Bên cạnh stress, burn out, peer pressure, những mối quan hệ toxic chốn công sở đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới hành trình sự nghiệp của dân văn phòng. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn mối quan hệ toxic là gì và làm sao để thoát khỏi mối quan hệ toxic chốn công sở
Mối quan hệ toxic là gì?
Mối quan hệ toxic hay mối quan hệ độc hại (tiếng Anh là Toxic Relationship) là thuật ngữ chỉ mối quan hệ khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin, không thoải mái hoặc luôn trong trạng thái bất an.
Mối quan hệ toxic là cụm từ được nhắc đến nhiều trong tình yêu, quan hệ gia đình nhưng ngày nay thường xuyên được nhắc đến trong cả môi trường công sở. Trong mối quan hệ toxic, một bên thường vô tình hoặc cố ý làm tổn thương người khác về thể xác hoặc tinh thần, khiến đối phương bị ảnh hưởng về tâm lý lẫn sức khỏe.
Những ảnh hưởng của mối quan hệ toxic khi đi làm không chỉ tác động tới chất lượng công việc, mà còn tới sức khoẻ tinh thần của người lao động, khiến họ gặp khó khăn ngay cả khi đã rời bỏ công việc cũ.
Dấu hiệu mối quan hệ toxic là gì?
Trong môi trường công sở, mối quan hệ toxic có thể đến từ mối quan hệ với đồng nghiệp hoặc mối quan hệ với sếp.
Trước khi biết được cách tránh khỏi những mối quan hệ toxic, sau đây là những dấu hiệu mối quan hệ toxic là như nào, giúp bạn nhận diện liệu mình có đang có nguy cơ gặp phải một mối quan hệ toxic chốn công sở hay không.
Xem thêm: Đừng biến drama công sở trở thành một nét văn hóa độc hại
Dấu hiệu từ bên ngoài
Một người sếp độc đoán, có xu hướng đàn áp, thậm chí thiên vị trong công việc có thể khiến nhân viên cảm thấy bất an. Sếp không phản hồi mail, không giải đáp thắc mắc, lảng tránh xử lý vấn đề, không tôn trọng khoảng thời gian riêng của nhân viên sau giờ làm, áp đặt yêu cầu làm việc vô lý ngay cả vào cuối tuần, để cho công việc của nhân viên quá nhiều căng thẳng dẫn đến kiệt sức hoặc “dí” deadline liên tục. Tất cả đều là dấu hiệu của một vị sếp toxic.
Một lãnh đạo cứng nhắc, không cởi mở, không có khả năng duy trì kỷ luật văn phòng, không làm gương tuân thủ… cũng là dấu hiệu của môi trường toxic mà bận nên cân nhắc
Đồng nghiệp thường xuyên áp đặt cảm xúc tiêu cực cá nhân vào công việc, cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu và phán xét lẫn nhau, chia bè kết phái để cô lập người khác. Đó chắc chắn là một trong những dấu hiệu của người đồng nghiệp toxic bạn cần tránh xa.
Dấu hiệu từ bên trong
Bên cạnh những dấu hiệu từ người khác, nếu bạn cảm thấy bản thân đang rất “không ổn” khi phải đối mặt với mỗi ngày đi làm, rất có thể bạn cũng đang ở trong một mối quan hệ toxic chốn công sở. Cụ thể, sau đây là những dấu hiệu bạn có thể cảm nhận từ bên trong chính mình:
- Cảm thấy kiệt sức do lúc nào cũng trong tình trạng quá tải công việc
- Nhàm chán do công việc thiếu thử thách, việc duy nhất của bạn là “làm đi, làm lại” cùng một loại hình công việc mà không có lối thoát.
- Cảm thấy bản thân không đáp ứng được yêu cầu công việc: đây là hệ quả khi bạn cảm thấy bất lực, thiếu năng lực và khó lòng đáp ứng được những đầu công việc được giao.
- Thiếu động lực làm việc, cảm thấy năng suất làm việc của mình giảm dần.
- Bạn nhận thấy vai trò, trách nhiệm và công việc của mình bị lẫn lộn, không rõ ràng
- Bạn cảm thấy thiếu tin tưởng vào sếp hoặc đồng nghiệp.
- Bạn có cảm giác bị tách biệt hoặc cô lập khỏi đội nhóm, lạc lõng trong phòng ban.
- Bạn cảm thấy hầu như không có cơ hội để bản thân mình phát triển, con đường tương lai ở công ty bế tắc.
- Bạn e ngại thái độ của đồng nghiệp không tích cực, bản thân luôn sợ bị chê bai, không dám thử thách bản thân, thậm chí nặng nề hơn là khiến bạn nghi ngờ chính năng lực của bản thân mình.
Xem thêm: Cẩm nang sinh tồn chốn công sở từ A-Z giúp bạn thoát khỏi vòng vây drama!
Ảnh hưởng của mối quan hệ toxic là gì?
Mối quan hệ toxic tại nơi làm việc có thể hút hết mọi năng lượng, ảnh hưởng xấu tới tâm lý lẫn tinh thần. Cụ thể, sau đây là 5 cách mà mối quan hệ toxic ở nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng đến bạn.
Thiếu năng lượng làm việc
Bên cạnh việc bị giảm năng suất làm việc, năng lượng tiêu cực từ việc chỉ phàn nàn thay vì tập trung tìm ra giải pháp sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, trách nhiệm của cả tập thể và của chính bạn.
Giảm năng suất lao động cá nhân
Thông thường, một nhân viên công sở dành 8 tiếng/ngày và 5 ngày/tuần tại công ty, nếu vướng phải mối quan hệ toxic ở nơi làm việc, tinh thần làm việc của bạn sẽ nhanh chóng bị vắt kiệt. Sự chán chường, thiếu động lực phấn đấu, thiếu niềm vui khi đi làm sẽ nhanh chóng khiến năng suất làm việc của bạn giảm sút. Năng lực thế mạnh của bản thân không được phát huy mà còn thậm chí còn dần thui chột, lãng phí thời gian.
Giảm hiệu quả làm việc nhóm
Đồng nghiệp của bạn là người hay nói xấu, hay phán xét, hay chỉ trích người khác? Đồng nghiệp của bạn là người hay đâm chọt sau lưng? Đồng nghiệp của bạn chỉ thích đổ lỗi và không chịu cố gắng? Sự độc hại này chắc chắn làm ảnh hưởng tới niềm tin của bạn vào đồng nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới tinh thần làm việc nhóm cũng như hiệu quả làm việc của chính bạn và của cả tập thể.
Xem thêm: Passive Aggressive là gì? Phải làm gì khi đồng nghiệp là người gây hấn thụ động?
Mất niềm tin
Nếu trong một mối quan hệ toxic với người sếp, bạn sẽ nhanh chóng mất niềm tin vào người thuyền trưởng lãnh đạo của mình, bạn hoang mang không biết mình có đang ngồi ở đúng chỗ.
Hoặc ở chiều ngược lại, bạn không những không học hỏi được từ người quản lý mà còn mất niềm tin vào năng lực của chính bản thân mình, bạn hoang mang không biết thực sự do bản thân kém cỏi hay vì lý do gì khác mà mọi việc không như ý.
Dù ở chiều nào, đây cũng là điều vô cùng tai hại ảnh hưởng tới kết quả làm việc trước mắt cũng như sự phát triển tương lai của bạn.
Cách để thoát khỏi mối quan hệ toxic là gì?
Dù có phỏng vấn kỹ tới đâu, tìm hiểu kỹ tới đâu, đôi khi, bạn vẫn gặp phải môi trường làm việc toxic hoặc một mối quan hệ toxic chốn công sở. Bởi những mối quan hệ này thoạt đầu thường rất bình thường cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn. Trong trường hợp này, để bảo vệ chính mình khỏi những mối quan hệ toxic, sau đây là một vài lời khuyên từ Việc Làm 24h để bạn tham khảo.
Tập trung vào điều có thể kiểm soát mối quan hệ toxic là gì?
Đó là những việc có liên quan đến bản thân và bạn có quyền chủ động. Hãy xác định rõ mục tiêu của mình khi làm việc tại công ty: bạn muốn học hỏi thật nhiều, nâng cao năng lực bản thân, hay bạn muốn có một vị trí ổn định, lâu dài? Từ mục tiêu cá nhân trong công việc, bạn sẽ xác định được điều mình cần ưu tiên: làm tốt công việc của chính mình thay vì để yếu tố tiêu cực ảnh hưởng.
Việc một đồng nghiệp thích nói xấu sau lưng không phải là điều bạn có thể kiểm soát nhưng bạn có thể chọn không tham gia những cuộc tám chuyện kiểu như vậy.
Một đồng nghiệp luôn kêu than, phàn nàn không phải là điều bạn có thể kiểm soát nhưng bạn có thể chọn thoát khỏi bầu không khí tiêu cực đó hoặc để nó sang một bên và nỗ lực tìm giải pháp cho công việc của mình.
Một người sếp thích soi mói chỉ trích không phải là điều bạn có thể kiểm soát nhưng bạn có thể chọn làm tốt nhất trong khả năng của mình, làm hết sức.
Bằng chứng hóa mọi thứ
Bằng chứng hóa mọi thứ, luôn giữ các bản sao tài liệu, các trao đổi trên email hoặc giấy tờ chứa thông tin xác thực, luôn xác nhận lại thông tin sau mọi cuộc họp hoặc trao đổi riêng bằng email là cách để bạn tự bảo vệ bản thân hiệu quả và an toàn.
Có góc nhìn đa chiều và trung lập đối với mối quan hệ toxic là gì?
Một câu chuyện khi tiếp cận dưới những góc nhìn khác nhau đôi khi có kết quả khác nhau. Trong một môi trường toxic hoặc trong một mối quan hệ mà bạn cảm thấy bất ổn, hãy giữ cho mình sự cởi mở để đón nhận thông tin nhiều chiều, đồng thời không nên tự đặt áp lực cho mình dưới góc nhìn của người khác hoặc đánh giá người khác chỉ qua thông tin một chiều.
Rời đi khi cảm thấy đã đến lúc
Cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng bạn có một lựa chọn là rời đi, trước khi chính mình bị nhấn chìm trong môi trường làm việc độc hại hoặc mối quan hệ toxic với đồng nghiệp.
Nếu nhận thấy sự bất ổn quá lớn trong công việc, dứt khoát rời đi là quyết định cần thiết để tránh lãng phí thời gian và giúp bạn có cơ hội tìm được một môi trường phù hợp hơn.
Lời kết
Ngày nay, với sự phát triển của nhiều loại hình công việc như freelancer, solopreneur… việc lựa chọn đi làm toàn thời gian tại một doanh nghiệp không còn là lựa chọn duy nhất. Và nếu lựa chọn gắn bó với một doanh nghiệp full time, bạn có quyền lựa chọn cho mình môi trường làm việc lành mạnh, phù hợp để có thể phát triển sự nghiệp vững chắc.
Bài viết trên của Việc Làm 24h hy vọng giúp bạn hiểu hơn về mối quan hệ toxic là gì trong môi trường công sở, các dấu hiệu cũng như cách để tránh khỏi những mối quan hệ toxic này. Chúc bạn luôn có được môi trường làm việc lành mạnh, phù hợp, hiệu quả.
Xem thêm: Chronophobia là gì? Làm thế nào để bạn thôi ám ảnh với thời gian?