Nhiều người khá e ngại việc quay lại công việc cũ sau khi đã dứt áo ra đi, nhưng đừng quá ngại ngần vì Steve Jobs đã làm điều đó, hiển nhiên bạn cũng có thể. Làm cách nào để người chủ cũ có thể ủng hộ bạn quay trở lại hoặc đảm nhiệm vai trò mới? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tham khảo những gợi ý về cách xin quay lại công ty cũ dưới đây!
Khi nào bạn nên đề nghị quay lại
Đôi lúc, chúng ta hối tiếc khi rời bỏ công việc trước đây vì vị trí mới không mang lại hạnh phúc như đã tưởng tượng. Sau những trải nghiệm và đánh giá, bạn sẽ biết được chính xác điều mình đang mong đợi là gì? Nếu nhận ra công việc cũ có thể đáp ứng mọi nhu cầu đó, vậy đừng ngần ngại việc quay trở lại.
Việc quay lại khi đã rèn luyện thêm các kỹ năng mới sẽ là điểm cộng tuyệt vời trong mắt sếp cũ, nhất là khi họ đã nắm được năng lực của bạn. Hãy chịu khó đề cập vấn đề quay lại thật khéo léo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng câu trả lời cho các câu hỏi khó nhằn như “Sao bạn lại quyết định quay trở lại?”, “Ngày trước tại sao bạn rời công ty?”, “Tại sao họ nên thuê bạn trở lại?”.
Khi bạn không nên
Hãy nhớ lại lý do khiến bạn từ bỏ công việc này như văn hóa doanh nghiệp quá gò bó hoặc bạn không được tôn trọng, bị đánh giá thấp và dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực. Cần cân nhắc thật kỹ vì “bút sa gà chết”, có thể bạn sẽ phải gồng mình thêm một lần nữa và khả năng ra đi lần hai sẽ rất cao.
Chưa hết, việc quay trở lại công ty cũ sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cảm xúc và tâm lý của bạn. Chắc chắn những đồng nghiệp cũ sẽ quan tâm bạn bằng những câu hỏi như “ sao quay lại rồi?”, “tính làm bao lâu?”, bạn sẽ không thể tránh khỏi cảm giác bối rối khi phải giải thích với họ.
Nên đề cập vấn đề quay lại như thế nào?
Chúng ta luôn mang tâm lý e dè khi quyết định quay lại công ty cũ, vì vậy hãy rà soát tình hình trước. Bạn có thể bắt đầu từ những đồng nghiệp cũ thân thiết trong công ty trước, chia sẻ về quyết định của bạn và xin họ ý kiến. Nếu thu nhận được phản hồi tích cực thì bạn có thể tự tin quay lại. Nên nhớ, đừng nói xấu sếp hiện tại với đồng nghiệp vì ai cũng e ngại những nhân viên không trung thành.
Sẵn sàng bắt đầu lại
Cách xin quay lại công ty cũ chính là bạn nên mang tâm thế như người mới, xây dựng hình ảnh và cống hiến nhiều hơn, ra sức vun đắp các mối quan hệ. Một điều quan trọng là bạn nên thể hiện sự tôn trọng và giữ đúng vai trò với các đồng nghiệp cũ đã được thăng chức. Việc đầu tư một vài ngày để vạch ra những thay đổi trong công việc và rèn luyện bản thân sẽ hỗ trợ tốt cho thời gian gắn bó sau đó.
Chú trọng văn hóa nghỉ việc
Để mọi mối quan hệ đều tốt đẹp, bạn không nên nghỉ việc do mâu thuẫn và xúc phạm đồng nghiệp. Hãy chia tay trong êm đẹp bằng một bữa tiệc nhỏ và chúc những người ở lại thành công. Thời gian sau đó, bạn có thể thỉnh thoảng chủ động hỏi thăm về công việc hiện tại và cuộc sống của họ để giữ mối quan hệ nhé!
Xem thêm: Nghỉ việc văn minh: Dẫu ra đi vẫn chuyên nghiệp đến phút cuối cùng
Với những chia sẻ trên đây, với các cách xin quay lại công ty cũ hy vọng các bạn có thể tự tin trở lại làm việc và cống hiến cho công ty bạn mong muốn! Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một công việc phù hợp với năng lực cùng mức lương hấp dẫn, hãy truy cập ngay vào website Việc Làm 24h bên dưới nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Khám phá TOP 9 việc làm bán thời gian giúp tăng thu nhập cực hot hiện nay