn cùng nhiều người khác đã bị phần “khung” bên ngoài đánh lừa. Đây là một trong nhiều ví dụ về Framing Effect được nhà tâm lý học Daniel Kahneman trình bày trong lễ nhận giải Nobel kinh tế 2002. Qua đó ông cho rằng con người luôn nhận thức sự vật thông qua môi trường xung quanh, tạo ra hiệu đóng khung trong cuộc sống. 

Hiệu ứng đóng khung cũng được sử dụng nhiều trong một số lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là Marketing. Vì yếu tố then chốt của hiệu ứng đóng khung là cách trình bày thông tin chứ không phải là thông tin thực tế, do đó các nhà tiếp thị có thể tận dụng các “khung” để ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Sự thật tâm lý về Framing Effect

Có thể nói hiệu ứng đóng khung đã ăn sâu vào tâm lý con người. Lựa chọn của chúng ta bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như từ ngữ, hình ảnh, điểm nhấn, âm nhạc… Điều này có thể lý giải như sau:

Tâm lý tránh mất mát

Nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky đã giải thích hiệu ứng đóng khung thông qua “lý thuyết triển vọng” (prospect theory), nền tảng của kinh tế học hành vi mô tả cách con người phản ứng với lãi và lỗ cũng như các khả năng về lãi lỗ. Theo đó, một khoản lỗ được xem là quan trọng hơn một khoản lãi tương đương. Một khoản lãi chắc chắn sẽ được ưu tiên hơn một khoản lãi có thể xảy ra. Và một khoản lỗ có thể xảy ra lại được yêu thích hơn một khoản lỗ chắc chắn. 

Vì muốn tránh những tổn thất chắc chắn nên chúng ta tìm kiếm những lựa chọn và thông tin mang lại lợi ích. Do đó, cách thức thông tin được trình bày sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của tâm trí rằng điều đó là mất mát hay có lợi. Đây chính là lý do tại sao con người lại bị hấp dẫn bởi những đặc điểm tích cực được làm nổi bật thay vì tiêu cực.

Xem thêm: Tâm lý khách hàng là gì? Làm thế nào để khai thác tâm lý khách hàng hiệu quả?

framing effect
Khi sử dụng hiệu ứng đóng khung tâm lý người dùng sẽ bị tác động và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.

Tâm trí thích “đi đường tắt”

Thông thường, việc xử lý, đánh giá thông tin cần đầu tư thời gian và công sức. Tuy nhiên, để rút gọn quá trình này tâm trí thường sử dụng phương pháp phỏng đoán thông qua những kinh nghiệm, thông tin sẵn có để quyết định nhanh chóng. Bởi vì chúng ta ưu tiên thông tin dễ hiểu, dễ nhớ nên những lựa chọn được trình bày như vậy sẽ được ưa chuộng hơn.

Hiệu ứng đóng khung trong tiếp thị được sử dụng như thế nào?

Hiểu được tâm lý tạo nên Framing Effect rất có giá trị đối với các nhà tiếp thị. Bạn có thể khai thác hiệu ứng này trong quá trình sáng tạo các thông điệp tiếp cận người dùng. Giá trị của Framing Effect nằm ở khả năng thay đổi suy nghĩ của khách hàng và quá trình ra quyết định bằng cách trình bày dữ liệu theo những cách cụ thể. Trong đó, có hai thủ thuật phổ biến đó là đóng khung tích cực và đóng khung tiêu cực. Đóng khung tích cực nhấn mạnh đến lợi ích của sản phẩm, ngược lại đóng khung tiêu cực sử dụng nỗi sợ mất mát để thúc đẩy người tiêu dùng hành động. 

Ví dụ:

Đóng khung tích cực: Tiết kiệm thời gian tìm ứng viên chất lượng với dịch vụ của Vieclam24h.vn.

Đóng khung tiêu cực: Đừng lãng phí thời gian của bạn để tự tìm ứng viên.

Bên cạnh đó việc triển khai hiệu ứng đóng khung trong các chiến dịch tiếp thị còn thể hiện ở việc sử dụng các yếu tố như âm nhạc, màu sắc, hình ảnh, ngôn từ. Bằng việc tích hợp khéo léo và tinh tế những thủ thuật này sẽ giúp thương hiệu đánh đúng vào tâm lý người dùng để thay đổi hành vi mua hàng, từ đó thúc đẩy doanh số và lợi nhuận.

framing effect
Framing Effect dựa trên tâm lý đánh giá quá cao cách một điều gì đó được nói ra thay vì sự thật về chúng.

Ví dụ về Framing Effect 

– Quảng cáo kem đánh răng Colgate: khi quảng cáo, thương hiệu này sử dụng cách trình bày là “kem đánh răng được 9/10 bác sĩ nha khoa khuyên dùng” để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm. Thông tin này tương tự như cách viết “chỉ 1/10 bác sĩ nha khoa không khuyên dùng kem đánh răng này”, nhưng nếu sử dụng chắc chắn sẽ chuyển hướng tập trung của người dùng vào việc tại sao 1 bác sĩ lại không khuyến khích sử dụng. Từ đó tạo sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và có thể dẫn đến việc không mua Colgate.

Thách thức khi sử dụng hiệu ứng đóng khung

Mặc dù Framing Effect mang lại những lợi ích nhất định trong Marketing nhưng lưu ý không nên lạm dụng hiệu ứng này vì có thể khiến người tiêu dùng mất lòng tin và gây tổn hại đến danh tiếng thương hiệu. Bạn cần kiểm tra, xác thực thông tin kỹ càng cũng như đảm bảo việc trình bày thông tin minh bạch, rõ ràng, không gây hiểu nhầm và có chứng cứ thực tế cho bất kỳ dữ liệu nào được đưa ra trước công chúng. 

Ngoài ra, không có một quy chuẩn đóng khung nào cho các hoạt động tiếp thị. Do đó để tối đa hóa hiệu quả, điều quan trọng là nên điều chỉnh các chiến lược sao cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Việc tìm hiểu, phân tích chân dung khách hàng, đánh giá nhu cầu của khách hàng là điều thiết yếu để mọi nỗ lực trở nên hiệu quả và mang lại thành công.

Nhìn chung, khi được khai thác một cách hiệu quả, Framing Effect là một công cụ đắc lực, có tác động đáng kể đến việc tăng doanh số bán hàng và xây dựng lòng trung thành của người dùng. Đồng thời để mang lại giá trị lâu dài, bạn nên tập trung vào tính minh bạch, đạo đức và có trách nhiệm khi sử dụng hiệu ứng này. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Framing Effect là gì. Để tìm việc Marketing mới nhất, hãy truy cập Vieclam24.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Green Marketing (Tiếp thị xanh): Xu hướng nhất thời hay quá trình đầu tư bài bản

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục