Hiệu ứng lan truyền là khái niệm tâm lý chỉ về việc mọi người bị ảnh hưởng bởi người khác trong quá trình ra quyết định và được ứng dụng nhiều trong tiếp thị. Có thể gọi đây là một thủ thuật mà các doanh nghiệp dùng để tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Vậy hiệu ứng lan truyền trong Marketing được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Tại sao hiệu ứng xã hội được ứng dụng trong Marketing?
Hiệu ứng lan truyền tiếng Anh được gọi là Social Proof hoặc Informational Social Influence. Có thể bạn sẽ thấy thuật ngữ này khá lạ nhưng thực ra chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi Social Proof từ những quyết định nhỏ đến quyết định lớn. Social Proof khiến mọi người dừng lại để xem một bài đăng trên mạng xã hội vì có lượt tương tác cao hay tác động bạn mua sản phẩm của một thương hiệu mới trên thị trường vì được người khác đánh giá cao. Đây cũng là lý do bạn xem một chương trình mà dường như ai cũng đang say mê.
Những con số biết nói sau sẽ cho thấy sức mạnh của hiệu ứng lan truyền trong tiếp thị:
– 71% có khả năng mua hàng dựa trên đề xuất trên mạng xã hội.
– 91% khách hàng đọc ít nhất một đánh giá về sản phẩm trước khi quyết định mua.
– 54% người chọn mua sản phẩm sau khi xem nội dung do người dùng tạo ra (user generated content – UGC).
– 63% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua hàng từ trang web có xếp hạng và đánh giá sản phẩm.
Lợi ích của hiệu ứng lan truyền trong Marketing
1. Hiệu ứng đoàn tàu
Về bản chất, hiệu ứng lan truyền có tác dụng là nhờ hiệu ứng đoàn tàu. Khái niệm tâm lý này đề cập đến việc mọi người có nhiều khả năng thực hiện những điều mà người khác cũng đang làm. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong ngành xuất bản. Khi một cuốn sách trở thành “best seller” sẽ gây tò mò và thu hút nhiều người hơn vì họ muốn biết điều gì khiến cuốn sách này bán được nhiều như vậy.
Thực hiện hình thức Social Proof có liên quan đến việc đưa ra bằng chứng rằng đã có một số lượng lớn người mua sản phẩm. Ví dụ: đã bán hơn 20.000 bản hoặc hơn 1 triệu khách hàng hài lòng.
2. Cảm giác tin cậy
Khi có nhiều người khác mua hàng từ doanh nghiệp sẽ tạo cảm giác tin cậy và khách hàng không còn lo lắng về trường hợp bị lừa. Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất khi mua hàng, đặc biệt là trên nền tảng trực tuyến vì người mua không tiếp xúc trực tiếp với người bán và sản phẩm.
3. Cảm nhận chứng thực
Với một số ngành đòi hỏi chuyên môn như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, lời chứng thực từ chuyên gia nổi tiếng sẽ đáng tin cậy hơn hàng trăm đánh giá đến từ khách hàng.
Nhìn chung, việc tận dụng hiệu ứng lan truyền sẽ giúp doanh nghiệp tăng chuyển đổi, phát triển số lượng khách hàng khi có nhiều người mua hơn và tạo tiếng vang cho sản phẩm để tiếp tục thuyết phục được thị trường.
Các ý tưởng tiếp thị áp dụng hiệu ứng lan truyền
1. Thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc khảo sát khách hàng
Các thương hiệu thường sử dụng số liệu thống kê để truyền tải thông tin được kiểm chứng đến người tiêu dùng. Trong đó, việc nghiên cứu hay khảo sát khách hàng là một cách để truyền đạt với thị trường rằng doanh nghiệp được người tiêu dùng ưa thích hơn đối thủ hoặc có các tính năng, lợi ích đáp ứng nhu cầu của họ.
2. Thể hiện doanh nghiệp là chuyên gia trong ngành
Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư tài nguyên để thực hiện những nghiên cứu có giá trị và chứng minh thương hiệu có những điểm mạnh so với đối thủ. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể chọn cách trích dẫn các nguồn đáng tin cậy để mang đến lợi ích tương tự.
Xem thêm: Tuyển tập bộ kỹ năng Social Media Marketing từ cơ bản đến nâng cao
3. Sử dụng Influencer Marketing
Hợp tác với người nổi tiếng để tăng lượng tiếp cận thông qua lượng khán giả của họ. Lưu ý nên chọn những người phù hợp với các tiêu chí của thương hiệu để đảm bảo tính đồng nhất, danh tiếng và mang lại kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Influencer Marketing là gì? Ứng dụng chiến lược sao cho hiệu quả?
4. Sử dụng nội dung do người dùng tạo ra (UGC)
Nội dung UGC tạo điều kiện để mọi người nhìn thấy sản phẩm của doanh nghiệp thông qua bạn bè hoặc người mà họ theo dõi trên mạng xã hội. Những nội dung này thường là chia sẻ trải nghiệm với sản phẩm ở tài khoản cá nhân của họ.
5. Xác nhận
Xác nhận từ Facebook, TikTok, Instagram là minh chứng cho thấy doanh nghiệp thật sự đáng tin cậy. Do đó hãy nghĩ đến việc nhận huy hiệu đã được xác minh trên các nền tảng xã hội.
Làm thế nào để đo lường hiệu ứng lan truyền?
Theo dõi số liệu là cách để giám sát hiệu quả và tác động của hiệu ứng lan truyền trong việc chuyển đổi khách hàng, thuyết phục họ mua hàng cũng như giữ chân họ.
Các số liệu liên quan đến hiệu ứng lan truyền như:
– Lượt thích.
– Bình luận.
– Chia sẻ.
– Người theo dõi.
– Đánh giá tích cực.
– Số lượng sản phẩm đã bán.
– Số lần hiển thị.
– Số nhấp chuột.
– Người dùng/khách hàng cũ.
– Người dùng/khách hàng mới.
– Số lượt tải xuống.
Công cụ theo dõi Social Proof:
– Google Analytics: sử dụng Google Analytics để đo lường các số liệu liên quan đến hiệu suất của trang web như lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi… Cần lưu ý hiệu suất trước và sau chiến dịch để phân tích tác động của hiệu ứng lan truyền đối với KPI.
– Google AdWords: đây là nền tảng quảng cáo trực tuyến giúp các nhà tiếp thị hiển thị quảng cáo ở bất kỳ nơi nào người tiêu dùng truy cập. Sau đó theo dõi các số liệu như số lần nhấp chuột, số lần hiển thị quảng cáo…
– Facebook Insights: đây là công cụ được tích hợp sẵn trong nền tảng Facebook dùng để theo dõi số liệu tương tác cho từng bài đăng.
Ví dụ về cách sử dụng hiệu ứng lan truyền hiệu quả nhất
Social Proof là thủ thuật tiếp thị hữu ích mà các trang web trực tuyến nên tập trung bằng những cách khác nhau, chẳng hạn như:
– Hiển thị đánh giá của khách hàng trên trang sản phẩm: đây là cách tiếp cận phổ biến nhất. Hãy giới thiệu các bài đăng tích cực, hữu ích để tăng mức độ tin cậy đối với khách hàng mới.
– Làm nổi bật các sản phẩm bán chạy nhất trên trang danh mục: việc trưng bày các sản phẩm được ưa chuộng sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác hài lòng rằng họ đang mua sản phẩm tốt nhất.
– Thêm nhãn người mua đã được xác minh vào đánh giá của khách hàng: người tiêu dùng đang cảnh giác với những đánh giá giả khi mua sắm trực tuyến. Do đó, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin của khách hàng bằng cách thêm nhãn xác minh đã mua hàng vào đánh giá.
– Quảng cáo nội dung do người dùng tạo: phương tiện truyền thông là nơi lý tưởng để giới thiệu Social Proof. Trong đó, trang web là điểm tiếp xúc đầu tiên đối với nhiều khách hàng mới, vì vậy việc có nhiều Social Proof cũng có thể khuyến khích họ truy cập vào trang web. Để làm điều này, hãy tạo ra các chiến dịch tập trung vào mục tiêu tương tác bằng cách tận dụng UGC dưới dạng hình ảnh sản phẩm từ chính người dùng.
– Làm nổi bật giải thưởng: nếu doanh nghiệp muốn tạo dựng niềm tin dựa trên các giải thưởng nổi bật, hãy hiển thị lên trang web.
– Tạo hashtag truyền thông xã hội có thương hiệu: hashtag có thương hiệu là hashtag dành riêng cho doanh nghiệp. Giả sử một khách hàng tiềm năng đang truy cập mạng xã hội để kiểm tra về thương hiệu. Họ nhìn thấy hashtag thương hiệu và nhấp vào. Trong nguồn cấp dữ liệu sẽ hiện lên nhiều người cũng chia sẻ về sản phẩm của doanh nghiệp.
Hiệu ứng lan truyền là cách đơn giản nhưng hiệu quả trong tiếp thị, đặc biệt là với các kênh trực tuyến hay thương mại điện tử. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm về hiệu ứng lan truyền và áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình. Để tìm việc Marketing tốt nhất hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!
Xem thêm: Top 5 việc làm tiếng Trung hấp dẫn cho người biết tiếng Trung hiện nay