Bạn có biết cách cải thiện hình ảnh của mình trong mắt nhân viên?

Hiểu lầm

Đôi khi quan điểm của cấp trên chênh lệch với cấp dưới dẫn đến những hình dung sai lệch. Đơn cử như một người Sếp khá thoải mái trong quá trình quản lý, không quá tò mò về chuyện nhân viên, mục đích của anh ta là trao quyền, tạo sự tự do và tự chủ trong công việc cho nhân viên. Thế nhưng, không ít nhân viên sẽ phát huy khả năng suy diễn của mình và kết luận rằng Sếp không có năng lực, không chỉ đạo được nhân viên.

Trong một trường hợp khác, Sếp sẽ để tâm đến thông tin nội bộ, đội ngũ nhân viên của mình đang làm gì để kịp thời hỗ trợ nhân viên và sắp xếp công việc. Vị quản lý này sẽ giúp bạn đề phòng và giải quyết nhanh chóng những rắc rối hay rủi ro tiềm ẩn của công việc. Nhân viên lúc này có thể đánh giá Sếp quá khắt khe và kiểm soát nhân viên.

Tại sao Sếp trở nên đáng ghét?

Dưới đây là 5 biểu hiện mà các chuyên gia đã liệu về về một vị Sếp không tốt:

1. Email quá ngắn: Nhân viên thường sẽ khá bức xúc khi mình nhắn “sớ” nhưng Sếp đáp lại quá ngắn như “ok”, “ừ”. Cấp dưới sẽ cho rằng Sếp không mấy tôn trọng nhân viên và hình ảnh về một vị Sếp thô lỗ được xây dựng như vậy đấy!
2. Ít nói chuyện: Việc nói chuyện, hỏi han nhân viên sẽ thể hiện bạn là một người Sếp cởi mở, dễ chịu. Ngoài ra, nhiều nhân viên chia sẻ rằng họ thấy mình trở nên quan trọng khi được Sếp bắt chuyện trực tiếp.
3. Nói lớn tiếng: Lớn tiếng chính là yếu tố thúc đẩy nhiều xung đột, Sếp la mắng càng nhiều, môi trường làm việc càng thêm căng thẳng. Tất nhiên, nhân viên chẳng ai thích ngày nào cũng nghe phải những lời khó chịu, dần dần sẽ hình thành “mâu thuẫn ngầm” với Sếp.

Sếp cần lịch thiệp, nhẹ nhành để tránh “mâu thuẫn ngầm”

4. Không đáp ứng quyền lợi và thúc ép nhân viên: Nhân viên phải làm việc ngoài giờ nhưng vẫn không thể hoàn thành công việc đúng hạn. Trong khi đó, Sếp vẫn không đáp ứng các nhu cầu của nhân viên như đã từng hứa và không nhìn ra những hạn chế của họ. Trong khi đó, Sếp còn buộc nhân viên làm việc vượt quá sức của họ, thậm chí “nhờ vả” các việc lặt vặt, ngoài lề, chắc chắn ai cũng sẽ cảm thấy bất mãn.

lam-the-nao-cai-thien-hinh-anh-trong-mat-nhan-vien
Không đáp ứng quyền lợi và thường thúc ép nhân viên sẽ khiến Sếp mất điểm trong mắt nhân viên

5. Một vị Sếp đáng ghét là một vị Sếp không hề tỏ ra đồng cảm với nhân viên, thường có những phê bình mang tính tiêu cực, thậm chí lạm dụng nhân viên trước mặt những người khác.

Để tạo thiện cảm nhưng vẫn thể hiện cương vị của mình, nhà quản lý nên xây dựng hình tượng một vị Sếp nghiêm khắc. Họ sẽ là những người luôn công bằng và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên. Sếp là người nhìn thấy những sai lầm của nhân viên, từ đó hỗ trợ, định hướng họ đi đúng đường và đưa ra các phản hồi giúp họ cải thiện công việc của mình.

Trong trường hợp Sếp và nhân viên có những hiểu lầm, bộ phận nhân sự nên biết cách thay sếp xoa dịu nhân viên. Đồng thời, bộ phận này cần giúp nhà lãnh đạo nhận thức được họ đang bị cho là một vị Sếp đáng ghét dưới mắt của nhân viên và chủ động can thiệp và giúp họ thay đổi phong cách lãnh đạo của mình.

Các Sếp có thể tham gia các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo để hoàn thiện năng lực quản lý của mình.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục