Growth hacking là gì? Nhiều nhân sự đang làm việc trong những startup chắc hẳn sẽ quen thuộc với thuật ngữ này. Đối với các marketers, đây là một thuật ngữ khá mới và đang dần trở nên phổ biến. Growth hacking đang dần trở thành một xu hướng tất yếu, đặc biệt ở các startups công nghệ.
Vậy growth hacking thực sự là gì? Vì sao nhiều công ty startup đang ngày càng ưa chuộng phương pháp này? Những nhân tố nào quyết định tư duy của một người làm growth hacking? Bài viết sau đây của Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
1. Định nghĩa: Growth hacking là gì?
Growth hacking được sử dụng lần đầu tiên bởi Sean Ellis vào năm 2010. Khái niệm này được ông đúc kết dựa trên kinh nghiệm cố vấn cho nhiều startup ở Hoa kỳ. Cho đến nay, thuật ngữ trên và được rất nhiều công ty đón nhận và ứng dụng.
Thoạt đầu, ai nghe cũng tưởng đơn giản. Tuy nhiên, ứng dụng Growth hacking thành công thì không hề dễ dàng.
Hiểu một cách đơn giản, Growth hacking là “làm mọi thứ, thử mọi cách” để tăng trưởng tối đa. Đó là quá trình thử nghiệm nhanh chóng và liên tục các giải pháp tăng trưởng. Điều này là sự kết hợp giữa các chiến thuật dựa trên cơ sở dữ liệu cùng một vài kỹ năng lập trình. Mục tiêu duy nhất chính là thu về kết quả nhanh nhất với chi phí và nguồn lực tối ưu nhất.
Tạm kết, growth hacking ở đây không chỉ đơn giản là sử dụng công cụ và ứng dụng kỹ năng. Đó là tư duy của sự tăng trưởng, hướng đến những mục tiêu vượt xa kỳ vọng.
2. Đã hiểu growth hacking là gì, liệu bạn đã biết growth hacking khác marketing truyền thống thế nào chưa?
Việc thực thi growth hacking cũng dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh & marketing. Từ xác định điểm chạm đến xác định nội dung phù hợp. Về cơ bản, có nhiều sự tương đồng về kiến thức giữa 2 lĩnh vực này.
Điểm khác biệt lớn nhất là các growth hackers sẽ không xem quá trình này dưới dạng đường thẳng. Thay vào đó, tư duy của họ hầu như là một “bánh xe quay tròn liên tục”. Thuật ngữ này thường được gọi bằng 1 cái tên khác là “mô hình Flywheel”.
Dựa trên mô hình trên, ta có thể thấy: Growth hacking thực chất không có đích đến. Growth hacking chỉ đơn thuần là câu chuyện “tăng trưởng càng nhiều càng tốt”. Bằng mọi nỗ lực, các growth hackers chỉ “tạm dừng lại” khi khách hàng “chốt đơn” sản phẩm. Để rồi sau đó, khách hàng lại tiếp tục bị những growth hackers “mê hoặc”. Đó có thể là những món hời, hoặc những chương trình hậu mãi khác.
3. 5 điểm mấu chốt xác định một người làm growth hacking là gì, khác gì so với một marketer truyền thống
Ngoài điểm mấu chốt trên, giữa growth hacker và marketer còn có 5 điểm khác biệt nữa. Điều này được thể hiện trong cách thức và công cụ thực thi, cụ thể:
- Mục tiêu duy nhất của growth hacker là tăng trưởng. Mục tiêu của marketer có thể tuỳ biến dựa trên mục tiêu kinh doanh theo từng giai đoạn.
- Growth hacker sử dụng mọi kênh và mọi điểm chạm khi thực thi. Marketer thường sẽ tập trung vào vài điểm chạm chủ lực theo từng giai đoạn.
- Người làm growth hacking sẽ thực thi các giải pháp tăng trưởng ngắn hạn nhưng liên tục. Marketer sẽ xây dựng và tập trung vào chiến lược thương hiệu & kinh doanh đường dài bền vững.
- Mọi quyết định của growth hackers đều dựa trên dữ liệu. Người làm marketing cần nhiều hơn dữ liệu để đưa ra quyết định cuối cùng.
- Người làm growth hacking hầu hết đều bắt buộc phải biết những kỹ năng liên quan đến lập trình & xử lý hệ thống. Marketer truyền thống thì xem đó như là bộ kỹ năng hỗ trợ công việc.
Để có thể làm được những điều trên, việc phát triển kỹ năng tự học cũng là một trong những bước quan trọng. Việc này giúp marketer có thể từng bước chuyển mình thành growth hacker bằng tư duy đúng đắn.
Xem thêm bài viết sau đây để hiểu thêm về kỹ năng tự học: Tự học là gì? Các phương pháp tự học hiệu quả giúp bạn nhanh thăng tiến trong sự nghiệp!
Bằng mọi cách, họ “khoá chặt” khách hàng trong “ma trận điểm chạm” đã bày ra. Đã mua phải càng mua thêm. Đã tăng trưởng 1 thì cũng sẽ tăng trưởng 10, 100. Chỉ cần growth hackers tạo ra nhiều nhu cầu cho khách hàng để họ sử dụng sản phẩm nhiều hơn. Đó là tôn chỉ hàng đầu của một người làm Growth hacking.
4. Tầm quan trọng của growth hacking là gì? Vì sao người làm marketing nên hiểu thêm về growth hacking?
Dù là một growth hacker chính hiệu, hay là một marketer mới vào nghề, việc hiểu và ứng dụng tư duy growth hacking là điều cần thiết. Cụ thể, 3 lý do lớn nhất mà một marketer nên hiểu và ứng dụng tư duy growth hacking chính là:
4.1 Tính hiệu quả nhanh đi cùng chi phí tối ưu
Trong một kỷ nguyên số, sự thay đổi chỉ được tính bằng giây. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ ngân sách và nguồn lực để có thể thực thi những hoạt động marketing đồ sộ với ngân sách lớn.
Tư duy growth hacking chính là chìa khoá giúp người làm marketing giải được bài toán “nhanh, sáng tạo và hiệu quả”.
Thành công của Duolingo không nằm ở những bài học ngoại ngữ giáo điều và đầy tính “văn vở”.
Đội ngũ startup này đã biến “giờ lên lớp” của người dùng thành những giờ chơi. Học để chơi, chơi để học. Càng học nhiều, họ càng mở khoá thêm nhiều tính năng thú vị mà không cần tốn quá nhiều chi phí. Để rồi, khi người chơi đã “nghiện” học, Duolingo sẽ chào mời những vị khách quý của mình bằng những gói nâng cấp. Những ai đã “trót yêu” ứng dụng này từ ban đầu, thì thật khó lòng từ chối việc chi thêm một ít để học tốt hơn cùng “chú chim xanh và những người bạn”.
4.2 Tận dụng tối đa nguồn dữ liệu từ khách hàng
Dữ liệu có thể được xem như một dạng “vàng điện tử” trong kỷ nguyên số. Mọi điểm chạm, mọi hoạt động, mọi quyết định kinh doanh đều dựa trên dữ liệu. Growth hacking chính là mấu chốt giúp marketer đưa sản phẩm – dịch vụ đến tới khách hàng bằng mọi cách. Từ đây, hành vi của khách hàng sẽ cung cấp những nguồn dữ liệu quý báu.
Một cú nhấp chuột, một tương tác trên các điểm chạm đều là những cơ hội vàng. Mọi hành vi của khách hàng khi tương tác với sản phẩm đều giúp marketers đào sâu hơn những câu hỏi “vì sao”:
- Vì sao họ tương tác nội dung A nhưng lại ẩn nội dung B?
- Nguyên nhân nào khiến họ lại “chốt đơn” ở kênh A nhưng lại chỉ “bỏ vào giỏ hàng” ở kênh B?
Rất nhiều câu hỏi tại sao, nhưng chỉ một câu trả lời đúng. Tất cả đều dựa trên dữ liệu. Từ dữ liệu sẽ sinh ra giải pháp tối ưu nhất. òng lặp flywheel lại tiếp tục tạo đà tăng trưởng. Điều này phụ thuộc vào việc người thực thi tận dụng nguồn dữ liệu như thế nào.
Dropbox không ép người dùng phải trả tiền để có thêm dung lượng lưu trữ. Nền tảng này khuyến khích người dùng liên kết tài khoản của mình với Facebook, Google để có thêm dung lượng. Dễ dàng hơn, họ thậm chí còn được tặng thêm 16 Gb cho mỗi lượt giới thiệu bạn bè sử dụng. Dropbox có thêm khách hàng và khách hàng có thêm dung lượng miễn phí để sử dụng.
Có thể nói, kiến thức về cơ sở dữ liệu là điều quan trọng nhất, giúp người làm growth hacking có thể thành công và phát triển hơn trong lĩnh vực này.
5. Tạm kết
Là một marketer, chúng ta cần luôn phải tìm kiếm cho mình những giải pháp để tốt hơn mỗi ngày. Growth hacking có thể không phải là cách duy nhất. Tuy nhiên, growth hacking là tiền đề giúp bạn phát triển tư duy tăng trưởng của mình qua công việc mỗi ngày.
Growth hacking không đơn thuần giúp chúng ta xác định được mục tiêu phù hợp. Growth hacking còn là một “phép thử” để chúng ta đưa mục tiêu đi xa đến đâu.
Hi vọng bài viết trên từ Việc Làm 24h đã giúp cho các marketers hiểu thêm tư duy growth hacking. Chúc bạn ứng dụng thành công trong công việc của mình. Việc Làm 24h luôn có với hàng triệu công việc marketing mới hấp dẫn đang chờ đợi bạn.