ROI là một chỉ số đo lường trong kinh doanh mà hầu như ai cũng nghe qua một lần, vài lần thậm chí rất nhiều lần. Tuy nhiên, ROI được sử dụng trong trường hợp nào và cách tính ra sao không phải ai cũng biết. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu rõ hơn về chủ đề ROI là gì qua bài viết dưới đây.
Hiểu ROI là gì?
ROI là từ viết tắt của Return on Investment, dịch ra tiếng Việt có ý nghĩa lợi tức đầu tư, tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ lợi nhuận hoặc tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư. Các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp thường sử dụng ROI để xác định mức độ hiệu quả của khoản đầu tư từ đó đưa ra các quyết định quan trọng như tài trợ dự án, mua cổ phiếu. Bên cạnh đó, ROI còn được ứng dụng trong Marketing Hướng dẫn mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất doanh nghiệp cần biếtđể tính toán các chi phí có mang lại lợi ích cho tổng doanh thu hay không. Hoặc các start up cũng có thể kết hợp ROI cùng với các số liệu kinh doanh khác để thu hút nhà đầu tư mới.
Chỉ số ROI càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đạt được càng nhiều lợi nhuận từ khoản đầu tư. Ngược lại, nếu ROI âm chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ vốn.
Xem thêm: Hướng dẫn mẫu tính lương theo KPI chuẩn nhất doanh nghiệp cần biết
Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?
Mặc dù mức độ tốt mang tính chủ quan vì tùy vào mỗi doanh nghiệp, mỗi trường hợp sẽ có đánh giá khác nhau nhưng nhiều chuyên gia cho rằng ROI từ 10,5% trở là tốt. Chỉ số này có thể cao hơn đối với các khoản đầu tư vào cổ phiếu.
Nếu doanh nghiệp đầu tư vào một ngành cụ thể thì thị trường đó có thể tác động tới lợi nhuận mà họ thu được từ khoản ban đầu. Dưới đây là danh sách các ngành hiện có chỉ số ROI cao nhất tính đến năm 2022, dựa trên nghiên cứu của CSIMarket:
– Công nghệ: 28,87%
– Tư liệu sản xuất (nhà xưởng, trang thiết bị…): 16,19%
– Vật liệu cơ bản: 15,26%
– Y tế: 12,62%
– Bán lẻ: 12,18%
– Năng lượng: 11,85%
Ưu điểm
Trong nhiều trường hợp kinh doanh và đầu tư, ROI giúp doanh nghiệp hiểu được họ có thể tận dụng tài sản hiện tại như thế nào để tạo ra nhiều lợi ích hơn. ROI thường là một phép tính dễ dàng để đánh giá mức độ hấp dẫn của khoản đầu tư. Dưới đây là những lợi ích của chỉ số này:
– Đo lường mức độ thành công: dù là bất động sản, cổ phiếu hay liên doanh, ROI đều đo lường được mức độ thành công của khoản đầu tư dựa trên lợi nhuận thu được.
– Dự đoán mức độ tăng trưởng tài chính của doanh nghiệp: mua thêm tài sản hay tăng ngân sách cho Marketing thường có thể tạo ra mức tăng nhẹ về doanh số bán hàng. Mặc dù khó xác định kết quả chính xác trong một số trường hợp nhất định nhưng ROI giúp dự báo mức tăng trưởng mà doanh nghiệp có thể đạt được bằng cách tăng chi tiêu cho các hoạt động.
Nhược điểm
Mặc dù chỉ số này mang đến lợi ích ở một số lĩnh vực nhưng lại thể hiện mặt yếu ở những lĩnh vực khác. Một vài nhược điểm của ROI như:
– Không tính đến thời gian khi xác định ROI.
– Có thể định giá quá cao về ROI. Ví dụ như tính toán ROI không bao gồm tất cả các chi phí: bảo trì, bảo hiểm hoặc tiền lãi khi mua bất động sản. Khi trường hợp này xảy ra, phép tính ROI có thể khiến bạn hiểu sai về việc đầu tư.
– Không tính đến rủi ro: khi so sánh các cơ hội đầu tư để lựa chọn, ROI sẽ không giúp bạn hiểu được rủi ro tài chính liên quan đến từng khoản đầu tư.
Cách tính ROI là gì?
Dưới đây là 2 công thức tính ROI phổ biến hiện nay:
1. ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư ) x 100
Trong đó:
– Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
– Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi.
Ví dụ: Bạn mua một ngôi nhà với giá 600 triệu. Một năm sau, bạn bán căn nhà này với giá 800 triệu. Bạn cần trả hoa hồng cho bên môi giới là 5% hay 10 triệu. Khi đó ROI được tính như sau:
– Lợi nhuận ròng = 800 – 600 – 10 = 190 triệu
– ROI = 190 / 600 x 100 = 31,67%
2. ROI = (Lợi nhuận sau cùng – Giá trị ban đầu của khoản đầu tư) / Chi phí đầu tư x 100
Trong đó:
– Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận ban đầu = thu nhập ròng (sau thuế).
– Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi.
Với ví dụ trên, ROI được tính như sau:
– Lợi nhuận sau cùng = 800 – 10 = 790 triệu
– ROI = (790 – 600) / 600 = 31,67%
Cách tính ROI trong Marketing
Marketing ROI còn được gọi là MROI được dùng để đánh giá lợi ích doanh thu của một chiến dịch so với tổng chi phí bỏ ra. Có 2 cách tính MROI như sau:
1. MROI = (Tổng doanh thu – Chi phí Marketing) / Chi phí Marketing
Công thức này cung cấp thông tin tổng quan về doanh thu đã thay đổi như thế nào so với ngân sách.
Ví dụ: Ví dụ: Doanh số bán hàng là 50.000.000, chi phí cho chiến dịch Marketing là 5.000.000, ta tính được ROI cho chiến dịch này là 900%.
(50.000.000 – 5.000.000) / 5.000.000 = 900%
2. MROI = (Tổng doanh thu – Doanh thu trung bình – Tổng chi phí tiếp thị) / Tổng chi phí tiếp thị
Công thức này mang đến thông tin chi tiết hơn về cách các chiến dịch tiếp thị tác động cụ thể đến sự phát triển của công ty. Khi sử dụng hãy xác định doanh thu trung bình để làm cơ sở.
Ví dụ: công ty A thu được 5.000$ trong một tháng và ngân sách dành cho Marketing là 1.000$. Mức doanh thu trung bình là 10% trên tổng doanh thu. Khi đó MROI được tính như sau:
MROI = (5.000 – 1.000 – 500) / 1.000 = 350%
Tóm lại, ROI rất quan trọng trong kinh doanh và Marketing vì là chỉ số đo lường hiệu quả các khoản đầu tư. Hy vọng qua những chia sẻ của Việc Làm 24h, các bạn đã nắm được kiến thức về chỉ số ROI là gì và hiểu được cách vận dụng ROI cho công việc của mình!
Xem thêm: Lương gross là gì, cách tính lương gross sang net người lao động nên biết