Bên cạnh 6 chiếc lọ tài chính (phương pháp quản lý tài chính JARS), một trong số những quy tắc khác đang được ứng dụng rộng rãi để quản lý tài chính hiệu quả chính là quy tắc 50/20/30. Theo quy tắc này, bạn chia thu nhập thành ba nhóm chi tiêu phổ biến nhất trong đời sống là chi tiêu thiết yếu, chi tiêu cho bản thân và tiết kiệm, đầu tư.
Bằng cách áp dụng quy tắc đơn giản này, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hành trình làm chủ tài chính của mình cũng như chi tiêu cho các sở thích hoặc hoạt động đầu tư tiết kiệm. Bài viết sau của Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy tắc 50/20/30 cũng như cách ứng dụng nguyên tắc này.
Nguyên tắc 50/20/30 là gì
Nguyên tắc 50/20/30 là một trong những quy tắc quản lý tài chính nổi tiếng được giới thiệu trong cuốn “All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan” xuất bản năm 2005 của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Ann Warren và con gái bà là Amelia Warren Tyagi.
Đây là nguyên tắc quản lý tài chính đơn giản, dễ hiểu mà bất cứ ai cũng có thể thực hành để phân bổ và sử dụng tiền hiệu quả. Cụ thể, theo quy tắc 50/20/30, bạn sẽ chia thu nhập của mình vào 3 nhóm chính theo tỷ lệ lần lượt là 50%, 20% và 30%. Các nhóm chi tiêu gồm: nhu cầu thiết yếu, mong muốn và khoản tiết kiệm.
50% thu nhập chi cho nhu cầu thiết yếu
Các khoản chi cho nhu cầu thiết yếu này bao gồm tiền thuê nhà, nhu yếu phẩm sử dụng hàng ngày, các khoản chi trả bảo hiểm, hoá đơn, lãi suất ngân hàng…
Hãy cố gắng để các khoản chi phí thiết yếu này nằm trong kế hoạch và không vượt quá định mức 50% số tiền lương của bạn. Nếu mức chi phí thiết yếu vượt quá, bạn nên cân nhắc lại xem các khoản chi đó có thực sự thiết yếu hay không. Ngoài ra, bạn có thể cắt giảm khoảng 5% ở các danh mục tiếp theo. Các chuyên gia khuyên bạn nên cắt giảm ở phần chi tiêu cá nhân chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính.
30% thu nhập dành cho các khoản linh hoạt, mong muốn
Khoản đầu tư thứ hai trong quy tắc 50/20/30 là khoản chi 30% dành cho bản thân và các chi tiêu linh hoạt. Cụ thể, bạn có thể sử dụng khoản tiền này để vui chơi, mua sắm hoặc phục vụ các sở thích cá nhân giúp nuôi dưỡng tinh thần, cân bằng cuộc sống, giúp tạo động lực làm việc hiệu quả hơn.
20% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư
Khoản chi quan trọng tiếp theo trong quy tắc 50/20/30 là 20% thu nhập dành cho đầu tư và tiết kiệm. Đây là khoản chi bạn dành cho tiết kiệm, hưu trí hoặc các khoản đầu tư sinh lời giúp tiền đẻ ra tiền.
Theo các chuyên gia, bạn nên dự trù ít nhất chi phí sinh hoạt tối thiểu trong 3 đến 6 tháng phòng trừ các trường hợp có biến cố xảy ra, sau đó mới tập trung cho các khoản đầu tư dài hạn. Tiết kiệm chính là khoản tích lũy dự phòng giúp đảm bảo cho tương lai an toàn.
Xem thêm: TOP 5 app chứng khoán uy tín hiện nay mà dân văn phòng muốn làm giàu nên biết
Ứng dụng nguyên tắc 50/20/30 trong quản lý tài chính
Nếu bạn còn băn khoăn không biết khi nào nên bắt đầu áp dụng quy tắc 50/20/30 thì câu trả lời chính là ngay bây giờ. Đây là quy tắc thiết kế dựa trên nhu cầu sống hiện đại và bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Đặc biệt là với những người chưa biết lên kế hoạch tiết kiệm như thế nào thì quy tắc này chính là khởi đầu thuận lợi phù hợp để bạn triển khai ngay từ hôm nay.
Để thực hiện quy tắc 50/20/30 hiệu quả, sau đây Việc Làm 24h sẽ gợi ý bạn một số lưu ý sau.
Liệt kê và phân tích thói quen chi tiêu
Trước khi bắt tay thực hiện quản lý tài chính theo quy tắc 50/20/30, bạn cần xem xét nghiêm túc lại thói quen chi tiêu của bản thân. Bạn có đang dành quá nhiều tiền cho các khoản như quần áo? Giày dép? Đồ ăn? Tụ tập bạn bè hay không? Những khoản chi nào là thực sự cần thiết, đều đặn mỗi tháng và khoản chi nào xuất hiện đột xuất? Khoản chi nào có thể cắt giảm mỗi tháng?
Việc hiểu rõ thói quen chi tiêu của bản thân sẽ giúp bạn phát hiện những lỗ hổng trong chi tiêu hàng tháng. Từ đó, giúp bạn sử dụng ngân sách 50/20/30 một cách hiệu quả hơn và cắt giảm được những khoản chi không cần thiết chính xác nhất.
Ngoài ra, nếu không có thói quen ghi chép, bạn có thể xem lại sao kê ngân hàng hay sao kê thẻ tín dụng trong vài tháng qua để đánh giá chính xác. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy đang ăn ngoài quá nhiều, chi tiêu quá nhiều cho những khoản mua sắm không cần thiết, hãy dành thời gian nấu bữa tối tại nhà, tìm ra những món khung giờ giảm giá, cắt giảm những thực phẩm đắt đỏ, loại bỏ bớt các loại thức ăn nhanh..
Việc xem xét cũng giúp bạn tìm được nhiều cách lập ngân sách, tiết kiệm tiền mà không làm ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Đôi khi bạn sẽ bất ngờ khi nhận ra mình thực sự có nhiều khoản chi tiêu không cần thiết đến thế.
Xem thêm: TOP 5 cách tiết kiệm tiền mua nhà dành cho người lương tháng từ 10 triệu
Việc xem xét lại các khoản chi tiêu cũng giúp bạn đánh giá lại các khoản chi thiết yếu như: giá thuê nhà có đang quá cao hay không? Có nên tìm một địa điểm thuê rẻ hơn không? Tiền điện hoặc tiền nước có đang tiêu tốn quá nhiều hay không và có nên cắt giảm không?
Nghiêm túc đánh giá lại việc chi tiêu và nhìn nhận việc chi tiêu là bước đầu tiên để bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Xác định những khoản xuất hiện trong mục “Mong muốn”
Mục mong muốn trong quy tắc 50/20/30 là mục sẽ chi tiêu cho các khoản liên quan đến đời sống cá nhân cũng như các khoản phát sinh. Ví dụ bạn có thể dự tính những khoản mua quà sinh nhật cho bạn bè, những bữa tiệc tùng chắc chắn sẽ tham gia, những món đồ mà bạn đang mong muốn sẽ thưởng cho bản thân nhân một dịp nào đó.
Việc lên sẵn danh sách những khoản trong mục mong muốn này cũng sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với ngân sách để vừa đảm bảo mục tiêu tài chính mà vẫn mang lại niềm vui cho bản thân.
Tính tổng thu nhập
Theo dõi tổng thu nhập là bước quan trọng trong việc quản lý tài chính theo quy tắc 50/20/30. Bạn có thể có nhiều hơn một nguồn thu, hoặc các nguồn thu không ổn định. Việc theo dõi tổng thu nhập sẽ giúp bạn có thể dự tính một khoản thu định kỳ đều đặn. Sau đó bạn mới dựa trên khoản thu định kỳ đều đặn này để tiến hành phân bổ nguồn thu theo công thức 50-20-30.
Nếu có các khoản vay tài chính, bạn cần ưu tiên trả trước để chủ động tài chính và trừ các khoản chi trả này vào mục chi tiêu thiết yếu.
Có thể điều chỉnh tỷ lệ phân bổ sao cho phù hợp
Trên thực tế việc phân bổ 50%, 20% hay 30% cho từng hạng mục còn tùy thuộc vào nhu cầu sinh hoạt cụ thể cũng như sở thích cá nhân để điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp, không nhất thiết phải cố định các con số như trên.
Bên cạnh đó, với khoản đầu tư, tích luỹ, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc đầu tư an toàn. Riêng khoản tiền tích luỹ sử dụng cho các trường hợp phòng trừ bất trắc cần tuyệt đối tuân thủ và không được rút ra khi không cần thiết.
Để việc quản lý tài chính theo quy tắc 50/20/30 bạn có thể sử dụng kết hợp thêm các công cụ như ứng dụng quản lý tài chính online, các tài khoản ngân hàng riêng để hiệu quả hơn. Đừng quên, việc tích lũy càng sớm càng tốt cho tương lai, ngay cả khi lượng tiền tích lũy không nhiều.
Xem thêm: Nghề tay trái là gì? TOP 5 bí quyết làm giàu từ nghề tay trái hấp dẫn cho dân văn phòng
Lời kết
Trên thực tế, quản lý tài chính tiền bạc chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhất là khi bạn cần chi tiêu cho cả bản thân cũng như cho gia đình. Quy tắc 50/20/30 là một trong những phương pháp quản lý tiền hữu hiệu và đơn giản đã được rất nhiều người ứng dụng thành công. Việc Làm 24h hi vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về quy tắc này cũng như biết cách vận dụng để quản lý tài chính của bản thân hiện quả hơn. Đừng quên thường xuyên theo dõi Nghề Nghiệp Việc làm 24h để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích.
Xem thêm: Gửi tiết kiệm online có an toàn không? Lợi ích và rủi ro khi gửi tiết kiệm cần biết