Định kiến về tuổi tác đang là một sai lầm lớn. Trong tưởng tượng của nhiều người, sếp gắn với hình ảnh một người lớn tuổi, điềm đạm, giỏi giang và từng trải… Tuy nhiên trong thực tế sẽ có lúc bạn phải làm việc dưới quyền 1 vị sếp trẻ hơn mình, thậm chí trẻ hơn rất nhiều. Hiện nay tỷ lệ người trẻ làm sếp ngày càng gia tăng đồng nghĩa với việc tỷ lệ người lớn tuổi làm việc “dưới trướng” sếp trẻ hơn mình cũng gia tăng theo. Vậy bạn cần làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cùng tìm hiểu những điều nên làm khi có sếp nhỏ tuổi hơn mình nhé!
Ứng xử với sếp nhỏ tuổi sao cho khéo?
1. Hãy tôn trọng thực tế và tôn trọng “Sếp”
Bạn cần phải chấp nhận và tôn trọng thực tế rằng những người trẻ tuổi đã đạt được vị trí lãnh đạo đều là những người có tài năng và nhiều phẩm chất đáng quý mà bạn nên học hỏi.
Trên thực tế, các sếp trẻ thường có những quyết định đột phá và tư duy mới mẻ, mang đến luồng sinh khí mới cho công việc và công ty. Do đó, thay vì ganh đua về tuổi tác, bạn nên tập trung vào việc học hỏi các phẩm chất, tư cách và kiến thức từ những lãnh đạo trẻ này.
Lãnh đạo trẻ không có nghĩa là thiếu kinh nghiệm so với những người đã có thâm niên. Định kiến về tuổi tác là một sai lầm lớn. Ngày nay, người trẻ rất chú trọng việc học hỏi từ khi còn nhỏ và nắm bắt mọi thứ rất nhanh.
2. Đừng nghĩ sẽ được sếp xem trọng vì bạn lớn tuổi
Mọi giá trị sẽ được đánh giá thông qua công việc. Nếu bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn sẽ được sếp tôn trọng. Định kiến về tuổi tác không nên tồn tại trong suy nghĩ của bạn và cả của sếp.
Vì vậy, đừng nghĩ rằng việc lớn tuổi sẽ cho bạn quyền đưa ra những lời khuyên hay c”dạy bảo” cho sếp. Hãy chấp nhận thực tế và cố gắng làm những việc có ích hơn. Chứng minh năng lực của bạn cho sếp thấy thông qua hiệu quả công việc.
Hãy trở thành trợ thủ đắc lực cho sếp thay vì cố gắng chứng tỏ mình khôn ngoan hay già dặn hơn. Cũng không cần phải cố tỏ ra trẻ trung như sếp, vì tuổi tác là điều không thể thay đổi. Bạn vẫn có thể sống đúng với tuổi của mình, hoàn thành tốt công việc và hiểu được suy nghĩ của sếp trẻ.
Xem thêm: Đánh bay căn bệnh sợ sếp như sợ cọp để tự tin làm việc mỗi ngày
3. Hãy luôn nhớ rằng đó là sếp chứ không phải “em” bạn
Đôi khi, vì khoảng cách tuổi tác, bạn vô tình coi sếp trẻ như em út trong nhà và giao tiếp với sếp như với em mình – đây là một sai lầm lớn. Dù sếp ít tuổi hơn, sếp vẫn là người lãnh đạo của bạn. Trong công việc, bạn cần luôn tôn trọng ý kiến của sếp và ngoài đời, bạn phải giữ thái độ của một nhân viên khi đối xử với sếp.
4. Bạn không nên quá căng thẳng khi làm việc cùng sếp nhỏ tuổi hơn
Các sếp trẻ thường rất nghiêm túc trong công việc, nhưng ngoài giờ làm lại rất thân thiện và dễ tiếp cận. Họ thường có tính cách trẻ trung, năng động và dễ hòa đồng với mọi người.
Trong công việc, sếp trẻ có thể rất khắt khe với nhân viên, bao gồm cả những người lớn tuổi hơn, yêu cầu họ thực hiện nhiều nhiệm vụ và chỉ trích khi họ mắc sai lầm hoặc không đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, khi ra khỏi môi trường làm việc, họ có thể trở thành những người bạn thân thiết, dù có sự chênh lệch về tuổi tác. Họ có thể cùng nhau tham gia các hoạt động giải trí chung và thảo luận về nhiều chủ đề ngoài công việc.
Xem thêm: Tại sao không nên so sánh nhân viên với nhau? Đâu là kỹ năng quản lý giỏi nên có
Nếu trở thành sếp khi còn trẻ tuổi, cư xử sao cho khéo?
Thực tế, không chỉ nhân viên lớn tuổi mới gặp khó khăn khi làm việc với sếp trẻ, mà chính các sếp trẻ cũng cần thời gian để làm quen với vị trí mới và các nhân viên nhiều tuổi hơn.
Mặc dù bề ngoài sếp trẻ có vẻ nghiêm nghị và ít biểu cảm, họ thực sự đang phải đối mặt với sự bối rối khi bước vào môi trường mới cùng những nhân viên lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, các sếp trẻ thường nhanh chóng thích nghi và điều đầu tiên họ cần làm là chứng minh năng lực của mình cho nhân viên thấy.
Thêm vào đó, sếp trẻ không nên ngại học hỏi: một lãnh đạo thông minh không e ngại việc công nhận khả năng của nhân viên. Những nhân viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm quý báu để chia sẻ, và sếp trẻ nên trân trọng những kiến thức này để không bỏ lỡ những cơ hội học hỏi quan trọng.
Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin nghề nghiệp cùng các cơ hội làm việc hấp dẫn, uy tín nhé!
Xem thêm: Làm 4 điều này trong lúc chờ kết quả phỏng vấn: Bạn quả là người chuyên nghiệp