Không chỉ là công thức viết content, mô hình AIDA còn hơn thế nữa

AIDA được biết đến như một công thức viết content nổi tiếng mà mọi Marketer đều nghe qua. Tuy nhiên, thực chất AIDA lại là mô hình tiêu chuẩn hóa hành vi, động cơ mua hàng của người tiêu dùng và đã tạo nên sự thành công cho nhiều chiến dịch tiếp thị trên toàn thế giới. Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ mô hình AIDA trong Marketing và Sales? Ở bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá nhiều hơn về công thức AIDA và học hỏi cách áp dụng AIDA từ những thương hiệu lớn.

Mô hình AIDA là gì?

AIDA là một trong những mô hình cơ bản nhưng quan trọng được sử dụng để phát triển các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị. AIDA là viết tắt của:

– Attention/Awareness: chú ý/nhận thức.

– Interest: hứng thú.

– Desire: mong muốn.

– Action: hành động.

mô hình aida
AIDA là mô hình tiêu chuẩn hóa hành vi mua hàng của người tiêu dùng

Mô hình AIDA minh họa hành trình của khách hàng từ lúc biết cho đến khi mua sản phẩm, dịch vụ và được phát triển bởi doanh nhân người Mỹ Elias St.Elmo Lewis. AIDA cũng có nhiều phiên bản khác nhau hoặc các bước bổ sung để phù hợp với từng doanh nghiệp. Tiêu biểu là bổ sung thêm bước Retention (duy trì) sau Action vì các hoạt động giữ chân khách hàng có giá trị lớn trong việc cạnh tranh với đối thủ. Lý do có nhiều biến thể của mô hình AIDA đó là vì các Marketer cho rằng AIDA dù đơn giản nhưng lại tạo được nền tảng vững chắc các chiến lược tiếp thị và truyền thông.

mô hình aida
AIDA có nhiều biến thể khác nhau như: AIDAR, AIDAE…

Cách thức hoạt động của mô hình AIDA

Đây là cách bạn có thể sử dụng mô hình AIDA để mô tả trải nghiệm của khách hàng với một thương hiệu:

Attention/Awareness

Đây là giai đoạn mà thương hiệu tạo ra nhận thức và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Sự tồn tại của một thương hiệu không có nghĩa là khách hàng sẽ biết về nó. Do đó cần sáng tạo những hoạt động tiếp thị để càng nhiều người biết đến thương hiệu càng tốt. Để thu hút sự chú của khách hàng, công ty có thể sử dụng các công cụ tiếp thị như: quảng cáo trên kênh báo in, tivi, radio, truyền thông mạng xã hội…

mô hình aida
Quảng cáo ngoài trời là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu

Interest

Sau nhận thức sẽ đến giai đoạn quan tâm, hứng thú. Ở đây giao tiếp chính là chìa khóa quyết định. Điều quan trọng là thông điệp về sản phẩm, dịch vụ phải rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề. Thông điệp nên thể hiện được rằng sản phẩm, dịch vụ sẽ đáp ứng nhu cầu của người dùng như thế nào, đồng thời cung cấp các thông tin hữu ích để “educate” khách hàng. Doanh nghiệp có thể khơi gợi sự quan tâm của khách hàng bằng cách:

– Kể những câu chuyện hấp dẫn.

– Sáng tạo cách thể hiện tính năng sản phẩm, lợi ích của dịch vụ.

– Tạo ra những đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ.

mô hình aida
Sáng tạo là yếu tố hàng đầu để thu hút sự quan tâm của khách hàng

Desire

Giai đoạn thứ 3 trong mô hình AIDA nhằm giúp khách hàng nhận ra họ muốn hoặc cần sản phẩm, dịch vụ này. Khách hàng thường chuyển từ quan tâm sang mong muốn khi so sánh các sản phẩm, dịch vụ với nhau. Do đó doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội để làm nổi bật những lợi ích hoặc USP (Unique Selling Point) của sản phẩm, dịch vụ. Một số gợi ý giúp doanh nghiệp tạo ra mong muốn của khách hàng như:

– Thể hiện cá tính của thương hiệu.

– Liên kết các giá trị như tình bạn, hạnh phúc,… với sản phẩm, dịch vụ.

– Chọn đại sứ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ.

Chọn đại sứ thương hiệu là một trong những cách để khơi gợi mong muốn của khách hàng

Action

Đây là giai đoạn cuối trong mô hình AIDA, khách hàng sẽ thực hiện các hành động theo mong muốn như mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ… Ngoài ra, hành động của khách hàng cũng có thể mang tính thăm dò như lấy mẫu sản phẩm, dùng thử dịch vụ…

Retention (trong phiên bản mô hình AIDA mở rộng)

Một số doanh nghiệp có thể thêm giai đoạn thứ 5 vào mô hình AIDA. Retention (duy trì) để cập đến việc giữ chân người tiêu dùng và chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành với công ty.

Mô hình AIDA mang đến những lợi ích gì?

Cung cấp dữ liệu chi tiết

Do mô hình AIDA chia trải nghiệm của người dùng thành nhiều giai đoạn nên các Marketer có thể phân tích hành vi ở từng giai đoạn, thu thập được những thông tin có giá trị và hiểu được điều gì thúc đẩy họ mua sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, bằng cách tiến hành khảo sát, doanh nghiệp sẽ đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, từ đó tạo ra các hoạt động mở rộng quy mô phủ sóng. Ngoài ra, theo dõi các lượt truy cập website và hoạt động truyền thông xã hội sẽ giúp Marketer đánh giá hiệu quả các kế hoạch tiếp thị.

mô hình aida
Mô hình AIDA giúp các Marketer thu thập và phân tích dữ liệu

Tiêu chuẩn hóa cách đo lường hiệu quả của hoạt động tiếp thị

Khi công ty có nhiều nhóm Marketer, cách đo lường mức độ tương tác của người dùng được tiêu chuẩn hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên. Sử dụng mô hình AIDA cho tất cả kế hoạch tiếp thị có thể đảm bảo các nhóm so sánh kết quả của nhiều dự án khác nhau. Đồng thời còn giúp xác định những cách hiệu quả để cải thiện một hoặc nhiều giai đoạn và áp dụng cho các dự án tiếp thị khác.

mô hình aida
Sử dụng mô hình AIDA giúp Marketer so sánh kết quả của nhiều dự án khác nhau

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Sử dụng mô hình AIDA để phân tích hành vi của người tiêu dùng có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các nội dung và chương trình khuyến mãi nhằm xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Khi đã hiểu lý do vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp sẽ thay đổi cách thức quảng cáo và tiếp cận khách hàng.

Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Đâu là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả?

Ví dụ các thương hiệu áp dụng thành công mô hình AIDA

Netflix

Khi Netflix đến Ấn Độ, vấn đề lớn nhất mà họ gặp phải là người Ấn Độ đã có quyền truy cập nội dung miễn phí trên nhiều nền tảng khác nhau và phần lớn các gia đình đều kết nối cáp. Hãy xem cách Netflix thu hút thị trường mới và thuyết phục người Ấn Độ sử dụng nền tảng này bằng mô hình AIDA:

– Để tạo sự chú ý, Netflix đã chọn công cụ quảng cáo ngoài trời với những poster khổng lồ về các chương trình như Narcos, Friends… 

– Tiếp đến, họ mang đến sự hứng thú bằng cách tập trung vào dân số trẻ của Ấn Độ. Người dùng sẽ thấy bản dùng thử miễn phí 1 tháng trên trang web của Netflix. Chính điều này đã tạo ra sự tò mò về những chương trình khác đang chiếu trên Netflix.

– Sau khi trải nghiệm 1 tháng, người dùng sẽ có mong muốn xem thêm những bộ phim tài liệu, phim bom tấn của Hollywood và Bollywood cùng các tính năng hỗ trợ cho mọi thiết bị, đề xuất được cá nhân hóa dựa trên thói quen của người dùng.

– Ở bước hành động, Netflix cung cấp nhiều gói đăng ký tùy thuộc vào túi tiền của khách hàng. Tại thời điểm này, người dùng bị cuốn hút vào những gì đang trải nghiệm nên việc chuyển đổi khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

Adidas

Bằng những cách sáng tạo, Adidas cũng đã sử dụng mô hình AIDA trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo thương hiệu:

– Mục đích của chiến dịch là tạo ra cảm giác sở hữu Adidas “cool” (ngầu) như thế nào. Để tạo ra nhận thức này cho sản phẩm của mình, Adidas hợp tác với những người nổi tiếng, đặc biệt là các vận động viên hàng đầu. Số người hâm mộ kết hợp với thương hiệu Adidas đủ để tạo tiếng vang xung quanh sản phẩm mới và hướng họ đến trang web của Adidas.

– Tiếp theo, Adidas tung những cụm từ gây tò mò trên trang web như “see possibilities” để kiểm tra các sản phẩm mới có thật sự tạo ra kết nối sâu sắc giữa thương hiệu và người dùng hay chưa. Bên cạnh đó, các tiêu đề như “new”, “save up to 50%” đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

– Những người nổi tiếng và ảnh hậu trường của sự kiện ra mắt đều kích thích sự tò mò của khách hàng. Yếu tố độc quyền mà thương hiệu thể hiện là những gì khách hàng mong muốn.

– Khi đó, việc bán hàng trở nên đơn giản hơn đối với Adidas bởi chất lượng và tính năng vượt trội của sản phẩm kết hợp với việc quảng bá thông điệp “to be like your idols, Adidas is the right choice”.

mô hình aida
Adidas cũng đã từng thành công khi sử dụng mô hình AIDA 

Không chỉ được áp dụng trong các chiến dịch tiếp thị truyền thống, mô hình AIDA còn thể hiện được tính hiệu quả trên các nền tảng kỹ thuật số. Tiêu biểu như công thức viết content AIDA dường như đã trở thành “biểu tượng” cho các nội dung quảng cáo trên Facebook, Google. Có thể nói mô hình AIDA không bao giờ lỗi thời dù ở bất kỳ thời đại nào của Marketing. Qua bài viết này của Việc Làm 24h, hy vọng đã cung cấp cho những thông tin hữu ích về mô hình AIDA và giúp bạn đọc có những ý tưởng mới cho thương hiệu của doanh nghiệp. 

Xem thêm: Lộ trình tự học Digital Marketing từ A đến Z bất kỳ ai cũng có thể theo đuổi

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục