Được biết đến như bước khởi đầu chào đón nhân viên mới, Orientation đã trở thành một nét văn hoá quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Vậy Orientation là gì? Vì sao Orientation Training lại cần thiết đối với doanh nghiệp? Trong bài viết dưới đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn khám phá những bí ẩn liên quan đến thuật ngữ Orientation nhé!
Tìm hiểu tổng quan về Orientation là gì?
Orientation là gì?
Đối với các doanh nghiệp vừa thành lập hoặc nhân viên mới, việc tìm hiểu Orientation là gì rất cần thiết. Về cơ bản, đây là thuật ngữ dùng để chỉ những buổi giới thiệu về công ty cho nhân viên mới. Trong buổi giới thiệu này, nhân viên mới sẽ được tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của công ty, ngành nghề kinh doanh/sản phẩm/dịch vụ, các phòng ban/vị trí công việc, văn hoá và môi trường công việc.
Mục tiêu của các buổi Orientation là giúp nhân viên giảm cảm giác ngượng ngùng, tự tin hơn khi bước vào “đại gia đình” mới. Đồng thời, buổi giới thiệu còn giúp nhân viên hiểu rõ hơn về công ty, tạo nền tảng cơ bản để họ làm việc hiệu quả và năng suất hơn.
Buổi Orientation có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, như họp offline tại văn phòng, cung cấp tài liệu hướng dẫn bằng sách hoặc ebook, video giới thiệu sẵn, họp online,… Hiện nay, nhiều công ty đã áp dụng hình thức Hybrid Learning – kết hợp giữa đào tạo online và offline để tạo sự tiện lợi cho nhân viên.
Orientation Training là gì?
Khi đã hiểu rõ Orientation là gì, bạn hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải mã Orientation Training.
Orientation Training là một phần của buổi Orientation. Buổi training này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới của doanh nghiệp. Mục đích của Orientation Training là cung cấp thông tin, kiến thức và những hướng dẫn ban đầu cho nhân viên mới. Thông quá đó, họ có thể làm quen với công ty, nắm vững văn hoá làm việc, quy trình công việc,…
Orientation Training tập trung vào việc giới thiệu tổ chức, văn hoá công ty, giá trị, chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, quy định, chính sách và quy tắc nội bộ.
Customer Orientation là gì?
Customer Orientation là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị và quản lý kinh doanh. Thuật ngữ này để cập đến việc doanh nghiệp sẽ đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi quyết định và hoạt động của tổ chức. Hiểu cách khác, các doanh nghiệp sẽ có hướng đi và triển khai chiến lược dựa trên nhu cầu, mong muốn và sự hài lòng của khách hàng, thay vì dựa trên sản phẩm, dịch vụ hoặc mục tiêu tài chính.
Customer Orientation bao gồm việc nghiên cứu và hiểu rõ khách hàng, tạo ra sản phẩm/dịch vụ dựa trên thông tin phản hồi của khách hàng, cải thiện dịch vụ sau bán hàng, xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài và cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng. Đây được xem là chiến lược quan trọng để xây dựng lòng trung thành của khách hàng, tạo ra dòng doanh thu ổn định và mang lại cơ hội cho sự phát triển, tăng trưởng cho tổ chức.
Không chỉ giới hạn trong phạm vi phòng tiếp thị, Customer Orientation còn phải thấm nhuần trong toàn bộ tổ chức, từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên cơ sở. Nhờ đó, mọi quyết định, hoạt động của doanh nghiệp sẽ đáp ứng mong muốn, nhu cầu của khách hàng và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho họ.
Career Orientation là gì?
Career Orientation là chương trình được thiết kế để giúp người tham gia hiểu rõ về bản thân, phát triển chuyên môn và định hướng sự nghiệp theo đam mê. Chương trình này tập trung vào việc giúp cá nhân tìm hiểu về kỹ năng, sở thích, giá trị và mục tiêu để đưa ra quyết định chính xác hơn cho con đường sự nghiệp của mình.
Career Orientation bao gồm các hoạt động tích cực, như kiểm tra sở thích, kỹ năng, tư vấn nghề nghiệp, thảo luận về mục tiêu sự nghiệp, cung cấp thông tin về các ngành nghề và con đường sự nghiệp khác nhau. Chương trình này được tổ chức trong nhiều bối cảnh khác nhau, như trường học, tổ chức giáo dục hoặc các tổ chức phát triển nhân sự.
Mục tiêu chính của Career Orientation là giúp người tham gia xác định rõ hơn về hướng sự nghiệp mà họ có thể hài lòng và phát triển. Nhờ đó, người tham gia sẽ tự tin hơn và xác định được những mong muốn của mình trên hành trình phát triển sự nghiệp.
Xem thêm: Career Path là gì? Tự xây dựng lộ trình sự nghiệp phù hợp với đam mê
Vai trò của Orientation là gì đối với doanh nghiệp và nhân viên mới
Hỗ trợ nhân viên mới thích nghi với môi trường công sở
Orientation giúp nhân viên mới hiểu rõ về văn hóa làm việc, giá trị cốt lõi và mục tiêu chiến lược của công ty. Đây là cách giúp nhân viên cảm thấy kết nối mạnh mẽ với môi trường công sở ngay từ những ngày đầu làm việc. Qua các buổi giới thiệu, nhân viên mới có cơ hội làm quen với đồng nghiệp, lãnh đạo và các quy trình công việc. Điều này giúp họ tránh được cảm giác ngượng ngùng và tăng khả năng tương tác tích cực.
Thu hút nhân tài
Không chỉ là cơ hội để công ty làm quen với nhân viên mà ngược lại, Orientation còn là cơ hội cho nhân viên mới tìm hiểu về mức độ chuyên nghiệp và cam kết của doanh nghiệp. Một chương trình Orientation hữu ích cũng giúp xây dựng hình ảnh tích cực cho công ty, làm tăng khả năng thu hút những nhân viên có năng lực.
Cải thiện tinh thần đoàn kết của nhân viên mới
Buổi Orientation không chỉ là một buổi tiếp nhận thông tin mà còn là cơ hội để nhóm nhân viên mới xây dựng mối quan hệ với nhau. Thông qua các buổi Orientation, tinh thần đồng đội sẽ được xây dựng mạnh mẽ, tạo ra sự cam kết đối với mục tiêu và giá trị chung của công ty.
Tăng trưởng doanh thu
Khi được hướng dẫn và đào tạo đúng cách, nhân viên mới có thể nhanh chóng đóng góp giá trị vào sản xuất và doanh số bán hàng. Nếu sở hữu một nhóm nhân viên tự tin, nhiệt huyết và hiểu rõ về công ty, doanh nghiệp sẽ mang lại trải nghiệm tích cực cho khách hàng, khuyến khích sự trung thành và tăng cường uy tín thương hiệu.
Tiết kiệm thời gian, tài nguyên
Quá trình Orientation được thiết kế hiệu quả và có tổ chức, giúp tối ưu hóa thời gian, nguồn lực của cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Buổi đào tạo này còn góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Giảm tình trạng Employee Turnover
Khi hiểu rõ hơn về công ty, nhân viên mới sẽ gắn bó và cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp lâu dài hơn. Một chương trình Orientation hữu ích giúp giảm tỷ lệ nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giữ lại những tài năng quý giá, giảm chi phí đào tạo và tuyển dụng liên tục.
Xem thêm: Employee Attrition: Hao mòn lao động có ý nghĩa gì trong quản trị nhân sự
Quy trình triển khai Orientation Training
Trên thực tế, quy trình triển khai Orientation Training sẽ khác nhau tùy vào tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ gợi ý quy trình cơ bản khi triển khai Orientation Training.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện Orientation Training
Bước 1: Xác định nội dung
Trước tiên, bạn cần xác định những nội dung quan trọng liên quan đến buổi Orientation, bao gồm:
- Lịch sử công ty.
- Giá trị cốt lõi.
- Chiến lược kinh doanh.
- Các thông tin quan trọng về văn hoá làm việc.
Bước 2: Xây dựng tài liệu
Sau khi thu thập đầy đủ nội dung, bạn cần tổng hợp lại thành các tài liệu, bảng trình bày, video,… Đây là bước quan trọng giúp bạn trình bày thông tin chi tiết và hấp dẫn hơn.
Giai đoạn 2: Lên kế hoạch cho buổi Orientation
Bước 1: Đặt lịch trình
Bạn cần xác định thời gian, địa điểm cho buổi Orientation sẽ diễn ra. Để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả nhân viên mới, bạn nên chọn thời gian, địa điểm phù hợp.
Bước 2: Thông báo đến nhân viên
Trong bước tiếp theo, bạn cần thông báo đến nhân viên mới về buổi Orientation để họ nắm rõ nội dung, thời gian, địa điểm hoặc bất kỳ yêu cầu cần chuẩn bị nào.
Giai đoạn 3: Thực hiện buổi Orientation
Bước 1: Chào đón và giới thiệu
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Khi bất kỳ chương trình hoặc sự kiện nào diễn ra, bạn cũng cần bắt đầu bằng một lời chào nồng hậu. Sau đó, bạn hãy giới thiệu các quản lý và nhóm chủ chốt trong doanh nghiệp.
Bước 2: Trình bày thông tin cơ bản
Để nhân viên hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, bạn hãy dành thời gian trình bày những thông tin cơ bản về công ty, như lịch sử, giá trị, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh.
Bước 3: Giới thiệu văn hoá công ty
Một trong những yếu tố mà nhân viên mới đặt biệt quan tâm là môi trường làm việc. Vì vậy, trong bước tiếp theo, bạn cần giới thiệu về văn hoá làm việc, quy tắc và giá trị cốt lõi để nhân viên có cái nhìn tổng quan về môi trường công sở.
Bước 4: Thảo luận và hỏi đáp
Để buổi Orientation diễn ra hiệu quả hơn, bạn cần cho nhân viên mới thời gian để trao đổi, thảo luận và đặt câu hỏi. Đây là cơ hội để nhân viên mới tương tác và kết nối với nhân viên cũ. Đồng thời, khi được giải đáp những thắc mắc liên quan, nhân viên mới sẽ hiểu rõ về doanh nghiệp hơn.
Xem thêm: 4 cách phát huy kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả nơi công sở
Giai đoạn 4: Giới thiệu về các phòng ban và nhân sự chủ chốt
Bước 1: Giới thiệu các bộ phận
Trong bước này, bạn cần mô tả các bộ phận, nhóm công việc khác nhau trong công ty. Nhờ đó, nhân viên mới có thể hiểu rõ hơn về sự đa dạng cũng như khả năng phối hợp trong tổ chức.
Bước 2: Gặp gỡ những nhân sự chủ chốt
Để tạo sự kết nối và giúp nhân viên mới hiểu rõ hơn về vị trí cũng như nhiệm vụ của mình, bạn cần tạo cơ hội cho họ gặp gỡ, chia sẻ thông tin với những nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Đào tạo quy trình công việc và thiết bị
Bước 1: Giới thiệu các quy trình công việc
Nhân viên mới cần hiểu rõ cách họ thực hiện nhiệm vụ hằng ngày của mình. Vì vậy, trong bước tiếp theo, bạn cần trình bày những quy trình, quy định của công việc cụ thể.
Bước 2: Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm, hệ thống
Nếu doanh nghiệp có sử dụng các thiết bị, phần mềm hoặc hệ thống để làm việc, bạn cũng nên hướng dẫn nhân viên mới tìm hiểu các công cụ cần thiết.
Giai đoạn 6: Tạo cơ hội tương tác và mối quan hệ
Bước 1: Tổ chức buổi gặp mặt
Trong giai đoạn này, bạn có thể tổ chức các buổi gặp mặt thân mật để nhân viên mới có cơ hội gặp gỡ, kết nối với đồng nghiệp và những quản lý.
Bước 2: Hỗ trợ nhóm nhân viên mới
Bạn cần tạo các nhóm hoặc đối tác cho nhân viên mới để họ có thể hỗ trợ nhau trong quá trình kết nối.
Xem thêm: Bật mí cách giao tiếp cho người hướng nội trong môi trường công sở
Giai đoạn 7: Đánh giá và cải thiện quá trình
Bước 1: Thu thập phản hồi
Cuối cùng, bạn cần thu thập ý kiến và phản hồi từ nhân viên mới về buổi Orientation để đánh giá hiệu suất, chất lượng.
Bước 2: Tiến hành cải thiện
Sau khi thu thập đầy đủ các phản hồi, bạn và đội ngũ của mình cần điều chỉnh, cải thiện quy trình Orientation. Đây là cách giúp các buổi Orientation trong tương lai diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Orientation. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Hãy tiếp tục theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để đón đọc những bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Xem thêm: Spotlight Effect: Đừng để nỗi sợ bị đánh giá chiếm lấy bạn!