Print on Demand là gì? 5 nền tảng bắt đầu kinh doanh POD hiệu quả hiện nay

Không cần lưu kho, không cần vận chuyển, vốn ban đầu thấp, nếu bạn đang muốn khởi sự kinh doanh riêng và có thêm thu nhập thụ động, Print on Demand chính là lựa chọn hấp dẫn.Vậy print on demand là gì? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về ưu nhược điểm cũng như các bước bắt đầu kinh doanh print on demand qua bài viết sau nhé!

Print on Demand là gì?

Định nghĩa 

Print on demand (viết tắt là POD) có nghĩa là in ấn theo yêu cầu. Đây là mô hình thương mại điện tử, trong đó người bán cung cấp các sản phẩm (cốc, quần áo, túi xách…) được cá nhân hóa cho khách hàng bằng cách in hình dựa theo các mẫu thiết kế độc đáo.

Điểm đặc biệtlà sản phẩm chỉ in khi đơn hàng được tạo. Không cần lưu kho, không nguồn hàng, không nhập hàng, tất cả những gì người kinh doanh POD cần làm là lựa chọn, đăng ký một nền tảng hỗ trợ toàn bộ quy trình từ in ấn đến đóng gói giao khách hàng. 

Về bản chất, POD là mô hình Dropshipping (bán hàng mà không cần lưu kho hay vận chuyển) trong lĩnh vực in ấn. Người bán không sở hữu sản phẩm, không phải chịu trách nhiệm lưu trữ, vận chuyển hay quản lý. Tất cả công đoạn này được thực hiện bởi một bên thứ 3. Người bán sẽ không phải chịu bất cứ khoản phí nào cho tới khi có khách đặt hàng. 

print on demand
Về bản chất, POD là mô hình bán hàng mà không cần lưu kho hay vận chuyển liên quan đến lĩnh vực in ấn. 

2 loại hình Print on demand

Có hai loại hình POD hiện nay là Fulfillment POD (POD trọn gói) và sàn thương mại điện tử POD.

  • Fulfillment POD: đơn vị cung cấp dịch vụ này sẽ cho phép người bán kết nối các sàn thương mại điện tử qua nền tảng của họ. Khi khách đặt hàng, hệ thống tự động gửi đơn hàng tới dịch vụ in ấn và hoàn tất, tạo ra chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh từ đặt đơn tới thu tiền. Việc của bạn là tạo tài khoản trên nền tảng, tự tạo cửa hàng online và tự bán hàng.  
  • Sàn thương mại điện tử (TMĐT) POD: thay vì thông qua đơn vị trung gian, người bán tạo gian hàng trực tiếp trên sàn TMĐT và tự đăng mẫu thiết kế của mình lên sàn. Việc của người bán là đăng tải mẫu thiết kế để được in lên sản phẩm tương ứng thay vì phải tự bán như khi sử dụng Fulfillment POD. Điểm trừ của hình thức này là bạn không thể truy cập hay lưu trữ dữ liệu khách hàng bởi các thông tin này thuộc về sàn TMĐT. 
print on demand
Người bán có thể lựa chọn kinh doanh trên nền tảng POD fulfillment hoặc sàn TMĐT có tích hợp POD. 

Ưu điểm & hạn chế của Print on Demand

Ưu điểm

POD có nhiều ưu điểm như:

  • Tạo ra sản phẩm in ấn đa dạng, dễ dàng, nhanh chóng mà không cần đầu tư thiết bị in
  • Tạo ra nguồn thu nhập thụ động 
  • Loại hình in ấn và sản phẩm đa dạng
  • Không cần lưu kho
  • Không phải chịu trách nhiệm đóng gói, vận chuyển
  • Kênh đầu tư rủi ro thấp 
  • Dễ dàng bắt đầu
  • Tự do kinh doanh theo thế mạnh cá nhân
  • Có thêm thời gian tập trung vào các hoạt động khác. 

Hạn chế

  • Biên lợi nhuận thấp
  • Giới hạn trong khâu kiểm soát đóng gói, hình thức vận chuyển, khó để tạo dấu ấn với khách hàng hoặc chăm sóc khách hàng. 
  • Dữ liệu hạn chế.
  • Khó tạo dấu ấn khác biệt hoặc nếu chọn sản phẩm thị trường ngách.
  • Phí vận chuyển do sàn hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ quyết định nên nhiều khi tương đối cao, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của bạn.

Xem thêm: Startup là gì, có nên phát triển sự nghiệp ở những công ty startup?

print on demand
Một trong các hạn chế của POD là biên lợi nhuận thấp. 

Các bước để bắt đầu kinh doanh print on demand

Để hiểu rõ mô hình POD thì cách duy nhất là bắt tay thực sự làm. Sau đây là các bước cơ bản để bắt đầu kinh doanh với mô hình POD. 

  • Bước 1: Tạo dựng cửa hàng

Bạn có thể chọn tích hợp một đơn vị cung cấp dịch vụ POD kết nối sẵn với các nền tảng TMĐT hoặc dùng dịch vụ POD có sẵn trên sàn TMĐT để tạo cửa hàng và bắt đầu kinh doanh được ngay. 

  • Bước 2: Đăng tải mẫu thiết kế, chọn sản phẩm muốn bán

Sau khi chọn nền tảng POD phù hợp và tạo được cửa hàng online, bạn tiến hành đăng tải các mẫu thiết kế của mình lên cửa hàng.

Nếu sử dụng dịch vụ fulfillment POD, bạn có thể tuỳ ý chọn loại sản phẩm để bán, miễn là nền tảng POD bạn đang sử dụng hỗ trợ sản phẩm đó. 

  • Bước 3: bán sản phẩm

Nếu dùng dịch vụ fulfillment, bạn có thể bắt đầu tiến hành marketing, kéo traffic cho cửa hàng. Còn nếu bạn dùng sàn TMĐT tích hợp POD, bạn có thể quảng bá cửa hàng bằng cách chia sẻ link sản phẩm tới khách hàng tiềm năng để có thể bán sản phẩm.

  • Bước 4: Hoàn tất đơn hàng

Khi có khách tạo đơn mua, hệ thống sẽ tự động in sản phẩm, tiến hành đóng gói rồi vận chuyển đến tay khách hàng. Ngay khi đơn hàng hoàn tất, bạn sẽ nhận được tiền bán sản phẩm thành công. 

print on demand
Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu kinh doanh POD với các bước đơn giản. 

Các lĩnh vực cơ thể áp dụng Print on Demand

Sau đây là những sản phẩm POD phổ biến hiện nay, bạn có thể lựa chọn một hoặc một số sản phẩm này để bắt đầu kinh doanh.

  • Thời trang: áo phông, quần, chân váy, váy, Hoodie, quần short…
  • Phụ kiện: túi xách, mũ, tất, khẩu trang…
  • Vật dụng: cốc, vỏ gối, khăn tắm, chăn…
  • Phụ kiện công nghệ: miếng dán điện thoại (popsocket), ốp điện thoại…
print on demand
Áo thun là một trong những sản phẩm POD được kinh doanh phổ biến.

5 nền tảng Print on Demand hàng đầu hiện nay

Nếu bạn đang nung nấu ý định khởi sự kinh doanh Print on Demand Việt Nam, sau đây là 5 nền tảng POD để bạn lựa chọn.

Printful

Đây là nền tảng kinh doanh Print on Demand đầu tiên trên thế giới với trụ sở tại nhiều quốc gia như Mỹ, Mexico, Tây Ban Nha… Nền tảng này cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm và thương hiệu chất lượng cao. Người bán chỉ cần tạo thiết kế, Printful sẽ hỗ trợ toàn bộ từ khâu in ấn, đóng gói và vận chuyển hàng hoá.

Nền tảng này tích hợp rộng rãi với nhiều sàn TMĐT lớn hiện nay là Ebay, Amazon, Etsy. Đặc biệt, nền tảng còn hỗ trợ thiết kế, tạo video, SEO, tạo quảng cáo Facebook để bạn quảng bá và tạo sự khác biệt với đối thủ.

print on demand
Printiful – nền tảng kinh doanh POD nổi tiếng xuất hiện đầu tiên trên thế giới.

Printify

Nền tảng này ra đời từ năm 2015 với trụ sở chủ yếu nằm tại Mỹ, Anh, Trung Quốc. nền tảng này cung cấp bản miễn phí cho doanh nghiệp nhỏ. Bản Premium có giá 29$/tháng, thấp hơn so với nhiều nền tảng khác.

Ưu điểm của Printify là không giới hạn số sản phẩm thiết kế, đồng thời cung cấp tới 200 danh mục sản phẩm. Trong số đó bao gồm một số sản phẩm nhãn trắng độc đáo như đồng hồ, bình nước, giày, đồ trang sức. 

Tuy nhiên, với nền tảng này, người bán cần tự thiết kế UI/UX cho cửa hàng do không có nguồn template sẵn. 

TeeChip

TeeChip là nền tảng Print on Demand nổi tiếng ở Việt Nam xuất hiện từ 2013 và bắt đầu phát triển mạnh vào 2016. TeeChip còn có một sàn thương mại trực tuyến cho phép người bán đặt sản phẩm trên sàn có thể nhận phần trăm hoa hồng. 

Ưu điểm của nền tảng này là chi phí sản xuất thấp, cộng đồng người bán đông và mạnh, nhiều tính năng hỗ trợ người bán như tính năng nhân đôi (duplicate) hàng loạt, custom domains…

print on demand
TeeChip là nền tảng kinh doanh POD lâu năm và có tiếng tại Việt Nam. 

PrintBase

Nền tảng này ra mắt cuối năm 2019, tuy ra đời muộn nhưng đã thu hút đông đảo người bán hàng. PrintBase có nhiều ưu điểm như: tích hợp cổng thanh toán quốc tế, giá base cost cạnh tranh, mức giá ưu đãi cho dịch vụ fulfillment…

Nền tảng hỗ trợ người bán nhiều khâu từ xây dựng, đóng gói, vận chuyển tới quản lý, vận hành, xử lý khiếu nại… Đây cũng là nền tảng đầu tiên cho phép người bán chủ động tạo ra sự cá nhân hoá chỉ bằng các kéo thả đơn giản.

Gooten

Gooten là nền tảng cung cấp nhiều loại sản phẩm và cho phép tùy chỉnh với các sản phẩm chỉ có ở Gooten (ví dụ: lịch, giường cho thú cưng…).

Nền tảng này sử dụng mạng lưới nhà cung cấp và các dropshippers (người kinh doanh theo mô hình dropshipping) trên toàn thế giới, cho phép người bán tạo sự khác biệt hơn về chất lượng cũng như việc giao hàng. 

3 sàn thương mại điện tử POD lớn nhất hiện nay

Nếu lựa chọn mô hình sàn TMĐT POD, sau đây chính là 3 lựa chọn bạn nên tham khảo.

Esty POD

Esty là sàn TMĐT ra đời từ 2013 và đến nay có khoảng 90 triệu tài khoản với khoảng 20% tài khoản đang mua các mặt hàng sáng tạo POD trên sàn. Điểm khác biệt của Esty là tập trung vào hàng handmade, thủ công, gia dụng, nghệ thuật, giấy, thậm chí cả các mặt hàng dưới dạng bản in, nhãn dán… Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các chủ cửa hàng kinh doanh POD.

print on demand
Esty – trang TMĐT nổi tiếng phù hợp cho ai muốn kinh doanh POD. 

Ebay POD

Đầu năm 2020, Ebay đã đánh dấu mốc với 183 triệu khách hàng toàn cầu. Đây cũng là một sàn TMĐT phù hợp với những ai đang muốn kinh doanh POD. Ebay có giao diện dễ dùng, quy trình đăng ký người bán đơn giản chỉ với vài bước xác minh, giúp ngay cả người chưa có kinh nghiệm cũng có thể bắt đầu. 

Amazon POD

Amazon cung cấp hẳn một hạng mục riêng cho thị trường POD có tên Merchant by Amazon (MBA). Sàn TMĐT này cung caaps dịch vụ trọn gói POD cho người bán với gói dịch vụ từ Gearment với mức base cost hấp dẫn. Tuy nhiên, hạn chế của nền tảng này là giao diện sử dụng tương đối phức tạp, tỷ suất lợi nhuận thấp do mức giá thành cao. 

Lưu ý khi kinh doanh Print on Demand

Nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu việc kinh doanh POD, sau đây là một vài gợi ý:

  • Nghiên cứu và chọn ngách sản phẩm tốt
  • Lựa chọn sản phẩm bán phù hợp 
  • Thiết lập cửa hàng dễ điều hướng
  • Lựa chọn nền tảng kinh doanh POD phù hợp
  • Thiết lập việc kinh doanh POD bài bản, có kế hoạch rõ ràng.
print on demand
Yếu tố quan trọng để kinh doanh POD thành công là chọn sản phẩm phù hợp. 

Lời kết

Trên đây, Việc Làm 24h đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về Print on Demand (POD) – mô hình kinh doanh mới đang thu hút rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bài viết mong rằng mang tới thông tin hữu ích giúp bạn tự tin hơn với dự định thực hiện việc kinh doanh POD và có thêm nguồn thu nhập hiệu quả. 

Xem thêm: Hệ thống quản lý hồ sơ ứng viên ATS là gì? Nhà tuyển dụng có nên dùng?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục