Ngủ nhiều có tốt không? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người làm văn phòng. Đối với những ai làm việc trong môi trường áp lực cao, một giấc ngủ dài có thể là đã quá đủ để phục hồi. Tuy nhiên, ngủ dài khác với ngủ dài nhưng vẫn thấy không đủ. Khi giấc ngủ của bạn kéo dài trên 14 giờ/ ngày và diễn ra nhiều lần, hãy cẩn trọng! Sức khoẻ của bạn đã bắt đầu lên tiếng rồi đấy. Vậy Hypersomnia là gì? Ngủ nhiều có tốt cho sức khoẻ của dân văn phòng không? Làm thế nào để vượt qua những cơn buồn ngủ “triền miên” thế này? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Hypersomnia là gì? Liệu ngủ nhiều có tốt không?
Hypersomnia hiểu đơn giản là cảm giác “thèm ngủ triền miên kéo dài” bất kể ngày đêm. Tình trạng này khác với cảm giác mệt mỏi do thiếu hoặc gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. Những người bị chứng Hypersomnia thường có xu hướng ngủ trưa nhiều lần vào ban ngày. Điều này thường xảy ra vào những thời điểm “ối giồi ôi” như tại nơi làm việc, trong bữa ăn hoặc trong cuộc trò chuyện.
Điều đáng nói ở đây, giấc ngủ lại không phải là “phương thuốc đặc trị” tình trạng này.
Thậm chí, điều này còn khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi thức dậy sau một giấc ngủ dài. Sau đó, họ có thể cảm thấy mất phương hướng.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm lo lắng, tăng kích ứng, giảm năng lượng, bồn chồn. Ngoài ra, họ còn suy nghĩ chậm, nói chậm, chán ăn, ảo giác và khó nhớ. Những triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống cho những ai mắc phải.
Nguyên nhân của Hypersomnia có thể đến từ những hội chứng rối loạn giấc ngủ khác. Có thể kể đến một vài cái tên như chứng ngủ rũ (narcolepsy) hoặc ngưng thở khi ngủ (sleep apnoea).
Một vài nguyên nhân khác bao gồm rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ. Việc lạm dụng chất kích thích hoặc chất gây nghiện cũng là những nguyên nhân chính. Thông thường, hypersomnia lần đầu tiên được công nhận ở tuổi vị thành niên hoặc người đi làm.
Đối với dân công sở, mỗi ngày đi làm bên cạnh niềm vui cũng luôn có những áp lực. Từ áp lực về KPI, đến những áp lực liên quan đến mối quan hệ công sở. Đó là chưa kể còn những áp lực không tên khác, được tạo ra từ định kiến giữa người và người. Đó là lý do dân công sở luôn cần những giải pháp giúp giải toả áp lực hiệu quả nơi công sở.
Chính vì thế, không phải ngạc nhiên khi stress từ công việc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của dân công sở. Ảnh hưởng ban đêm đã đành, nhưng kéo cơn buồn ngủ sang đến sáng và trưa hôm sau thì mọi chuyện lại nghiêm trọng hơn nhiều.
Những dấu hiệu cho thấy Hypersomnia đang “ghé thăm” dân công sở
Như đã có đề cập ở trên, hypersomnia khác xa với việc bạn ngủ dài. Cụ thể, ngủ dài có thể hiểu đơn giản là một nhu cầu cơ thể mong muốn 1 giấc ngủ dài hơn 8 tiếng. Điều này có thể vì mục đích cân bằng lại sức khoẻ và thể trạng sau khi tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Hypersomnia lại là một câu chuyện khác. Có nhiều triệu chứng khác nhau cho thấy chứng rối loạn giấc ngủ này đang ghé thăm dân công sở.
Các dấu hiệu và triệu chứng của Hypersomnia bao gồm:
- Các đợt buồn ngủ liên tục, tái diễn nhiều đợt vào ban ngày.
- Ngủ lâu hơn mức trung bình (10 giờ trở lên) nhưng vẫn rất buồn ngủ và khó tỉnh táo vào ban ngày.
- Khó thức dậy vào buổi sáng hoặc sau những giấc ngủ ngắn ban ngày.
- Những giấc ngủ trưa ngắn chỉ khiến bản thân thêm mệt mỏi.
- Lo lắng, cáu kỉnh.
- Năng lượng cạn kiệt.
- Bồn chồn.
- Suy nghĩ chậm, nói chậm
- Mất khả năng tập trung / tập trung, đi kèm các vấn đề về trí nhớ.
- Thường xuyên nhức đầu.
- Chán ăn.
- Ảo giác.
Xem thêm: Stresslaxing: Nghịch lý khi thư giãn cũng biến thành căng thẳng
Mối liên hệ giữa sức khoẻ tinh thần (Mental health) và chứng Hypersomnia
Mental health (sức khỏe tinh thần) là trạng thái tâm lý hạnh phúc trong đó mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của bản thân. Điều này giúp chúng ta có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống. Từ đó, mỗi một cá nhân sẽ làm việc có năng suất, hiệu quả, và tạo ra những giá trị hữu ích cho cộng đồng. (Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO)
Một người có sức khỏe tinh thần tốt là khi không có sự xuất hiện của những triệu chứng rối loạn cảm xúc. Mental health liên quan cực kì mật thiết đến sức khỏe nhận thức, hành vi và cảm xúc của một cá nhân. Chính vì thế, có thể nói sức khoẻ tinh thần và chứng hypersomnia có một mối liên hệ cực kì mật thiết với nhau.
Khi sức khoẻ tinh thần của một người không tốt, cảm xúc dễ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Cảm xúc bất ổn kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm chính là cái cớ lớn nhất để Hypersomnia ghé thăm chúng ta. Để chạy trốn khỏi một thế giới thực tại quá khắc nghiệt, chúng ta chọn chìm sâu vào 1 giấc ngủ dài và lặp đi, lặp lại.
Những lần khác, trầm cảm có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc này lại một lần nữa dẫn đến chứng Hypersomnia.
Hypersomnia và chứng trầm cảm có tác động 2 chiều lẫn nhau. Một mặt, trầm cảm chính là chìa khoá mở cửa cho Hypersomnia tiến vào cơ thể. Một mặt, Hypersomnia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. Chất lượng cuộc sống và công việc cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo.
Để rồi, chính những cơn buồn ngủ kéo dài sẽ khiến cuộc sống ta bị cô lập. Chứng trầm cảm cũng từ đó thể trở nên tệ hơn, kéo theo tình trạng hypersomnia càng kéo dài hơn. 24 giờ chúng ta chỉ xoay quay việc ngủ – thức dậy – buồn ngủ – ngủ tiếp. Sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng từ đó mà sụt giảm.
Xem thêm: Mental health là gì? 4 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên
Giải pháp nào để vượt qua chứng thèm ngủ?
Vốn dĩ, Hypersomnia là một hội chứng mãn tính, phần lớn đến từ thói quen sinh hoạt của chúng ta. Chính vì thế, giải pháp cần đến từ sự thay đổi thói quen và nếp sống mỗi người. Cân nhắc thực hiện một số thay đổi sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ đó hạn chế sự xuât hiện của Hypersomnia.
Những điều bạn có thể thử bao gồm:
- Đi ngủ đúng giờ mỗi đêm
- Tránh dùng các sản phẩm chứa caffein trước khi đi ngủ.
- Tránh uống rượu trước khi đi ngủ.
- Tránh thuốc lá và các sản phẩm có chứa nicotine gần giờ đi ngủ.
- Hạn chế thức đêm để làm việc
Tạm kết
Như vậy, chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không. Đó là dấu hiệu bạn đang mắc phải hội chứng Hypersomnia. Hi vọng bài viết trên, Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm Hypersomnia. Đồng thời, trong trường hợp những ai đang gặp phải tình trạng này cũng đừng quá lo lắng. Đây vốn dĩ cũng chỉ là hồi chuông báo thức của cơ thể nhằm kêu gọi chúng ta thay đổi nếp sống của mình. Cũng đừng quá lo lắng nếu như bạn thường xuyên gặp phải những áp lực trong cuộc sống. Hãy tham khảo thêm những bài viết sau đây từ Việc Làm 24h nhằm tìm cho mình một giải pháp tốt nhất nhé!
Xem thêm: Rat race là gì? Làm sao để thoát khỏi những vòng đua bất tận?