Servant leadership: Lãnh đạo phục vụ được nhân viên yêu mến

Servant – phục vụ và leadership – lãnh đạo có vẻ trái ngược nhau, nhưng khi kết hợp lại mô tả một phong cách quản lý được gọi là lãnh đạo phục vụ. Phong cách này tạo ra ảnh hưởng thông qua việc truyền cảm hứng cho nhân viên bằng những điều tốt đẹp. Servant Leadership là gì? Ưu nhược điểm của phong cách này ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Servant Leadership là gì?

Thuật ngữ Servant Leadership (lãnh đạo phục vụ) lần đầu tiên được Robert K.Greenleaf đặt ra vào năm 1970 trong bài tiểu luận “The Servant as Leader”. Phong cách lãnh đạo phục vụ là cách quản lý ưu tiên phục vụ nhóm và tổ chức hơn là các mục tiêu riêng của bản thân. Những nhà lãnh đạo thường hỗ trợ nhân viên tối đa nhằm giúp cấp dưới học hỏi, đồng thời phát huy kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, nhân viên trong môi trường lãnh đạo phục vụ còn cảm thấy tiếng nói của mình có giá trị và được lắng nghe. Điều này khiến họ có thể làm việc vượt năng suất gấp nhiều lần.

Phong cách lãnh đạo phục vụ tập trung vào việc xây dựng tầm ảnh hưởng và quyền lực hơn là sử dụng các chiến thuật lãnh đạo độc hại, kiểm soát. 

Nhà lãnh đạo phục vụ sẽ tập trung vào:

– Thiết lập tầm nhìn chiến lược cho công ty và truyền đạt đến nhân viên.

– Khuyến khích khả năng làm việc của nhân viên khi được trao quyền.

– Đảm bảo nhóm có các nguồn lực, ngân sách, kỹ năng cần thiết để tạo ra tác động và hoàn thành công việc.

– Trao quyền cho nhân viên để xây dựng sự tự tin, khả năng ra quyết định và kỹ năng cộng tác.

– Tạo ra không gian để nhóm phát triển thay vì quy định những hướng dẫn cụ thể về từng nhiệm vụ của nhân viên.

Xem thêm: Cầm quyền và trao quyền: Đâu mới là nước đi đúng đắn trong ván cờ quản lý nhân sự?

Lãnh đạo phục vụ và lãnh đạo truyền thống khác nhau như thế nào?

Servant Leadership có sự khác biệt với phong cách lãnh đạo truyền thống, trong đó người lãnh đạo được xem là trung tâm của nhóm. Dưới đây là 3 điểm khác biệt giữa 2 phong cách này:

– Hòa nhập hơn: Nhà lãnh đạo phục vụ phải nuôi dưỡng môi trường làm việc hòa nhập để tạo cơ hội cho mọi nhân viên được phát triển.

– Tập trung vào nhân viên hơn: Servant Leadership tập trung vào nhu cầu, sự phát triển của các thành viên để thúc đẩy nhân viên làm việc năng suất hơn.

– Chú trọng vào yếu tố đạo đức: Servant Leadership có xu hướng chú trọng vào đạo đức hơn so với phong cách lãnh đạo truyền thống. 

Chân dung của nhà lãnh đạo phục vụ trong thực tế

1. Khiêm tốn, đáng tin cậy

Sự khiêm tốn là nền tảng của servant leadership. Nếu nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực quá nhiều sẽ khiến cấp dưới tuân theo theo vì sự sợ hãi. Thay vào đó, hành động và lời nói tử tế của nhà lãnh đạo phục vụ sẽ là hình ảnh đáng tin cậy, mẫu mực đáng để noi theo.

2. Nâng cao giá trị của nhân viên

Để một chiếc đồng hồ hoạt động tốt thì mỗi bộ phận đều rất quan trọng. Điều này cũng tương tự với bất kỳ tổ chức hay đội nhóm nào, mỗi nhân viên đều là một mảnh ghép không thể thiếu. Đây chính là thông điệp mà Servant Leadership hướng đến và đảm bảo mỗi nhân viên đều thấu hiểu nhằm thúc đẩy động lực làm việc cũng như nâng cao hiệu suất của họ. 

Để làm được điều này, các nhà lãnh đạo phục vụ thường ít nói về những con số hay thước đo mà ưu tiên về những công việc mà nhân viên đã thực hiện, liên kết những thành tựu cụ thể của họ với họ các mục tiêu lớn hơn của tổ chức. Điều quan trọng nhất là ghi nhận những việc tốt mà nhân viên đã, đang thực hiện.

servant leadership
Những nhà lãnh đạo phục vụ cộng tác với nhóm thay vì ra lệnh.

3. Khuyến khích hợp tác, có tầm nhìn xa

Những nhà lãnh đạo phục vụ thường hành động để tạo ra ý thức cộng đồng và tinh thần đồng đội. Chìa khóa ở đây là sự kiên nhẫn. Trong thời đại bận rộn ngày nay, nhiều người quản lý không quan tâm đến cảm xúc nhân viên nhưng những nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách Servant Leadership thì khác. Việc xác định, dự đoán nhu cầu của các thành viên trong nhóm là một nhiệm vụ quan trọng đối với họ.

4. Kỹ năng lắng nghe tích cực

Để tạo mối quan hệ tích cực với nhân viên, việc gần gũi và lắng nghe họ là cần thiết. Nhà lãnh đạo phục vụ thường rất giỏi trong khía cạnh này, họ có thể sử dụng những câu hỏi mở hoặc sẵn sàng lắng nghe mà không vội đưa ra phản hồi. 

Xem thêm: Các cấp độ lắng nghe: Khi lắng nghe không chỉ là nhiệm vụ của đôi tai

Ưu và nhược điểm của servant leadership

Ưu điểm của servant leadership

Phong cách lãnh đạo phục vụ có thể nâng cao động lực để nhân viên sáng tạo, đổi mới hơn. Đây là lý do chính mà các nhà lãnh đạo muốn trao quyền cho nhân viên nhằm tăng cường văn hóa doanh nghiệp, thu hút sự gắn kết, lòng trung thành của họ. Một số ưu điểm của Servant Leadership có thể kể đến như:

– Xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn và dựa trên sự tin tưởng.

– Khuyến khích trách nhiệm lớn hơn đối với nhân viên.

– Phát triển văn hóa lấy con người làm trọng tâm.

– Mang lại tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty.

– Mức độ giữ chân nhân viên cao.

– Nâng cao tinh thần đội nhóm.

– Nhà lãnh đạo nhận được sự tôn trọng từ các thành viên trong nhóm.

– Nhân viên cảm thấy có giá trị, được đánh giá cao hơn ở nơi làm việc, từ đó khơi gợi sự tự hào đối với họ. 

Nhược điểm của servant leadership

Cũng như các phong cách lãnh đạo khác, Servant Leadership cũng có những nhược điểm như:

– Các nhà lãnh đạo sẽ tốn thời gian hơn.

– Việc đào tạo các nhà lãnh đạo hiện tại theo Servant Leadership là một thách thức đối với nguồn lực của công ty.

– Một số ý kiến cho rằng những nhà lãnh đạo phục vụ là yếu kém.

– Quyền lực của nhà lãnh đạo có thể bị giảm sút.

– Nhân viên có thể không tự tin để chịu trách nhiệm khi được trao quyền.

– Tốc độ ra quyết định ban đầu chậm hơn do có sự tham gia của các thành viên trong nhóm.

– Không đồng bộ với hệ thống quản lý hiệu suất của doanh nghiệp.

servant leadership
Người lãnh đạo phục vụ phải là người biết lắng nghe để hiểu rõ nhân viên của mình.

Làm thế nào để theo đuổi phong cách servant leadership?

1. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp 

Để trở thành nhà lãnh đạo phục vụ tài ba, bạn nên tận dụng tối đa năng lực của nhóm. Do đó, cần có khả năng truyền đạt các mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức rõ ràng. Việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp đi kèm ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn đạt được điều này.

Ngoài ra, giao tiếp không phải chỉ là những gì bạn nói. Phong cách quản lý cũng chú trọng vào việc lắng nghe quan điểm của các thành viên trong nhóm. Vì vậy đừng quên thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực để thực sự hiểu nhân viên hơn.

2. Nuôi dưỡng, phát triển sự đồng cảm

Sự đồng cảm rất quan trọng trong vai trò lãnh đạo và đặc biệt quan trọng đối với servant leadership. Đồng cảm có nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó hiểu mọi thứ từ quan điểm của họ. Chính vì vậy, đây là một kỹ năng quan trọng cần rèn luyện nếu bạn đang mong muốn trở thành nhà lãnh đạo phục vụ.

3. Rèn luyện khả năng tự nhận thức

Các nhà lãnh đạo tài ba có thể rất giỏi quản lý cũng như truyền đạt ý tưởng, quan điểm của mình. Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ cũng nhận thức rõ ràng những hạn chế của bản thân. Phát triển khả năng tự nhận thức có nghĩa là chú ý đến cách bạn hành động, những gì bạn nói cũng như tác động của chúng đến mọi người. 

4. Biết cách đặt lợi ích chung và người khác lên hàng đầu

Một nhà lãnh đạo chuyên quyền là người chủ yếu quan tâm đến bản thân mình. Điều này trái ngược với servant leadership, khi phong cách này coi trọng mục tiêu, hạnh phúc của người khác trước khi nghĩ đến bản thân. Chính vì tinh thần này mà sự gắn kết của nhân viên được cải thiện, giúp tăng hiệu suất của nhân viên lên tới 73%.

5. Học cách phát triển người khác một cách toàn diện

Mỗi phong cách lãnh đạo sẽ có cách tiếp cận khác nhau để phát triển nhân viên Điều này đúng với phong cách lãnh đạo dân chủ hay chuyên quyền. Đối với phong cách lãnh đạo phục vụ, hiệu quả và năng suất vẫn quan trọng nhưng việc đào tạo nhân viên vẫn được chú trọng hơn để giúp họ phát triển hơn về:

Kỹ năng ra quyết định.

Kỹ năng giao tiếp.

– Tư duy tổng thể.

servant leadership
Nên học cách phản hồi và hỗ trợ nhân viên toàn diện hơn để cải thiện năng lực nhóm cũng như tăng sự gắn kết.

Cuối cùng, không cần thiết phải có vai trò ảnh hưởng lớn trong công ty để bắt đầu thực hành phong cách lãnh đạo phục vụ. Bạn có thể dẫn dắt dự án bằng cách hỗ trợ đồng nghiệp, cung cấp các nguồn lực, từ từ tạo ra kết quả tích cực ở mọi cấp độ.

Với những thông tin trên, Vieclam24h.vn hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Servant Leadership và vững bước trên con đường trở thành nhà lãnh đạo phục vụ có năng lực.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: Leader là gì? Bí quyết nào để trở thành một Leader vừa có tâm vừa có tầm

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục