Neuromarketing là gì? Khám phá sức mạnh của xu hướng tiếp thị thần kinh 

Neuromarketing – xu hướng kết hợp giữa khoa học thần kinh và Marketing – đã và đang mở ra tiềm năng vô tận hai thác sâu hơn vào tâm trí, tối ưu các chiến dịch quảng cáo và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Neuromarketing là gì, hoạt động như thế nào, mang lại lợi ích gì? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Neuromarketing là gì?

neuromarketing
Neuromarketing là gì, có ý nghĩa như thế nào?

Neuromarketing hay tiếp thị thần kinh là lĩnh vực kết hợp giữa khoa học thần kinh và tiếp thị nhằm hiểu rõ hơn về cách mà não bộ con người phản ứng trước các kích thích trong quá trình đưa ra quyết định mua hàng. Bằng cách đi sâu vào nghiên cứu phản ứng sinh lý – hoá thần kinh của người tiêu dùng đối với các yếu tố tiếp thị như quảng cáo, sản phẩm, bao bì,… các nhà tiếp thị có thể xác định động cơ và quyết định của khách hàng.

Neuromarketing sử dụng các công cụ và phương pháp khoa học để đo lường hoạt động của não bộ, chẳng hạn như máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), điện não đồ (EEG), theo dõi chuyển động mắt (eye-tracking),… Những kỹ thuật này giúp xác định các phản ứng ở cấp độ vô thức và đo đường cảm xúc chân thực của người tiêu dùng.

Vì sao cần đến Neuromarketing?

Thấu hiểu hành vi người dùng

Neuromarketing mang đến cái nhìn sâu sắc về những yếu tố tiềm thức liên quan đến cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng mà các phương pháp nghiên cứu truyền thống khó có thể phát hiện. Bằng cách nghiên cứu sóng não, các phản hồi thần kinh và phản ứng sinh lý, các nhà tiếp thị có thể nhận diện, xác định các điểm tiếp xúc của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu khách hàng chính xác hơn. 

Tăng cường hiệu quả tiếp thị

Sử dụng dữ liệu từ Neuromarketing, các doanh nghiệp có thể tối ưu các yếu tố tiếp thị như quảng cáo, thiết kế bao bì,… nhắm đúng vào nhóm khách hàng mục tiêu, nhờ đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm lãng phí ngân sách.

Tối ưu trải nghiệm người dùng

Neuromarketing giúp các doanh nghiệp thăm dò tâm trí để hiểu rõ hơn về cách mà người tiêu dùng phản ứng trước các yếu tố tiếp thị khác nhau. Tận dụng điều này, doanh nghiệp có thể tối ưu trải nghiệm khách hàng, mang đến sự hài lòng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. 

Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ

Thông qua những nghiên cứu về phản ứng não bộ, Neuromarketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cảm xúc và cách người tiêu dùng nhận thức, phản ứng với thương hiệu. Bằng cách tận dụng những yếu tố như bất ngờ, xúc động, thậm chí là xung đột, doanh nghiệp có thể xây dựng câu chuyện thương hiệu hiệu quả, tạo dựng lòng tin và sự gắn kết lâu dài với khách hàng.

Cải thiện thiết kế sản phẩm/dịch vụ

Thông qua việc phân tích phản ứng thần kinh của người tiêu dùng đối với các sản phẩm, doanh nghiệp có thể tối ưu các yếu tố liên quan đến thị giác và thẩm mỹ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Neuromarketing có vi phạm đạo đức không?

neuromarketing
Neuromarketing là công cụ hữu ích giúp thương hiệu thấu hiểu và mang lại giá trị đích thực cho khách hàng. 

Neuromarketing là công cụ mạnh mẽ trong lĩnh vực tiếp thị, nhưng cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi khi nhiều người lo ngại Neuromarketing có thể bị lạm dụng để thao túng suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhìn nhận công bằng và toàn diện hơn về bản chất và mục đích thì Neuromarketing không hề phi đạo đức. 

Neuromarketing giúp hiểu rõ hơn về cách người tiêu dùng phản ứng với các thương hiệu, sản phẩm và chiến dịch tiếp thị. Bằng cách sử dụng các công nghệ khoa học thần kinh để thu thập dữ liệu về các phản ứng sinh lý và thần kinh của người tiêu dùng, mục tiêu chính của Neuromarketing không phải là thao túng mà là tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn và mang lại giá trị đích thực cho khách hàng.

Những kỹ thuật nghiên cứu Neuromarketing phổ biến

Chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI): fMRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết về hoạt động của não bộ. Kỹ thuật này giúp xác định các vùng não phản ứng với các kích thích tiếp thị, giúp nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về mức độ  chú ý của người tiêu dùng.

Điện não đồ (EEG): EEG đo lường hoạt động điện của não thông qua các điện cực được gắn trên da đầu. Kỹ thuật này giúp phát hiện các phản ứng thần kinh tức thời với các yếu tố tiếp thị. 

Theo dõi chuyển động mắt (Eye-Tracking): Eye-tracking theo dõi chuyển động và điểm nhìn của mắt để xác định các yếu tố thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng để phân tích cách người tiêu dùng tương tác với quảng cáo, trang web, sản phẩm trên kệ hàng,…

Đo lường hoạt động điện cơ (EMG): EMG đo lường hoạt động của các cơ mặt để xác định phản ứng cảm xúc của người tiêu dùng đối với các kích thích tiếp thị. Kỹ thuật này giúp phát hiện các cảm xúc như vui, buồn, ngạc nhiên, thậm chí khó chịu.

Đo lường nhịp tim: Kỹ thuật này đo lường các phản ứng sinh lý để xác định mức độ kích thích và cảm xúc của người tiêu dùng. 

15 ứng dụng thực tiễn của Neuromarketing

1. Ánh mắt của diễn viên

neuromarketing
Trong Neuromarketing, ánh mắt diễn viên nhí tạo ra tác động mạnh mẽ cho thông điệp quảng cáo.

Các nghiên cứu về Neuromarketing đã chỉ ra rằng sự hiện diện của con người trong quảng cáo, đặc biệt là trẻ em, thường tạo ra tác động mạnh mẽ đến người xem. Các nhà quảng cáo đã tìm ra biện pháp thúc đẩy doanh số cho các sản phẩm dành cho trẻ em là sử dụng cận cảnh khuôn mặt đáng yêu của các diễn viên nhí.

Theo các nghiên cứu từ Neuromarketing, khi em bé nhìn thẳng vào ống kính, người xem sẽ chú ý nhiều hơn vào khuôn mặt của em bé, thậm chí bỏ qua nội dung quảng cáo. Nhưng nếu ánh mắt của em bé hướng về phía sản phẩm hoặc thông điệp cụ thể, người xem sẽ tập trung vào quảng cáo hơn.

2. Màu sắc 

neuromarketing
Màu sắc là yếu tố quan trọng tác động đến cảm xúc đối với các chiến dịch quảng cáo Neuromarketing.

Màu sắc có khả năng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người tiêu dùng. Chẳng hạn như nhìn thấy màu đỏ đặc trưng của Coca-Cola, khách hàng thường cảm thấy những kích thích cảm xúc như nhiệt huyết, sự phấn khích, đam mê. Trái lại, màu xanh dương của Pepsi lại mang đến cảm giác tin tưởng và sự cam kết đối với thương hiệu. 

3. Chất liệu bao bì

Những bao bì hấp dẫn thường ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Dựa vào nghiên cứu Neuromarketing, các thương hiệu thực phẩm thiết kế bao bì, tập trung vào các yếu tố như màu sắc, văn bản, hình ảnh trên bao bì hấp dẫn đối tượng mục tiêu.

Sau khi nghiên cứu, biết được nhiều khách hàng không thích những bao bì có bề mặt sáng bóng, hãng snack nổi tiếng Frito-Lay đã quyết định thay đổi bao bì sang chất liệu có bề mặt mờ (matte).

4. Dự đoán hiệu quả quảng cáo

Bằng cách sử dụng fMRI và EEG, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trước khi chúng được tung ra thị trường. Nhờ đó, nhà tiếp thị có thể tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả tiếp thị bằng cách loại bỏ những quảng cáo thiếu kích thích, tập trung vào những quảng cáo khai thác tối đa hành vi và thói quen của người tiêu dùng.

5. Tê liệt quyết định

Một nghiên cứu của Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng quá nhiều sự lựa chọn có thể ngăn cản khách hàng đưa ra quyết định. 

6. Sợ bỏ lỡ (FOMO)

neuromarketing
Hiệu ứng FOMO mang đến nhiều hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo Neuromarketing.

Theo Neuromarketing, mọi người thường lo lắng và sợ cảm giác bỏ lỡ. Chính vì thế mà các chiến lược “Mua ngay trước khi quá muộn” hay “Mua ngay kẻo lỡ” luôn mang lại hiệu quả. “Framing Effect” hay hiệu ứng đóng khung tâm lý  là cách mà các nhà quảng cáo khéo léo giới thiệu các option (lựa chọn) cho người tiêu dùng để khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn.

Xem thêm: FOMO là gì? Dấu hiệu và bí kíp vượt qua FOMO chốn công sở

7. Hiệu ứng so sánh

Người tiêu dùng thường so sánh sản phẩm với nhau trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Nghiên cứu này sử dụng fMRI và eye-tracking để phân tích cách mà các yếu tố so sánh, như giá cả và tính năng, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. 

Những thông tin đầu tiên được tiếp nhận là cơ sở để khách hàng đưa ra quyết định tiếp theo. Người tiêu dùng thường đánh giá giá trị của một sản phẩm dựa trên việc so sánh với những lựa chọn khác. Chẳng hạn, khi bạn mua điện thoại di động, có 2 hãng điện thoại có mức giá tương đương. Một hãng có camera selfie độ phân giải cao hơn, trong khi hãng kia có thời lượng pin lâu hơn. Trong trường hợp này, nhiều người sẽ chọn chiếc điện thoại có camera selfie đỉnh hơn mà không cần phải xem xét sâu hơn về các tính năng khác.

8. Đánh giá sự hài lòng

Bằng cách sử dụng phân tích phản ứng cảm xúc (ERA) dựa trên hình ảnh EEG, nhà tiếp thị có thể đánh giá phản ứng cảm xúc của người dùng đối với sản phẩm, quảng cáo,… Phương pháp này cho phép phân tích các biểu hiện về cảm xúc của não bộ, từ đó hiểu rõ hơn về những yếu tố kích thích, thu hút khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến lược Marketing và quảng cáo.

9. Nhanh là trên hết

Tốc độ có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng và tỷ lệ chuyển đổi. Nghiên cứu này sử dụng eye-tracking và đo lường sinh lý để xác định cách mà tốc độ ảnh hưởng đến sự hài lòng và quyết định của người dùng. Chẳng hạn như, thay vì tập trung vào độ an toàn của việc vận chuyển, các công ty quảng cáo về tốc độ giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy.

10. Nguyên tắc phần thưởng và hình phạt

Các nhà thiết kế đã áp dụng nguyên tắc này nhằm mang đến cảm giác hào hứng cho người chơi với các trò chơi điện tử. Càng nhiều phần thưởng càng xuất hiện nhiều dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến những cảm xúc tích cực và vui vẻ, khiến người chơi có động lực tiếp tục tham gia. Thậm chí, nhiều trò chơi còn xây dựng và áp dụng các nguyên tắc tâm lý vào cơ chế trò chơi để mang đến trải nghiệm thú vị.

11. Những suy nghĩ ẩn giấu

Nhiều người thường e ngại bày tỏ sự thích thú trước các quảng cáo hài hước, vì lo lắng người khác đánh giá không hay về mình. Các nghiên cứu của Neuromarketing đã phát hiện những suy nghĩ ẩn giấu bên trong. Hãng snack Cheetos đã sử dụng phỏng vấn nhóm và EEG để đánh giá phản ứng nhiều người trước đoạn quảng cáo về một cô gái chơi khăm và đổ Cheetos màu cam lên áo trắng của bạn mình. Theo phỏng vấn nhóm, nhiều người tỏ ra không thích quảng cáo này, tuy nhiên, thực tế họ lại thực sự thích nó khi thực hiện EEG.

12. Chiến lược giá cả 

neuromarketing
Trong Neuromarketing, chiến lược giá thường được sử dụng để tác động đến quyết định mua hàng.

Theo nghiên cứu Neuromarketing, các con số cuối cùng của giá thường ảnh hưởng đến cảm xúc và quyết định của người mua. Khi một sản phẩm có giá kết thúc bằng số lẻ như 9.999 sẽ gây ấn tượng và hấp dẫn hơn. Do não bộ thường hiểu và xử lý những con số lẻ dễ dàng hơn, trong khi con số tròn như 10.000 khiến não bộ phải làm việc nhiều hơn để quyết định.

13. Thử nghiệm sản phẩm

Neuromarketing cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm mới bằng cách đo lường phản ứng thần kinh của người tiêu dùng. Điều này giúp xác định những yếu tố nào của sản phẩm được yêu thích nhất, từ đó cải thiện và tối ưu sản phẩm trước khi tung ra thị trường. 

Hãng xe Hyundai đã áp dụng công nghệ EEG để phân tích hoạt động não bộ phản ứng với các tính năng thiết kế khác nhau và tìm hiểu xem những yếu tố nào có thể thúc đẩy quyết định mua hàng. Từ những kết quả nghiên cứu này, Hyundai đã điều chỉnh thiết kế bên ngoài để phù hợp hơn với mong đợi của khách hàng.

14. Website Layout

Thiết kế giao diện trang web ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng và tỷ lệ chuyển đổi. Nghiên cứu này sử dụng eye-tracking và EEG để phân tích cách mà người dùng tương tác với các bố cục, kích thước, màu sắc,… Một số trang web sử dụng các chứng chỉ, nhận xét từ khách hàng để thu hút sự quan tâm. Bố cục trang web theo chiều dọc thường được sử dụng hơn bố cục theo chiều ngang, do cách lướt web từ trên xuống tác động tích cực đến não bộ, khiến người dùng có xu hướng cuộn xuống để tìm hiểu thêm thông tin.

15. Headlines ấn tượng

Tiêu đề là yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người đọc. Theo nghiên cứu EEG và eye-tracking, các tiêu đề hấp dẫn và ấn tượng có khả năng tăng tương tác của người dùng.

Kết luận

Neuromarketing hay tiếp thị thần kinh đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của xu hướng tiếp thị hiện đại. Neuromarketing là công cụ mạnh mẽ giúp khai thác những dữ liệu quý báu từ tâm lý người tiêu dùng và tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Với những thông tin hữu ích mà Vieclam24h.vn chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện về Neuromarketing! Chúc bạn thành công. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Học Marketing ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp rộng mở ra sao?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục