Reverse Mentoring là gì? Khi nhân viên cố vấn ngược cho sếp

Thế hệ trẻ ngày càng thể hiện tinh thần làm chủ trong thị trường lao động với những ý tưởng mới mẻ và sự hiểu biết sâu rộng Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải làm sao để khai thác tối đa tiềm năng của lực lượng trẻ? Câu trả lời đó chính là: Reverse Mentoring. Reverse Mentoring là gì? Vì sao Reverse Mentoring là xu hướng mới đối với văn hoá công ty? Mời bạn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về Reverse Mentoring qua bài viết dưới đây nhé!

Reverse Mentoring là gì?

Reverse Mentoring (cố vấn ngược) là hình thức cố vấn mà những nhân viên trẻ hoặc ít kinh nghiệm hơn đóng vai trò làm người hướng dẫn cho các lãnh đạo cấp cao hoặc nhân viên có thâm niên. Trái ngược với Mentoring truyền thống – người có kinh nghiệm lâu năm truyền đạt kiến thức cho người mới, Reverse Mentoring tạo cơ hội cho người trẻ chia sẻ kiến thức về các xu hướng công nghệ, mạng xã hội và những quan điểm mới mẻ.

reverse mentoring
Reverse Mentoring là gì?

Điểm khác nhau giữa Mentoring và Reverse Mentoring là gì?

Mentoring truyền thống là một hình thức cố vấn đã tồn tại từ lâu, trong đó người có nhiều kinh nghiệm hơn (mentor) sẽ hướng dẫn và hỗ trợ người ít kinh nghiệm hơn (mentee). Mentor thường là cấp trên, đồng nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm hoặc chuyên gia trong lĩnh vực liên quan.

Với mô hình Reverse Mentoring, người trẻ tuổi, thường là những nhân viên mới, sẽ trở thành mentor, chia sẻ kiến thức và kỹ năng về công nghệ, xu hướng mới nhất cho các cấp cao hơn.

So sánh chi tiết giữa Mentoring và Reverse Mentoring:

Đặc điểmMentoring Reverse Mentoring
Vai trò của mentorNgười có nhiều kinh nghiệmNgười trẻ, am hiểu công nghệ
Kiến thức chia sẻKinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên mônKiến thức về công nghệ, xu hướng mới
Mục tiêuHỗ trợ mentee phát triển sự nghiệp, đạt được mục tiêu cá nhânCập nhật kiến thức cho tổ chức, tạo môi trường làm việc năng động
Lợi íchPhát triển sự nghiệp cho mentee, cải thiện mối quan hệ trong tổ chứcĐổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả làm việc, thu hút nhân tài

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai hình thức này nằm ở vai trò của mentor và loại kiến thức được chia sẻ. Trong Mentoring truyền thống, mentor thường chia sẻ kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn để giúp mentee phát triển. Trong khi đó, Reverse Mentoring tập trung vào việc truyền đạt những kiến thức mới nhất, đặc biệt là về công nghệ, để giúp tổ chức thích ứng với sự thay đổi.

reverse mentoring
Reverse Mentoring và Mentoring truyền thống có nhiều điểm khác nhau. 

Xem thêm: Mentor là gì? 8 bước đơn giản để tìm và duy trì mối quan hệ với mentor

Lợi ích của Reverse Mentoring

Cập nhật kiến thức và kỹ năng nhanh chóng

Thế hệ trẻ là những người tiên phong trong việc tiếp cận và làm chủ công nghệ mới, xu hướng kỹ thuật số và nền tảng mạng xã hội. Thông qua Reverse Mentoring, những người có kinh nghiệm hơn có thể nhanh chóng cập nhật những kiến thức, giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.

Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

Sự giao lưu giữa các thế hệ khác nhau tạo ra môi trường làm việc thoải mái, thú vị. Những ý tưởng mới lạ, cách nhìn nhận vấn đề độc đáo của thế hệ trẻ mang đến những góc nhìn khác biệt, giúp tổ chức phá vỡ những rào cản tư duy truyền thống.

Nâng cao khả năng thích ứng với công nghệ

Reverse Mentoring giúp các tổ chức nhanh chóng nắm bắt các xu hướng công nghệ mới nhất, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp. Ví dụ, một công ty truyền thống có thể học hỏi từ nhân viên trẻ về cách áp dụng trí tuệ nhân tạo vào quy trình sản xuất.

reverse mentoring
Reverse Mentoring mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực

Reverse Mentoring tạo ra môi trường làm việc cởi mở, tôn trọng sự đa dạng và khuyến khích sự hợp tác. Khi cùng nhau làm việc và học hỏi, các thành viên trong tổ chức sẽ có cái nhìn tích cực hơn về nhau, từ đó thúc đẩy tinh thần đồng đội và sự gắn kết.

Thu hút và giữ chân nhân tài

Áp dụng chiến lược Reverse Mentoring là cách hiệu quả để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo trong mắt nhân sự trẻ. Không chỉ thu hút các tài năng mới, mô hình Reverse Mentoring còn giúp tổ chức giữ chân những nhân viên xuất sắc. Khi được tham gia vào các chương trình như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy được công nhận và có cơ hội phát triển bản thân.

8 bước triển khai Reverse Mentoring hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng và đo lường được

Trước khi bắt đầu, bạn hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chương trình Reverse Mentoring. Ví dụ, bạn muốn nâng cao kỹ năng số của đội ngũ lãnh đạo, thúc đẩy sự đổi mới trong các dự án, hay đơn giản chỉ là xây dựng một môi trường làm việc cởi mở hơn. 

reverse mentoring
Xác định mục tiêu rõ ràng khi triển khai Reverse Mentoring.

Bước 2: Chọn những “cặp đôi hoàn hảo”

Việc ghép đôi mentor và mentee hợp lý rất quan trọng. Vì vậy, bạn hãy tìm những nhân viên trẻ có đam mê với công nghệ, khả năng giao tiếp tốt và sẵn sàng chia sẻ kiến thức. Đồng thời, bạn cũng nên chọn những mentee có nhu cầu học hỏi và cởi mở với những ý tưởng mới, đó có thể là những nhà lãnh đạo hoặc nhân viên lâu năm sẵn sàng tiếp nhận kiến thức.

Bước 3: Thiết kế hành trình thú vị

Trong bước tiếp theo, bạn hãy tạo ra một lộ trình học tập hấp dẫn và linh hoạt. Bạn có thể tổ chức các buổi workshop, những dự án thực tế hoặc đơn giản chỉ là các buổi trò chuyện mỗi tháng.

Bước 4: Đào tạo và trang bị kỹ năng

Để chương trình Reverse Mentoring diễn ra suôn sẻ, bạn hãy dành thời gian đào tạo, trang bị kỹ năng cần thiết cho cả mentor cũng như mentee. Ví dụ, bạn có thể tổ chức các buổi đào tạo về kỹ năng giao tiếp hiệu quả, xây dựng mối quan hệ hoặc quản lý thời gian.

Bước 5: Tạo một cộng đồng học tập

Sau khi chuẩn bị “hành trang kiến thức”, bạn có thể khuyến khích các cặp mentor-mentee chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Tốt hơn hết, bạn hãy tạo ra một diễn đàn trực tuyến hoặc tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ để các “cặp đôi” có cơ hội giao lưu và trao đổi. 

Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh liên tục

Trong bước tiếp theo, bạn cần thường xuyên đánh giá hiệu quả của chương trình và thu thập phản hồi từ các thành viên tham gia. 

reverse mentoring
Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược Reverse Mentoring.

Bước 7: Khen thưởng và ghi nhận

Tất nhiên, bạn đừng quên dành thời gian để ghi nhận những thành công của các cặp mentor-mentee. Việc khen thưởng sẽ giúp tạo động lực và khuyến khích sự tham gia của các thành viên khác.

Bước 8: Lan tỏa văn hóa học hỏi

Bạn cần khuyến khích toàn bộ nhân sự trong tổ chức tham gia vào các hoạt động học tập và chia sẻ kiến thức.

4 thách thức thường gặp khi triển khai Reverse Mentoring

Sự kháng cự từ lãnh đạo

Lãnh đạo cấp cao có thể cảm thấy khó chịu khi chịu sự hướng dẫn từ nhân viên trẻ. Theo quan niệm của nhiều nhà lãnh đạo, kiến thức và kinh nghiệm chỉ nên được truyền đạt từ trên xuống dưới.

Cách khắc phục: Để khắc phục, tổ chức cần giải thích rõ lợi ích của Reverse Mentoring và nhấn mạnh đây là cơ hội để lãnh đạo học hỏi những kiến thức mới, cải thiện kỹ năng, tiếp cận các xu hướng công nghệ hiện đại. 

reverse mentoring
Triển khai Reverse Mentoring có thể gặp nhiều khó khăn.

Khác biệt văn hóa và tư duy

Sự khác biệt về văn hóa và tư duy giữa các thế hệ có thể gây ra những hiểu lầm hoặc xung đột trong quá trình Mentoring. Những khác biệt này liên quan đến cách tiếp cận công việc, phong cách giao tiếp hoặc kỳ vọng từ chương trình.

Cách khắc phục:  Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo ban đầu để cả hai bên hiểu rõ và tôn trọng những khác biệt này. Đồng thời, doanh nghiệp cần khuyến khích sự cởi mở trong giao tiếp, xây dựng môi trường làm việc thoải mái để nhân sự dễ dàng chia sẻ ý kiến. 

Thách thức 3: Thiếu cam kết và động lực

Cả mentor và mentee có thể gặp khó khăn trong việc duy trì cam kết và động lực tham gia chương trình, nhất là khi lịch trình làm việc dày đặc hoặc khi họ không thấy ngay lợi ích từ Reverse Mentoring.

Cách khắc phục: Để giải quyết vấn đề này, tổ chức cần đặt ra những mục tiêu rõ ràng, đồng thời theo dõi và đánh giá tiến độ định kỳ. Công nhận và khen thưởng những thành tích nổi bật cũng là cách tốt để duy trì động lực. Ngoài ra, việc tổ chức các buổi hội thảo để chia sẻ thành công từ chương trình giúp tạo động lực cho những người tham gia.

Khó khăn trong việc thiết lập cặp mentor-mentee phù hợp

Việc lựa chọn và kết hợp đúng cặp mentor-mentee có thể là một thách thức do sự khác biệt về kỹ năng, sở thích và mục tiêu cá nhân.

Cách khắc phục: Tổ chức nên thực hiện quy trình lựa chọn kỹ lưỡng, dựa trên sự phù hợp về kỹ năng và nhu cầu của cả hai bên. Khảo sát ý kiến và kỳ vọng của nhân viên trước khi ghép cặp để đảm bảo rằng mentor và mentee có thể bổ sung cho nhau.

reverse mentoring
Đảm bảo sự hài lòng khi ghét cặp mentor và mentee.

Không chỉ là một xu hướng, Reverse Mentoring còn là công cụ mạnh mẽ để kết nối các thế hệ trong tổ chức. Qua bài viết trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Reverse Mentoring. Hãy tiếp tục theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Mentorship là gì? Làm thế nào xây dựng chương trình Mentorship thành công?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục