Trong lĩnh vực SEO, Redirect là một trong những kỹ thuật quan trọng và cần thiết để tối ưu trang web. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ các loại Redirect khác nhau và cách chúng hoạt động để thực hiện Redirect hiệu quả. Vậy Redirect là gì? Trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm Redirect, các loại Redirect phổ biến hiện nay và cách sử dụng. Cùng theo dõi nhé!
Redirect là gì?
Redirect (chuyển hướng) là kỹ thuật được sử dụng để chuyển hướng người dùng từ một URL hoặc trang web đến một URL hoặc trang web khác. Điều này có thể xảy ra khi hợp nhất hai trang web thành một từ một tên miền hết hạn và một tên miền có liên quan để tăng độ tin cậy cho website.
Khi sử dụng Redirect, các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rằng URL cũ đã bị thay thế bởi URL mới và sẽ chuyển toàn bộ giá trị SEO từ URL cũ sang URL mới. Khi đó, Redirect giúp người dùng chuyển hướng đến địa chỉ URL mới tự động, giúp tăng lượt truy cập tự nhiên trên website, tăng độ tin cậy cho trang web và tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Redirect được chia thành 2 dạng sau đây:
1. Server-Side Redirects
Server-Side Redirects là những lệnh được thực hiện trực tiếp trên máy chủ và gửi đến trình duyệt, còn được gọi là Status headers HTTP, chỉ định vị trí mới mà trình duyệt sẽ đưa người dùng đến. Các lệnh Server-Side Redirects bao gồm Redirect 301, Redirect 302 và Redirect 307.
2. Client-Side Redirects
Nhóm lệnh Client-Side Redirects được thực hiện bằng JavaScript hoặc các ngôn ngữ khác trên phía máy khách, được hiểu là khi người dùng truy cập vào một URL và được tự động chuyển hướng sang URL khác sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, dạng Redirect này thường không được Google đánh giá cao và không mang lại nhiều tác dụng như Server-side Redirects.
Cách thức hoạt động của các loại Redirect phổ biến hiện nay
Để tận dụng tối đa công cụ Redirect, trước khi thiết lập, bạn cần hiểu rõ nguyên tắc hoạt động. Đối với các công cụ tìm kiếm phổ biến, nhất là Google, Redirect được coi là chuyển hướng cố định. Khi sử dụng Redirect, bạn thông báo cho Google biết trang web đã được chuyển sang một địa chỉ mới. Đồng thời, tất cả các liên kết (link), văn bản liên kết (anchor text) và các yếu tố khác của trang web với đường dẫn cũ sẽ được chuyển sang trang web mới.
Có nhiều loại Redirect, phổ biến nhất là Redirect 301, 302 và 307. Mỗi loại Redirect link có ý nghĩa riêng và nên được sử dụng đúng cách cho mỗi trường hợp khác nhau để nâng cao hiệu quả.
1. Redirect 301 là gì?
Redirect 301 – Moved Permanently, là mã trạng thái HTTP (response code HTTP) được sử dụng nhằm mục đích thông báo cho các công cụ tìm kiếm và trình duyệt rằng URL hoặc toàn bộ giá trị trang web như liên kết, hình ảnh, nội dung, … đã được chuyển hướng vĩnh viễn sang một URL hoặc một trang web khác. Đồng thời, toàn bộ lưu lượng truy cập và thứ hạng trang web hiện có đều được chuyển đến URL mới.
Redirect 301 thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sửa các backlink bị hỏng (404).
- Giải quyết vấn đề trùng lặp nội dung.
- Hợp nhất 2 trang web và chuyển hướng người dùng đến trang chính xác nhất.
- Tạo subdomain mới.
- Lựa chọn URL chuẩn. Khi người dùng truy cập trang web thông qua nhiều URL khác nhau, bạn có thể chọn một trong những URL đó để làm trang đích và sử dụng Redirect 301 nhằm chuyển hướng lưu lượng truy đến URL chuẩn.
2. Redirect 302 là gì?
Redirect 302 là một dạng redirect tạm thời cho phép bạn chuyển hướng từ một URL sang URL khác tạm thời dựa trên URL cũ.
Redirect 302 thường được sử dụng trong các trường hợp như:
- Bảo trì hoặc nâng cấp trang web, bạn có thể sử dụng redirect 302 để chuyển hướng người dùng đến trang thông báo bảo trì hoặc trang tạm thời khác.
- Quảng bá các liên kết đến URL mới trong khi nội dung vẫn đang nằm ở URL cũ.
- Thử nghiệm URL mới và URL cũ.
- Chuyển hướng lưu lượng truy cập tạm thời: Nếu bạn muốn chuyển hướng lưu lượng truy cập đến một trang web khác tạm thời (ví dụ như khi trang đích đang gặp sự cố), bạn có thể sử dụng redirect 302 để chuyển hướng người dùng đến trang web khác trong thời gian chờ đợi.
Tuy nhiên, do chỉ là dạng Redirect tạm thời nên Redirect 302 không được khuyến khích sử dụng nhiều như Redirect 301. Redirect 302 không chuyển bất kỳ thẩm quyền trang từ URL cũ sang URL mới, và các công cụ tìm kiếm vẫn có thể index URL gốc và duy trì xếp hạng của nó.
Google 302 Redirect cần được sử dụng hợp lý, đúng mục tiêu của Redirect để tránh dẫn đến các vấn đề về SEO và xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Lưu ý nếu bạn trộn lẫn các mã Redirect khác, điều này có thể phản tác dụng. Chẳng hạn như bạn đang quảng cáo sản phẩm mới trên Trang tạm thời B và muốn đưa người dùng đến trang này. Google nhận ra đây là trang tạm thời và không làm giảm xếp hạng của trang A hoặc không xóa trang A gốc khỏi kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Redirect 301 thay vì Redirect 302, trang A gốc sẽ mất thứ hạng.
3. Redirect 307 là gì?
Redirect 307 hay HTTP 307 Temporary Redirect, là Redirect tạm thời tương tự như Redirect 302. Khi một website sử dụng Redirect 307, nó đang thông báo cho trình duyệt rằng trang mà trình duyệt đang yêu cầu tạm thời không có sẵn và sẽ được tìm thấy ở một địa chỉ khác trong tương lai. Tuy nhiên, khác với Redirect 302, Redirect 307 chuyển hướng phía máy chủ (server-side) và giữ nguyên các phương thức HTTP của yêu cầu gốc khi máy chủ phản hồi bằng Redirect. Redirect 307 không có tác động lớn đến SEO.
Lưu ý: Việc sử dụng các loại Redirect này có thể gây ảnh hưởng đến SEO của website, vì vậy, nên nhắc nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng kỹ thuật Redirect. Redirect 301 được xem là tốt nhất trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Việc sử dụng Redirect 301 giúp cho người dùng có thể truy cập đến trang web của bạn một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Đồng thời, các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google có thể hiểu được cấu trúc của website, khi mà toàn bộ liên kết và nội dung trên trang web của bạn đã được chuyển hướng vĩnh viễn sang một URL mới. Điều này giúp tránh tình trạng trùng lặp nội dung và giữ lại các giá trị SEO đã đạt được từ trang cũ.
Hướng dẫn Redirect 301 thành công
Có 3 cách để thiết lập Redirect: Thông qua plugin, thông qua CMS (hệ thống quản lý nội dung) và thông qua tệp “.htaccess”.
Cách 1: Thông qua plugin trên WordPress
Nếu sử dụng WordPress, các bạn có thể thiết lập Redirect bằng các plugin.
Các bạn có thể sử dụng Yoast hoặc Redirection, đây là 2 plugin được sử dụng cho SEO phổ biến hiện nay và miễn phí 100%.
Bước 1: Để bắt đầu quá trình với Yoast (hoặc plugin khác tùy theo bạn chọn), trước tiên hãy tải xuống plugin từ cửa hàng WordPress.
Bước 2: Sau khi cài đặt, truy cập trang “Plugin” trên WordPress và nhấn chọn “Activate.”. Plugin đã được kích hoạt.
Bước 3: Tiếp theo, chọn “Redirects” trong menu Yoast của thanh công cụ nằm phía bên trái (Menu SEO với chữ “Y” bên cạnh)
Bước 5: Nhập slug (một phần của URL sau đuôi tên miền “.com”) của URL cũ mà bạn muốn chuyển hướng và URL mới mà bạn muốn chuyển hướng đến.
Đảm bảo rằng slug được viết đúng chính tả. Nếu không, Redirect sẽ không hoạt động đúng cách.
Bước 6: Nhấn vào “Add Redirects” và Redirect sẽ hoạt động. Bạn có thể tìm thấy danh sách các lệnh chuyển hướng bên dưới nút “Add Redirects”.
Cách 2: Sử dụng Wix
Nếu sử dụng Wix, các bạn có thể thiết lập chuyển hướng trực tiếp trong CMS (hệ thống quản lý nội dung) của trang web.
Bước 1: Cuộn xuống cuối bảng điều khiển trên trang web. Nhấp vào “SEO Tools” ngay dưới “Marketing & SEO”.
Bước 2: Nhấp vào “URL Redirect Manager” (Trình quản lý chuyển hướng URL) ở góc dưới cùng bên trái danh sách công cụ.
Bước 3: Nhấn nút “New Redirect” ở góc trên bên phải màn hình. Một hộp thoại sẽ sẽ xuất hiện, bạn có thể chọn loại Redirect và thêm URL cũ mà bạn muốn chuyển hướng từ URL đó.
Nhấn chọn “Save” (lưu) hoặc “Save & Add Another.” (lưu và thêm mới).
Cách 3: Sử dụng tệp .htaccess
Bên cạnh đó, nếu bạn thành thạo kỹ thuật Redirect, các bạn có thể thực hiện chuyển hướng bằng cách thủ công khi sử dụng tập tin “.htaccess”. Tập tin này được sử dụng bởi các máy chủ Apache để thiết lập các quy tắc và hành động cho các yêu cầu HTTP được nhận từ trình duyệt. (tệp “.htaccess” cũng có thể được tìm thấy trên các loại máy chủ khác)
Tệp .htaccess sẽ ở dạng văn bản như ví dụ dưới đây:
Để thực hiện Redirect bằng tệp “.htaccess”, đầu tiên bạn cần tìm định vị RewriteEngine (có thể tìm thấy trong mô-đun mod_rewrite trong Apache). Mô-đun này đã được tích hợp mặc định trong Apache, nhưng nếu không tải được, bạn có thể thêm bằng mã sau:
<IfModule mod_rewrite.c>
RewriteEngine On
</IfModule>
Tiếp theo, các bạn cần thêm một vài quy tắc ngay bên dưới “ RewriteEngine On”.
1. Chuyển hướng một URL đơn
Để chuyển hướng URL, các bạn có thể sử dụng mã code Redirect 301 /oldpage/ https://www.example.com/newpage/. Chỉ định loại Redirect và thay thế /oldpage/ và /newpage/ bằng các thẻ slug thực tế của các trang.
2. Chuyển hướng một thư mục đơn
Để chuyển hướng thư mục, các bạn có thể sử dụng đoạn mã code RewriteRule ^folder/(.*)$ /location/$1 [R=301,NC,L] và thay thế “folder” (thư mục) bằng tên thư mục bạn muốn chuyển hướng và “location” (vị trí) bằng nơi bạn muốn chuyển hướng thư mục đó.
3. Chuyển hướng đến một tên miền khác
Để chuyển hướng đến một tên miền mới, các bạn có thể thêm đoạn mã sau: RewriteRule ^(.*)$ http://www.example.com/$1 [R=301,L]
3.1 Chuyển hướng URL không có “www” sang có “www”
Nếu người dùng (hoặc công cụ tìm kiếm) cố gắng truy cập URL mà không có tiền tố “www”, bạn có thể chuyển hướng đến URL có chứa tiền tố “www”. Thật ra không có khác biệt quá lớn giữa hai phiên bản này, tuy nhiên Google sẽ xem các phiên bản có “www” và không có “www” của cùng một URL là các thực thể khác nhau. Vì vậy, việc chọn tiền tố phụ giúp Google xác định đâu là tên miền chính thức.
Thêm mã sau để chuyển hướng URL không có “www” sang URL có “www”:
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\. [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://www.%{HTTP_HOST}/$1 [R=301,L]
3.2 Chuyển hướng URL có “www” sang không có “www”
Đây là phương pháp ngược lại so với phương pháp trên. Nếu bạn không muốn người dùng truy cập vào URL có chứa tiền tố phụ “www”, bạn có thể thêm mã này:
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www\.(.*)$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://%1/$1 [R=301,L]
Vì mọi người thường nhập URL không có “www” nên URL này có thể hữu ích cho lưu lượng truy cập trực tiếp. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn có ít quyền kiểm soát hơn đối với cookie nếu sử dụng tên miền phụ không có “www”.
3.3 Chuyển hướng URL có “HTTP” sang “HTTPS”
Nếu bạn muốn chuyển hướng các trang “HTTP” sang “HTTPS”, đây là mã bạn cần:
RewriteCond %{https} off
RewriteRule ^(.*)$ https://www.example.com/$1 [R=301,L]
Tuy nhiên, bạn cần mua chứng chỉ SSL trước khi chuyển hướng sang URL “HTTPS”.
Lưu ý: Cách Redirect này chỉ dành cho các bạn đã thực hiện Redirect thủ công thành thạo, nếu bạn mắc lỗi, điều này có thể gây ra vấn đề lớn cho trang web của bạn.
Xem thêm: Nằm lòng những điều cần biết về On page SEO để trở thành SEOer thần sầu
Kết luận
Redirect đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO và cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ sẽ giúp bạn khám phá các loại Redirect phổ biến hiện nay và cách sử dụng hiệu quả để nâng cao hiệu quả chiến lược SEO trong quá trình xây dựng và vận hành cho trang web của bạn.
Xem thêm: Backlink là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra số lượng Backlink đơn giản mà hiệu quả