Sinh viên mới ra trường tìm việc cần cảnh giác các chiêu trò lừa đảo tuyển dụng sau!

Mỗi năm, có hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, cùng với những sinh viên mong muốn làm thêm, con số này đẩy nhu cầu tìm việc lên cao hơn bao giờ hết. Nhưng khi bắt đầu, không phải ai cũng có thể tìm được một công việc đúng nghĩa. Liệu rằng đoạn đường đó có những rủi ro nào có thể xảy đến với sinh viên mới ra trường tìm việc? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

Rủi ro khi sinh viên mới ra trường tìm việc tìm phải công việc ảo

Internet phát triển khiến người dùng dễ dàng tìm việc hơn nhưng cũng là nơi để bọn lừa đảo hoành hành. Bạn sẽ chẳng xa lạ gì khi thấy thông tin tuyển dụng giả mạo trong mail của mình, trong các nhóm tìm việc làm trên facebook, hay thậm chí tinh vi hơn là trà trộn vào các trang của trường. Đặc điểm của những bài tuyển dụng lừa đảo này là thông tin ít, chỉ khái quát công việc và đề cập một mức lương trong mơ nhưng không yêu cầu bằng cấp công việc, chỉ cần “ đam mê” và để lại thông tin liên lạc ít ỏi.

Xem thêm: Thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, người tìm việc hết sức cẩn thận!

sinh viên mới ra trường tìm việc
Rủi ro tìm phải công việc ảo trên mạng xã hội.

Rủi ro bị lừa đảo khi phỏng vấn tìm việc

Ngay cả khi bạn được hẹn phỏng vấn để trao đổi về công việc, vẫn còn vô số thách thức đang chờ bạn chẳng hạn như:

Sinh viên mới ra trường tìm việc thường dễ rơi vào lừa đảo về mức lương, địa điểm làm việc

Bạn đi phỏng vấn và được nhận thông báo về mức lương không giống như cam kết, nhiều nơi có thủ đoạn khi ký hợp đồng như bớt một số 0, chiết khấu phần trăm để đóng các khoản phí vô lý như phí môi trường, bảo dưỡng thiết bị văn phòng, và yêu cầu bạn ký trước khi vào làm.

Một trường hợp khác là trong giấy tờ nơi làm việc ở trung tâm thành phố, nhưng thực tế công việc bạn sẽ làm lại phải đi đến các tỉnh khác hoặc vùng lân cận, được hứa hẹn chỉ làm trong thời gian đầu, đây là thủ đoạn dễ khiến các bạn sinh viên tin tưởng và đồng ý vào làm việc.

Xem thêm: Cảnh báo: Đa cấp là gì? Những dấu hiệu đa cấp lừa đảo bạn cần cẩn thận

Công việc không đúng như trong thông tin tuyển dụng

Nhiều sinh viên ứng tuyển cho vị trí thực tập, nhưng công việc mà họ được nhận khi đi phỏng vấn đó là phát tờ rơi hay phục vụ, với một lý do cực kỳ hợp lý là học hỏi kinh nghiệm. Đây là một hình thức lừa đảo mà những người đang tìm việc cần cảnh giác.

Rủi ro bị lộ thông tin cá nhân của sinh viên mới ra trường tìm việc 

Luôn có những kẻ gian ẩn nấp sau các bài đăng tuyển dụng với mức lương hấp dẫn, đãi ngộ tốt, và yêu cầu để lại thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại, hay thậm chí cả số tài khoản ngân hàng để bên tuyển dụng liên hệ công việc với bạn. Nhiều sinh viên sẵn sàng cung cấp những thông tin đó và chờ đợi phản hồi, nhưng thực chất không có bên tuyển dụng nào cả, mục đích của chúng chỉ là thu thập thông tin và bán lại cho bên thứ ba.

sinh viên mới ra trường tìm việc
Đừng quá tin tưởng cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân khi chưa tìm hiểu kỹ.

Xem thêm: 5 lưu ý giúp bạn tránh trở thành người tìm việc ngây thơ!

Sinh viên mới ra trường tìm việc nên làm gì khi gặp những rủi ro trong tìm việc?

Bạn sẽ quyết định số phận của chính mình, vậy nên hãy cẩn trọng trong quá trình tìm việc. Trước khi ứng tuyển bất cứ việc làm nào, bạn phải tra cứu thông tin pháp lý xem đó có phải công ty ma không. Sau đó hãy chú ý đến sự uy tín của bài tuyển dụng, liệu có ghi đầy đủ thông tin cơ bản như vị trí, mức lương, yêu cầu ứng viên, thời gian và địa điểm phỏng vấn hay không. Quan trọng là không nộp tiền dưới bất kỳ hình thức nào, tìm công việc nghe “ thật” nhất, không có “việc nhẹ lương cao” như bạn hay mơ tưởng.

sinh viên mới ra trường tìm việc
Nên làm gì khi gặp những rủi ro trong tìm việc?

Trong quá trình phỏng vấn, nếu thấy bất kỳ điểm khác lạ nào so với thông tin tuyển dụng như đã kể ở trên, bạn nên hỏi thật kỹ và xem kỹ hợp đồng lao động, vì “ bút sa gà chết”. Hãy luôn nhớ rằng phải sáng suốt và đặt bản thân nên hàng đầu, bất cứ công việc gì cũng phải tìm hiểu thật kỹ dù cho được giới thiệu đi chăng nữa.

Khi nhận thấy công việc đó đặt ra yêu cầu không trả lương, lương quá thấp hay thời hạn thử việc quá dài, bạn hãy xem những gì mình bỏ ra có đáng không và tìm hiểu một chút về pháp luật, chẳng hạn như Pháp luật Việt Nam quy định tiền lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó, hay mỗi doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử một lần đối với một công việc, không quá 60 ngày với sinh viên từ cao đẳng và 30 ngày với sinh viên trung cấp. Bởi vậy nếu công ty đòi hỏi bạn những điều vô lý, hãy thắc mắc ngay với người phỏng vấn. 

Kết luận

Rủi ro luôn tồn tại ở mọi ngóc ngách trên hành trình tìm việc của một sinh viên mới ra trường tìm việc, hiểu biết về những rủi ro đó có thể giúp bạn né tránh phần nào, quan trọng hơn cả là bạn hãy thật khôn ngoan và sáng suốt. Một trang web tìm việc uy tín như Việc làm 24h có thể là nơi giúp bạn giảm thiểu khá nhiều rủi ro không đáng có.

Xem thêm: Đơn giản hóa quá trình tìm việc: Chỉ với các bước này, tăng cơ hội có việc làm ngay!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục