Xung đột có thể gây nên những kết quả tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Chính bởi vậy, giải quyết xung đột tại nơi làm việc là điều mà nhà quản lý cần quan tâm. Thế nhưng phương pháp xử lý xung đột như thế nào là hoàn hảo, đẹp lòng người. Các bạn hãy cùng Việc Làm 24h tham khảo bài viết này để tìm kiếm đáp án nhé.
Xung đột là gì?
Xung đột là quá trình mà một bên nhận ra sự ảnh hưởng tiêu cực, đe dọa quyền lợi từ một bên khác. Cường độ xung đột cũng như bản chất xung đột có thể đem lại kết quả tiêu cực hoặc tích cực cho công việc và việc này phần nhiều có được do cách giải quyết xung đột của nhà quản lý.
Giải quyết xung đột có ích lợi gì?
Nếu giải quyết xung đột tốt, việc này sẽ đem đến các lợi ích:
- Nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty.
- Nâng cao khả năng phối hợp khi làm việc nhóm.
- Nâng cao tầm hiểu biết của các thành viên về mục tiêu lớn và mục tiêu nhỏ cần đạt được.
Nếu giải quyết xung đột không tốt, sẽ gây nên những hậu quả sau:
- Mâu thuẫn công việc trở thành mâu thuẫn cá nhân, gây nhiều xào xáo trong công ty.
- Tinh thần làm việc nhóm bị phá vỡ.
- Tiêu tốn lãng phí tài nguyên để giải quyết hậu xung đột
Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng xung đột?
- Không thống nhất mục tiêu trong công việc
- Sự chênh lệch về nguồn lực
- Có người ngăn cản phá hoại
- Áp lực tâm lý
- Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn
- Cách giao tiếp bị sai lệch gây hiểu lầm
5 cách xử lý xung đột hoàn hảo
1. Phương pháp cạnh tranh
Sử dụng sự “ảnh hưởng” của bản thân để giải quyết xung đột. Bạn có thể sử dụng vị trí, cấp bậc, chuyên môn, khả năng thuyết phục… để khiến người khác nghe theo ý kiến của mình.
Phương pháp này nên áp dụng khi:
- Cần giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Bạn biết chắc chắn là mình đúng.
- Xung đột vừa mới xảy ra không lâu và không mang tính chất “đến hẹn lại lên”
2. Phương pháp hợp tác
Thỏa mãn tất cả những người có liên quan trong sự việc làm lắng dịu sự việc.
Cách làm này nên áp dụng khi:
- Vấn đề xung đột nghiêm trọng, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và giải quyết triệt để ngọn nguồn.
- Sự xung đột đã diễn ra từ lâu gây rạn nứt mối quan hệ nghiêm trọng.
- Bạn cần tạo dựng lại mối quan hệ lâu dài giữa các thành viên.
3. Phương pháp lẩn tránh
Bạn có thể nhờ người thứ 3 giúp định đoạt hoặc phó mặc cho đối phương định đoạt. Khi sử dụng phương pháp này bạn cũng cần đảm bảo người tham gia vào sự vụ này không có tranh chấp quyền lợi bởi mặc dù không có ý kiến, nhưng kết quả vô thưởng vô phạt của phương pháp này có thể khiến một số người cảm thấy không hài lòng.
Chỉ nên áp dụng biện pháp này khi:
- Vấn đề xung đột không quan trọng và không ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của bạn.
- Vấn đề không cần giải quyết triệt để, lợi ích của việc bỏ ngỏ có lợi hơn giải quyết.
- Người thứ 3 có khả năng giải quyết vấn đề thấu đáo hơn bạn.
4. Phương pháp nhượng bộ
Bạn có thể xử lý xung đột bằng cách sẵn sàng hi sinh quyền lợi của mình, không đòi hỏi bên kia đáp lại. Điều này sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đối phương.
Bạn chỉ nên áp dụng khi cảm thấy:
- Việc giữ mối quan hệ tốt đẹp quan trọng với bạn hơn bạn.
- Việc đòi quyền lợi trong sự việc này là không đáng.
5. Phương pháp thỏa hiệp
Thỏa hiệp là mỗi bên chịu nhường 1 bước để cảm thấy thoải mái nhất.
Nên áp dụng phương pháp này khi:
- Hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình vì ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của họ.
- Hậu quả của xung đột là “lưỡng bại câu thương”, thoải hiệp sẽ đem lại sự bình ổn.
Nguyên tắc vàng khi giải quyết xung đột
- Không thể sử dụng tất cả các phương pháp.
- Dựa theo hoàn cảnh để áp dụng phương pháp phù hợp.
- Nên bắt đầu với phương pháp hợp tác.
Với những cách xử lý xung đột trong công việc trên đây, bạn sẽ là nhà quản lý tài ba, giúp doanh nghiệp mình ngày càng phát triển đi lên. Để việc điều hành nhân sự tốt đẹp và doanh nghiệp phát triển, các bạn hãy chú ý những điều trên đây nhé. Việc Làm 24h chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Mâu thuẫn nội bộ – Quản lý nên giải quyết thế nào?