Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?

Nhiều người trẻ thường hay chán nản và than vãn về các quy tắc ứng xử, tính kỷ luật tại công ty. Ai cũng yêu thích sự tự do, thoải mái nhưng khi bạn xác định làm việc tại một công ty nào đó, bạn buộc phải tuân thủ theo nguyên tắc của họ. Kỷ luật vừa là khuôn mẫu của văn hóa công sở, vừa là một đức tính tốt để rèn giũa con người, kiểm soát cảm xúc cá nhân giúp chúng ta trở nên tốt đẹp và văn minh hơn. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay!

1. Quan tâm sức khỏe của bản thân nhiều hơn

Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải khi làm việc, và thường sử dụng cafe để trở nên tỉnh táo, thậm chỉ hút thuốc sau khi bị sếp khiển trách. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng quá nhiều sẽ gây hậu quả xấu về sau. Vì thế, bạn hãy thay thế các chất kích thích bằng việc thư giãn và nghỉ ngơi từ 10 – 20 phút sẽ là cách kiểm soát cảm xúc, cân bằng lại cảm xúc và xây dựng chế độ làm việc việc khỏe mạnh và hiệu quả.

Xem thêm: Thực đơn giảm cân nhanh gọn, dễ chuẩn bị dành cho dân văn phòng

kiểm soát cảm xúc
Hãy giải tỏa căng thẳng bằng cách đứng lên đi dạo, uống trà, hoặc dành từ 10 đến 15 phút để đọc báo hoặc trò chuyện cùng đồng nghiệp.

 2. Cân đối giữa công việc và cuộc sống thường ngày

Trong giờ làm việc, bạn sẽ nhận nhiều thông báo và tin nhắn của bạn bè bàn về chuyến dã ngoại cuối tuần hay một chủ đề thú vị nào đấy thì khoan trả lời mà hãy tập trung làm tốt công việc sếp đã giao trước nhé. Chỉ 1 giây xao nhãng bạn phải cần tới 30 giây để tập trung lại vào công việc.

3. Giải tỏa khi căng thẳng và ức chế

Bất cứ ai trong chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những lúc bị căng thẳng, không kiểm soát được cảm xúc ức chế vì sếp, công việc hay đồng nghiệp. Khi ấy, bạn hãy tránh việc cãi nhau tay đôi bởi chúng chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì mà chỉ khiến bạn mất hình ảnh trong mắt đồng nghiệp. Hãy giải tỏa những điều ấy bằng cách đứng lên đi dạo, uống trà, hoặc dành từ 10 đến 15 phút trong giờ làm việc để đọc báo, xem video hoặc trò chuyện cùng đồng nghiệp. Nếu những phương pháp này không hiệu quả với bạn, hãy tìm đến các phương pháp trị liệu khác như: ngồi thiền, tịnh tâm, tập một vài động tác thể dục thể thao,…để tinh thần phấn chấn hơn.

Bên cạnh đó, khóc cũng là một kỹ năng kiểm soát cảm xúc, biện pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy bế tắc, hãy dành một ngày nghỉ ngơi và giải phóng những năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể.

Xem thêm: Gợi ý 5 cách xả stress cho dân văn phòng khi làm việc căng thẳng

kiểm soát cảm xúc
Bạn hãy thư giãn và nghỉ ngơi từ 10 – 20 phút để cân bằng lại cảm xúc và xây dựng chế độ làm việc việc khỏe mạnh và hiệu quả.

4. Đối diện thất bại và hướng đến tương lai

Trong cuộc sống cũng như công việc hiện tại, bạn sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, điều đó khiến bạn luôn cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Nhưng hãy nhớ rằng thất bại chính là một phần của cuộc sống này và chỉ có thất bại mới giúp chúng ta thành công hơn.

kiểm soát cảm xúc
Hãy nhớ rằng thất bại chính là một phần của cuộc sống này và chỉ có thất bại mới giúp chúng ta thành công hơn

Joyce Marter – người sáng lập Trung tâm trị liệu Urban Balance (Mỹ) chia sẻ: “Ở công việc trước tôi đã không được thăng chức. Nhưng tôi biết ơn sếp đã không tiến cử tôi bởi nhờ thất bại này mà tôi có động lực để ra đi và lập nên Urban Balance. Nếu không có sự việc đó, tôi có thể sẽ không gặt hái nhiều thành công như hiện nay”.

Ông cho rằng chúng ta nên nhìn nhận thất bại một cách tích cực và lấy đó làm động lực để phát triển, đồng thời tránh dằn vặt bản thân mình vì những chuyện đã qua.

Xem thêm: Tư duy tích cực là gì? Bật mí bí quyết giúp bạn tích cực trong mọi hoàn cảnh

5. Dùng sự đố kỵ làm động lực

Ghen tị hay đố kỵ trong môi trường công sở luôn là điều thường xuyên xảy ra và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự ghen tị đó chính là động lực thúc đẩy bạn phải cố gắng nhiều hơn nữa, và tránh việc đi nói xấu, kể lể với người khác khi có ai đó ghen tị với bạn.

Joyce Marter từng chia sẻ: “Sự ghen tị có thể giúp bạn khám phá điều mình thật sự muốn có, nhưng sẽ là không tốt nếu bạn tập trung sức mạnh của mình vì những mục đích tiêu cực như “trả thù” đồng nghiệp hay chạy theo mong muốn của người khác”.

Bên cạnh đó, hãy theo dõi ngay Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin và kỹ năng nghề nghiệp nào nhé!

Xem thêm: Xin lỗi vì lỡ nổi – Đây là 4 kiểu đồng nghiệp nổi bần bật chốn văn phòng 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục