Mức độ chấp nhận rủi ro phụ thuộc vào sự kiểm soát mà bạn đã chuẩn bị trước cho tình huống đó. Thực hiện theo các cách sau sẽ giúp bạn đưa ra được những tính toán trước khi có những quyết định nghề nghiệp quan trọng.
Mỗi người trong chúng ta đều có định nghĩa riêng về rủi ro và mức độ của mình trong việc chấp nhận rủi ro. Cảm giác rủi ro của bạn phụ thuộc vào mức độ kiểm soát mà bạn cảm thấy bạn có trong tình huống.
Chuẩn bị cho rủi ro
Để có những bước chuẩn bị cho kế hoạch sắp đến bạn nên:
- Có một mục tiêu rõ ràng: Xác định mục tiêu rõ ràng, chi tiết sẽ giúp bạn biết được mình muốn gì và làm cách nào để đạt được nó.
- Lên kế hoạch cho mục tiêu: Bạn nên liệt kê tất cả những việc bạn sẽ làm, thời gian bao lâu, đo lường bằng cách nào, những ai sẽ tham gia.
Đánh giá rủi ro
Bước tiếp theo bạn cần làm là đánh giá rủi ro. Bạn có thể quản trị rủi ro bằng cách nghiên cứu các chọn lựa thay thế một cách phù hợp. Đồng thời liệt kê những ưu và nhược điểm của mỗi phương án mà bạn chọn. Càng có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, bạn càng có nhiều quyền kiểm soát đối với kết quả và bạn sẽ càng ít nghi ngờ về khả năng đạt được mục tiêu của mình.
Nhờ sự hỗ trợ và lời khuyên từ người khác
Bạn nên cần tham khảo lời khuyên và tư vấn từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp hoặc sếp để dễ dàng lên kế hoạch cho mình. Bởi họ sẽ có những góc nhìn khách quan để nhìn nhận vấn đề của bạn hơn. Tuy nhiên, đây là những thông tin để bạn tham khảo để đưa ra quyết định cuối cùng, do đó đừng quá phụ thuộc vào chúng.
Linh hoạt và nhạy bén
Hãy sẵn sàng thay đổi hướng nếu bạn không đạt được kết quả như mong muốn. Bạn luôn theo dõi và kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch để có những thay đổi kịp thời nhằm ứng biến với những sự cố xảy ra.
Không có thứ gì là chắc chắn cả. Nhưng chuẩn bị cho bản thân để bạn chủ động hơn trong quá trình làm việc Bạn có thể phải đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn bằng cách thử những điều mới, nhưng bạn sẽ phát triển tốt hơn nếu biết cách hạn chế và giảm thiểu mức độ rủi ro đấy.