Mental Breakdown là gì? Cách vượt qua khủng hoảng tinh thần

Đứng trước áp lực cuộc sống hiện đại, không ít người đã từng trải qua những giai đoạn khủng hoảng tinh thần, hay còn gọi là Mental Breakdown. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, Mental Breakdown còn gây ra những tác động tiêu cực đến thể chất, các mối quan hệ xung quanh và chất lượng công việc. Mental Breakdown là gì? Tác động của Mental Breakdown như thế nào? Làm thế nào vượt qua Mental Breakdown? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Mental Breakdown là gì?

mental breakdown là gì
Mental Breakdown là gì? Biểu hiện của Mental Breakdown là gì?

Mental Breakdown là suy sụp tinh thần, ám chỉ trạng thái rối loạn lo âu mà một người phải trải qua khi đối mặt với cú sốc đột ngột hoặc mức độ căng thẳng tâm lý quá lớn. 

Trong giai đoạn này, người mắc không thể thực hiện các hoạt động thường ngày, không còn sức đối phó trước các áp lực của cuộc sống, xuất hiện các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, mất khả năng tập trung, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng về mặt tinh thần, cảm xúc. Tình trạng này có thể gây ra những tác động tiêu cực không chỉ đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và các mối quan hệ của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra Mental Breakdown 

Các nguyên nhân gây Mental Breakdown liên quan đến các yếu tố căng thẳng tinh thần bất ngờ mà khả năng đối phó vấn đề của chúng ta không thể chống đỡ. 

Tâm lý nhạy cảm: Cảm giác thiếu ổn định trong các mối quan hệ, hay cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi, cô lập,… cũng là nguyên nhân dẫn đến Mental Breakdown.

Áp lực và căng thẳng: Áp lực từ công việc, học tập, cuộc sống gia đình,… có thể dẫn đến trạng thái căng thẳng cực độ, khiến người bệnh không thể xử lý được. Tình trạng kìm nén cảm xúc, khó giải phóng căng thẳng khiến người bệnh không thể thích ứng trước những thay đổi, áp lực, mệt mỏi,…

Tình trạng căng thẳng, suy sụp đột ngột: Mất đi người thân yêu, gia đình không hòa thuận, khó khăn tài chính, mất việc làm, bị phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc,…. Những sự thất vọng lớn, tai nạn, chấn thương hoặc sự thay đổi đột ngột trong môi trường sống có thể gây ra tình trạng suy sụp tinh thần.

Rối loạn tâm lý: Những người có tiền sử rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh có thể dễ bị ảnh hưởng bởi Mental Breakdown.

Bệnh lý thần kinh: Các bệnh lý như bệnh hoang tưởng, rối loạn nhân cách,… có thể gây ra các cơn suy sụp tinh thần kéo dài, cường độ cao.

Tác động của Mental Breakdown là gì?

mental breakdown là gì
Tác động của Mental Breakdown là gì? Bạn có đang Mental Breakdown?

Dưới đây là những triệu ứng của Mental Breakdown tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần: 

Lo âu và sợ hãi quá mức

Khi gặp phải tình trạng Mental Breakdown, người bị ảnh hưởng thường cảm thấy lo âu, sợ hãi trước mọi vấn đề. Tâm lý của họ trở nên quá tải, hệ thần kinh luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ, dễ dàng phản ứng dù chỉ là các kích thích nhỏ. Những vấn đề bình thường và không mấy quan trọng cũng khiến họ cảm thấy bối rối, lo lắng, bồn chồn, bất lực và hoảng loạn.

Trầm cảm

Mental Breakdown thường đi kèm với tình trạng mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin và dopamine. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc, khiến người bệnh dễ cảm thấy buồn bã, trống rỗng, mất hứng thú và trở nên mất năng lượng Người bệnh thường suy nghĩ tự ti, có xu hướng tự huỷ hoại bản thân, thậm chí tự tử. 

Xem thêm: Top các bài test trầm cảm uy tín, nếu cảm thấy chán nản bạn nên làm ngay!

Xuất hiện những cơn hoảng loạn

Mental Breakdown đi kèm với mức độ căng thẳng tâm lý rất cao. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể và tâm trí luôn trong trạng thái sợ hãi, tuyệt vọng, dẫn đến tình trạng khó thở, run rẩy, đổ mồ hôi, loạn nhịp tim, xuất hiện các cơn đau đầu và đau cơ không rõ nguyên nhân. 

Mental Breakdown có thể gây ra các triệu chứng rối loạn ăn uống như mất vị giác, chán ăn, buồn nôn, đau bụng hoặc tìm thấy sự an ủi khi ăn quá nhiều. Người bị Mental Breakdown phải đối mặt với tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài như mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ không sâu,… gây ra tình trạng suy nhược trí nhớ, kiệt sức và mệt mỏi liên tục.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

Mental Breakdown thường xảy ra sau khi một người trải qua các sự kiện chấn thương tâm lý nghiêm trọng như tai nạn, bạo lực, mất người thân,… Những trải nghiệm này dẫn đến PTSD, một rối loạn tâm lý xảy ra sau khi một người trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây chấn thương nghiêm trọng. Khi cơ thể và tâm trí không thể phục hồi sau căng thẳng, các triệu chứng của PTSD như hồi tưởng về sự kiện chấn thương, ác mộng và căng thẳng cực độ sẽ bắt đầu xuất hiện.

Cô lập xã hội

Mental Breakdown khiến người bệnh cảm thấy bất lực và tự ti về bản thân, họ không còn cảm nhận niềm vui, hứng thú khi gặp gỡ, giao tiếp, tiếp xúc người khác hoặc từ chối tham gia các sự kiện. Áp lực tâm lý khiến họ tự cô lập bản thân, thu mình trong thế giới riêng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cách phản ứng trước các mối quan hệ xung quanh, dù là gia đình. 

Làm thế nào vượt qua khủng hoảng suy sụp tinh thần?

mental breakdown là gì
Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua khủng hoảng suy sụp tinh thần?

1. Nuôi dưỡng tinh thần khỏe mạnh

Dưỡng sức tinh thần là bước quan trọng trong quá trình điều trị Mental Breakdown, giúp người bệnh cải thiện tâm trạng và tiếp nhận tốt hơn các liệu pháp khác. Bằng cách thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga, thiền định và hít thở sâu, người bệnh có thể giảm bớt căng thẳng, xoa dịu tâm trạng và cân bằng tinh thần. 

2. Cân bằng sức khỏe thể chất

Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc và chăm sóc cân bằng dinh dưỡng là nền tảng quan trọng. Hãy chọn một không gian yên tĩnh, thoải mái, tránh tiếng ồn và ánh sáng quá mức,… Đồng thời, giữ thời gian ngủ đều đặn hàng ngày để cơ thể có đủ thời gian phục hồi và nghỉ ngơi. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tránh xa thức uống có cồn, cafein hay thức ăn nhanh.

Đừng quên tập thể dục điều độ, tham gia các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… Hoạt động cơ thể tích cực giúp giảm bớt căng thẳng và lo âu, giúp cơ thể sản sinh endorphin – một hormone tự nhiên làm giảm đau và mang đến cảm giác hạnh phúc.

3. Trò chuyện với những người mà bạn tin tưởng

Đôi khi, những người xung quanh chính là liều thuốc chữa lành hiệu quả nhất. Điều quan trọng là bạn không nên coi thường những biểu hiện của suy sụp tinh thần, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.

Hãy dành thời gian tâm sự, chia sẻ và bộc lộ những gì bạn đang trải qua, bạn có cơ hội để giải phóng những cảm xúc tiêu cực và cảm thấy nhẹ nhõm, bớt căng thẳng hơn. Không những thế, người nghe có thể đưa ra lời khuyên và mang bạn đến với những góc nhìn khách quan hơn về tình huống mà bạn đang gặp phải.

4. Tâm lý trị liệu

Những buổi tâm lý trị liệu cho phép người bệnh thảo luận và giải tỏa các cảm xúc tiêu cực, giúp họ nhìn nhận vấn đề rõ ràng và tích cực hơn. Các chuyên gia, bác sĩ tâm lý có thể điều trị bằng tâm lý học và tư vấn giúp người bệnh hiểu cũng như giải quyết các vấn đề. 

Đặc biệt là phương pháp Cognitive Behavioral Therapy (CBT), giúp người bệnh nhận biết và thay đổi suy nghĩ tiêu cực, hành vi không lành mạnh, từ đó cải thiện tâm trạng và cảm giác tự tin hơn.

Kết luận

Mental Breakdown là tình trạng khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, bằng cách nhận diện sớm các dấu hiệu, bạn có thể tìm kiếm biện pháp tự chăm sóc và quản lý căng thẳng để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ Mental Breakdown là gì và biết cách vượt qua khủng hoảng.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Eustress: Nghịch lý căng thẳng nhưng lại tích cực?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục