Làm gì khi sếp chưa hài lòng với năng suất làm việc của bạn?

Bạn đi làm đúng giờ và chăm chỉ từ sáng đến chiều, đôi lúc bạn tự hài lòng với công việc hiện tại. Và thật ngạc nhiên, trong một ngày đẹp trời, người quản lý hẹn gặp và trao đổi về năng suất làm việc của bạn.

Lúc này, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng và băn khoăn về thể hiện của mình. Đừng quá lo lắng, có thể đã đến thời điểm công ty cần đánh giá khả năng làm việc của nhân viên và những tiêu chuẩn của sếp lại khác so với bạn một chút. Hãy xem xét các mẹo xử lý tình huống khi bạn nhận được đánh giá kém dưới đây nhé!

phai-lam-gi-khi-sep-cua-ban-nghi-rang-ban-khong-dap-ung-duoc-ky-vong-hinh1
Đừng quá lo lắng, có thể đã đến thời điểm đánh giá khả năng làm việc của công ty và những tiêu chuẩn của sếp lại lệch so với bạn một chút

Chuẩn bị tinh thần trước cuộc trò chuyện

Trước khi tham gia cuộc họp, hãy trấn an bản thân rằng dù cuộc họp diễn ra như thế nào, cũng chỉ là buổi gặp mặt để biết được quan điểm của một cá nhân về năng suất làm việc của bạn thôi. Cuộc trao đổi này chỉ đơn giản là cách để bạn nhận thông tin và phản hồi về thể hiện của mình ở công ty mà thôi. Nhân viên cần linh hoạt sử dụng thông tin mà họ thấy phù hợp để cải thiện công việc cũng như phát triển bản thân tốt hơn.

Tự suy xét bản thân

Thật khó để thừa nhận rằng việc đôi lúc chúng ta chểnh mảng với công việc vì quá áp lực vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn hãy công tâm xem xét lại cách làm việc của mình và đánh giá của sếp, nếu những nhận xét ấy đúng thì hãy cố gắng thay đổi, nếu không bạn hoàn toàn có thể phản hồi với người quản lý trên tinh thần thiện chí.

phai-lam-gi-khi-sep-cua-ban-nghi-rang-ban-khong-dap-ung-duoc-ky-vong-hinh2
Việc đôi lúc chểnh mảng với chúng vì quá áp lực vẫn có thể xảy ra

Suy nghĩ trước khi phản hồi

Khi nhận được một đánh giá năng suất công việc kém, ai cũng sẽ có cảm xúc tiêu cực. Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng hít một hơi thật sâu và đếm đến ba trước khi phản ứng gay gắt với nhận xét của sếp, điều này sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nhân viên cần dành thời gian để lắng nghe ý kiến ​​của sếp một cách tích cực và dành ra vài ngày để suy xét trước khi trao đổi lại với cấp trên.

Yêu cầu một kế hoạch cải tiến

Trong trường hợp nhận ra những góp ý chân thành của sếp sẽ giúp bản thân tốt hơn, bạn nên nhờ sếp xem xét kế hoạch tăng cường năng suất làm việc cho mình. Điều quan trọng là các mục tiêu phải cụ thể và thời gian rõ ràng có thể đạt được, trình bày càng cụ thể, bạn càng đáp ứng được yêu cầu nhanh và hiệu quả hơn.

Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn gỡ rối và nâng cao năng lực làm việc của mình nhé!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục