Làm thế nào để bạn không mắc nhiều sai sót trong quá trình làm việc, để không ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của bạn? Bên cạnh chuyên môn giỏi, bạn còn phải biết cách hành xử khéo léo, đặc biệt bạn phải biết đoán tâm ý sếp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc làm 24h tìm hiểu trong bài viết bên dưới!
1. Chứng tỏ năng lực để thấu hiểu tâm ý sếp
Các sếp luôn chú ý các nhân viên hòa đồng, chịu khó, luôn chăm chỉ làm việc. Vì thế, để có thể tiếp cận sếp và hiểu ý sếp hơn bạn nên xung phong nhận những nhiệm vụ “khó nuốt” và nỗ lực hoàn thành nó. Dù kết quả có đạt hay chưa đạt thì sếp cũng đánh giá cao tinh thần làm việc của bạn và ghi nhận năng lực. Trong quá trình làm, vì là nhiệm vụ khó nên bạn có thể gặp sếp trực tiếp và thẳng thắn trao đổi hoặc đề xuất yêu cầu khi cần thiết. Sếp sẽ sẵn sàng hỗ trợ hoặc gợi ý cho bạn những hướng đi tốt nhất. Từ đó, bạn vừa tạo được mối quan hệ với sếp vừa hiểu được tâm ý của sếp trong cách giải quyết vấn đề, ra ý tưởng. Đây là điều hết sức quan trọng cho công việc của bạn về sau.
Xem thêm: 5 đặc điểm sếp tốt khiến nhân viên tận tâm, cống hiến hết mình cho công việc
2. Có nên đi sớm về trễ?
Chăm chỉ đôi khi là con dao hai lưỡi. Nếu bạn luôn luôn đi sớm về trễ thì sẽ có lúc sếp nghi ngờ về khả năng quản lý thời gian của bạn. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải đến công ty sớm nhất, nhưng hãy luôn luôn đến đúng giờ. Một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là sếp sẽ không chăm chăm xem bạn làm việc mấy giờ một ngày mà chỉ cần biết bạn đã làm được những gì và kết quả ra sao.
3. Đừng hỏi khi sự “đã rồi”
Không vị sếp nào thích các việc “đã rồi”, đặc biệt là những chuyện không tốt, ảnh hưởng đến kết quả cả nhóm. Hãy luôn chắc rằng những việc của bạn trước khi làm đều được thông qua cấp trên. Đừng nên giải quyết sự việc theo kiểu “tiền trảm, hậu tấu”. Như thế, sếp sẽ không hài lòng về bạn và có thể bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn sự việc nếu xảy ra rủi ro lớn.
Tuy nhiên, không phải việc gì bạn cũng hỏi sếp. Hãy nghĩ ra những phương án có thể thực hiện và trình bày các phương án một cách rõ ràng với cấp trên. Như thế bạn sẽ củng cố được vị trí của mình trong mắt cấp trên.
Xem thêm: 5 cách tuyệt vời giúp bạn nhanh chóng tạo ấn tượng với sếp mới
4. Trung thành và hiểu tâm ý sếp
Là một nhà lãnh đạo tốt, sếp luôn tôn trọng nhân viên của mình. Đổi lại, sếp cũng hy vọng bạn sẽ tôn trọng sếp bao gồm cả trong công việc và đời tư của họ. Đặc biệt, khi sếp cần tìm một nhân viên thân tín thì phẩm chất trung thành là rất quan trọng. Bởi vì khi đó bạn sẽ được giao những nhiệm vụ quan trọng và sếp đặt rất nhiều lòng tin vào bạn. Hãy nhớ, dù trong quá trình làm việc bạn sẽ gặp nhiều rắc rối nhưng tuyệt đối không được nói xấu sếp.
Để có thể hiểu được tâm ý sếp một cách chính xác nhất bạn cần phải tạo được lòng tin tuyệt đối từ sếp, chứng tỏ được năng lực của bản thân. Để từ đó, sếp có thể dễ dàng chia sẻ những chiến lược gì sếp đang hướng đến và bạn chắc chắn sẽ học hỏi được nhiều điều.
Xem thêm: Nịnh sếp để được thăng tiến trong công việc, nên hay không?