Kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng mềm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong sự nghiệp của bạn. Đây cũng là kỹ năng mà các doanh nghiệp tìm kiếm khi tuyển dụng nhân sự mới. Bài viết sau của Việc Làm 24h sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả!
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là việc vận dụng năng lực bản thân, kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức để định hướng, thúc đẩy các thành viên hành động hướng đến mục tiêu công việc chung.
Khác với quản lý, lãnh đạo ví như “thuyền trưởng”, “đầu tàu” luôn biết cách điều khiển con tàu để đến đích thành công. Vậy nên, những người sở hữu kỹ năng lãnh đạo thường có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược tốt và kỹ năng quản lý tốt.
Xem thêm: Quyết định là gì? Bật mí 5 tuyệt chiêu giúp rèn kỹ năng ra quyết định nhanh chóng
Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống cũng như công việc.
Trong công việc: Nếu thiếu đi kỹ năng lãnh đạo thì đội nhóm của bạn sẽ giống như con thuyền ra khơi mà thiếu thuyền trưởng. Bạn sẽ không thể:
- Dẫn đường đội nhóm đi đến mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Không thể xác định được tầm nhìn, chiến lược và định hướng mọi người
- Không thể tập hợp đội ngũ nhân sự giỏi và trung thành
- Trở thành người lãnh đạo không được tin cậy
- Không thể tối ưu hiệu quả công việc cũng như phát huy sức mạnh đội nhóm
Trong cuộc sống: Nếu bạn không rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, bạn sẽ không thể lãnh đạo bản thân mình, dẫn đến sự nuông chiều không cần thiết. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ và cả sự nghiệp của bạn.
Cách rèn luyện, phát triển kỹ năng
Nghiên cứu phong cách lãnh đạo phù hợp
Để xây dựng được phương pháp rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, bạn cần xác định được phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân.
Dưới đây là 8 phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay:
- Lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership): Phong cách này thể hiện ở việc trưng cầu ý kiến và đưa ra quyết định cuối cùng, giống như cách đưa ra quyết định trong các cuộc họp đại hội cổ đông. Điều này sẽ tạo cơ hội cho nhân viên phát huy những quyền hạn và năng lực lãnh đạo tại vị trí hiện tại.
- Lãnh đạo độc đoán (Autocratic Leadership): Với phong cách này, bạn sẽ là người đưa ra quyết định mọi việc mà không cần trưng cầu ý kiến của ai dưới quyền. Nhân viên sẽ phải thực hiện theo quyết định của bạn.
- Lãnh đạo trao quyền (Laissez-Faire Leadership): Bạn sẽ trao gần như toàn bộ quyền cho nhân viên cấp dưới mà mình tin tưởng. Bạn sẽ ở vị trí theo dõi tiến độ, tối ưu cũng như hướng dẫn nhân viên. Điều này sẽ nâng cao khả năng tự chủ, năng lực quản lý và phát huy sự sáng tạo của nhân viên.
- Lãnh đạo chiến lược (Strategic Leadership): Phong cách này hướng đến mục tiêu cân bằng giữa mục tiêu của công ty, ban lãnh đạo và cơ hội phát triển của nhân viên.
- Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership): Với phong cách này, bạn và đội nhóm sẽ luôn trong tâm thế sẵn sàng “chuyển đổi” và cải tiến theo mục tiêu công ty. Điều này sẽ giúp phát huy tối đa năng lực của nhân viên khi liên tiếp nhận được các mục tiêu cao hơn.
- Lãnh đạo huấn luyện (Coach – style Leadership): Tập trung vào xác định, nuôi dưỡng từng thế mạnh của thành viên trong nhóm. Đồng thời, cũng chú trọng đến cách phối hợp làm việc giữa các thành viên trong nhóm. Về lâu dài, các thành viên trong đội ngũ sẽ được phát triển một lĩnh vực chuyên môn hoặc kỹ năng mềm.
- Lãnh đạo giao dịch (Transactional Leadership): Phong cách này thể hiện rõ ở việc trao thưởng cho nhân viên theo hiệu suất công việc họ làm. Điều này sẽ giúp thiết lập vai trò, trách nhiệm cũng như tạo động lực cho nhân viên trước những công việc khác nhau.
- Lãnh đạo quan liêu (Bureaucratic Leadership): Đây là phong cách lãnh đạo đi theo quy tắc có sẵn. Bạn sẽ lắng nghe và nhận ý kiến đóng góp và thay đổi quy tắc nếu cần. Sau đó mọi hoạt động trong đội nhóm hay công ty đều đi theo bộ quy tắc đã thống nhất.
Tận dụng mọi cơ hội để trở thành nhà lãnh đạo tập sự
Không hẳn đi làm bạn mới có cơ hội để làm lãnh đạo. Ngay trên ghế nhà trường, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển làm nhóm trưởng môn học, câu lạc bộ nào đó và dẫn dắt các thành viên đi đến mục tiêu chung. Đây là cách tốt nhất để bạn trau dồi kỹ năng định hướng, lên chiến lược và nắm bắt tâm lý đội ngũ của mình.
Xem thêm: Bật mí 5 ý tưởng giúp gắn kết nhân viên với tập thể dành cho doanh nghiệp
Không ngừng rèn luyện tư duy phản biện
Để sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt, bạn sẽ cần trang bị năng lực phản biện trước mọi vấn đề. Phản biện ở đây không phải tranh cãi về một vấn đề mà bạn cần đưa ra các cơ sở lý luận hợp lý, trình bày logic, thuyết phục.
Cách luyện tập tư duy phản biện trong cuộc sống cũng như trong khi học tập, làm việc nhóm:
- Tự tin vào khả năng của bản thân
- Sẵn sàng tiếp nhận cái mới
- Luôn đánh giá vấn đề trên nhiều khía cạnh, khách quan
- Đưa ra những giả định xoay quanh vấn đề mà mọi người đang nhắc đến
- Sử dụng dẫn chứng thực tế
- Hạn chế sự thỏa hiệp khi tranh luận
Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả
Rèn luyện kỹ năng sáng tạo, luôn đưa ra các ý tưởng
Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, bạn cũng cần phát triển khả năng sáng tạo của mình. Bởi một khi bạn trở thành lãnh đạo, bạn sẽ cần định hướng cho các thành viên cách đi đúng, cách truyền thông đúng, ý tưởng về một giải pháp mới.
Các cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo:
- Tìm ra khoảng thời gian sáng tạo “vàng”.
- Thường xuyên ghi lại các ý tưởng, ngay cả khi tắm hay ăn.
- Đứng lên, ra ngoài để tìm kiếm cảm hứng.
- Không ngừng suy nghĩ đến việc tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cho vấn đề hiện tại.
- Gặp gỡ, nói chuyện với những người có khả năng sáng tạo cao.
- Sẵn sàng lắng nghe để thay đổi.
Xem thêm: Tư duy sáng tạo là gì? Làm thế nào cải thiện tư duy sáng tạo mỗi ngày?
Nâng cao kỹ năng lắng nghe bản thân, đồng đội
Ngoài kỹ năng thuyết phục, phản biện thì kỹ năng lắng nghe là điều cần thiết để bạn trở thành nhà lãnh đạo tốt. Lắng nghe ở đây là không chỉ nghe những góp ý từ người khác để sửa đổi bản thân, công việc mà còn lắng nghe để hiểu thành viên trong nhóm. Từ đó nắm bắt được tình hình hiện tại một cách tổng quát nhất và đưa ra các giải pháp xử lý.
Một số tips nâng cao kỹ năng lắng nghe:
- Tập trung vào cuộc hội thoại và chủ động lắng nghe.
- Không ngắt lời người đang nói.
- Không phán xét, trêu đùa hay áp đặt suy nghĩ của bản thân lên đối phương.
- Đặt câu hỏi phù hợp, tránh dồn ép đối phương bằng những câu hỏi mang tính công kích.
- Linh hoạt sử dụng ngôn ngữ hình thể.
Xem thêm: 8 nguyên tắc giúp dân văn phòng rèn luyện kỹ năng lắng nghe để “luôn luôn thấu hiểu”
Sẵn sàng chịu trách nhiệm
Một trong những kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo là dám chịu trách nhiệm trước những kết quả không mong muốn, hoặc chịu trách nhiệm xử lý những mâu thuẫn nội bộ. Bạn có thể tìm cơ hội để đứng ra giải quyết từ những vấn đề nhỏ nhất của bản thân, của các mối quan hệ trong gia đình, trong lớp, trong phòng ban và công ty. Việc này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn với vai trò là người lãnh đạo.
Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả
Cách làm nổi bật kỹ năng lãnh đạo khi đi tìm việc
Khi bạn sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt, việc tiếp theo là thể hiện nó trong CV tìm việc và email ứng tuyển.
- Đối với CV tìm việc: Bạn có thể ghi trong phần kinh nghiệm: Là người lãnh đạo, leader của dự án ABC, hoặc dẫn dắt đội nhóm hoàn thành mục tiêu. Bạn cũng cần ghi rõ nhiệm vụ, công việc và kết quả mà đội nhóm, tổ chức đạt được.
Xem thêm: 10 mẹo viết CV xin việc mà bạn chưa từng nghe qua
- Đối với email ứng tuyển: Bạn cần ghi rõ hơn về cách bạn lãnh đạo, xử lý vấn đề qua các dự án nổi bật. Lưu ý, viết rõ ràng và cô đọng nhất để nhà tuyển dụng có thể nắm rõ kỹ năng lãnh đạo của bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email chuyên nghiệp, chỉn chu cho mọi tình huống
Các nhóm công việc phù hợp khi sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt
Trên Việc Làm 24h, các doanh nghiệp đang tuyển dụng rất nhiều vị trí quản lý yêu cầu kỹ năng lãnh đạo như Trưởng phòng Marketing – PR, Trưởng phòng hành chính nhân sự, Trưởng nhóm kinh doanh, Trưởng nhóm bán hàng… Bạn có thể truy cập Việc Làm 24h và ứng tuyển công việc phù hợp.
Trên đây là những kinh nghiệm rèn luyện, phát triển kỹ năng lãnh đạo từ Việc Làm 24h. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn rõ hơn về kỹ năng này cũng như xác định cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Tiết lộ 10 bước phân công công việc mang lại hiệu quả cao mà bạn không thể bỏ qua