Hiện nay có nhiều mô hình xây dựng nội dung và cấu trúc website được sử dụng mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên người làm SEO thường ưu tiên cấu trúc silo. Silo là một trong những kỹ thuật SEO website phổ biến và mang lại hiệu quả traffic cũng như chuyển đổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về cấu trúc silo và vai trò của nó trong lĩnh vực SEO. Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giới thiệu đến các bạn cấu trúc silo là gì và các bước xây dựng mô hình silo hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc silo là một hình thức tổ chức trang web mà nội dung được sắp xếp với cấu trúc rõ ràng. Cấu trúc silo chia nội dung trang web thành các nhóm phân cấp, trong đó mỗi nhóm tập trung vào một chủ đề cụ thể và có thể chứa các chủ đề con liên quan. Cấu trúc silo giống như việc tạo ra các danh mục và tiểu mục cho trang web, sau đó viết nội dung tương ứng cho từng danh mục.
Khi hướng tới một chủ đề tổng thể, bạn xây dựng các “silo” hoặc các danh mục được tổ chức độc lập nhưng vẫn liên kết chặt chẽ với nhau. Việc phát triển cấu trúc phân cấp như vậy giúp bạn tạo ra nội dung chuyên sâu cho từng chủ đề cụ thể. Tính tổ chức cao là yếu tố đặc trưng cho cấu trúc silo, giúp cải thiện hiệu suất SEO và trải nghiệm người dùng trên trang web để tăng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Ví dụ, nếu trang web liên quan đến lĩnh vực “Du lịch” bạn có thể xây dựng cấu trúc silo bằng cách tạo ra các silo con như “Du lịch quốc tế”, “Du lịch nội địa”, “Cẩm nang du lịch”,… Mỗi silo con sẽ chứa các trang liên quan đến chủ đề đó, tạo ra một cấu trúc hệ thống và tối ưu hóa khả năng xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Điểm khác biệt giữa cấu trúc phẳng và cấu silo là gì?
Hiện nay, có 2 mô hình xây dựng nội dung và cấu trúc website được các SEOer sử dụng phổ biến, cụ thể như sau:
Cấu trúc phẳng (Flat Structure): Mọi yếu tố trên trang web đều được hiển thị trực tiếp và có thể truy cập từ trang chủ (homepage) chỉ bằng một cú click. Tuy nhiên, cấu trúc này thường gây khó khăn trong quá trình quản lý khi trang web ngày càng phát triển.
Cấu trúc Silo: Tổ chức và phân loại thông tin thành các nhóm liên quan, mỗi nhóm (silo) là một chủ đề cụ thể và có thể có nhiều trang con bên trong.
Vai trò của Silo effect là gì đối với SEO website?
Người làm SEO thường ưu tiên xây dựng website theo cấu trúc silo bởi những lợi ích tuyệt vời sau:
Thứ nhất: Google sử dụng các Internal link để định vị trang. Do đó, việc xây dựng cấu trúc silo không chỉ giúp Google dễ dàng tìm kiếm trang mà còn tối ưu hóa quy trình này.
Thứ hai: Cấu trúc silo giúp nâng cao thứ hạng website trên Google. PageRank là một thuật toán được Google sử dụng để đánh giá giá trị của trang web, dựa trên số lượng và chất lượng các liên kết trỏ đến trang đó. Backlink là phương tiện để PageRank đi vào trang, còn Internal link giúp PageRank “di chuyển” giữa những trang trong cùng một cấu trúc silo.
Do tất cả các trang trong cấu trúc silo đều được liên kết chặt chẽ với nhau nên tạo điều kiện thuận lợi để PageRank di chuyển linh hoạt giữa các trang. Cấu trúc này không chỉ làm cho quá trình luân chuyển PageRank trở nên dễ dàng hơn mà còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao điểm số của trang trên bảng xếp hạng của Google.
Thứ ba: Cấu trúc silo không chỉ đơn giản là những nhóm nội dung có liên quan, mà còn tạo ra mối liên kết nội bộ với ngữ cảnh và nội dung cụ thể. Điều này giúp Google hiểu rõ nội dung của mỗi trang dễ dàng hơn. Chẳng hạn, nếu bạn có một trang với các Internal anchor như: Steve Jobs, Tim Cook và iPhone, iPad. Google sẽ xác định trang này tập trung vào nội dung liên quan đến Apple.
Thứ tư: Internal link và cấu trúc silo hỗ trợ người dùng có thể đi đến các nội dung dễ dàng mà không phải mất quá nhiều thao tác. Nhờ đó, gia tăng trải nghiệm người dùng trên website.
Các loại cấu trúc Silo phổ biến
Hiện nay có 2 loại cấu trúc silo chính, bao gồm: Silo vật lý và silo ảo
Silo vật lý (Physical silo)
Silo vật lý là phương pháp tổ chức trang web bằng cách thiết lập thư mục URL. Theo đó, các nội dung liên quan sẽ được sắp xếp trong cùng một thư mục để người dùng có thể tìm kiếm mà không mất nhiều thời gian. Silo vật lý sử dụng cấu trúc “Domain/silopage/sub-silopage”. Trong đó:
- Domain: Tên miền
- Silo Page: Trang thư mục
- Sub-Silopage: Trang thư mục phụ
Ví dụ: Đối với homepage https://abc.com, https://abc.com/technology/smartphones/samsung-galaxy-s21, https://abc.com/technology/smartphones/iphone-13, https://abc.com/technology/tablets/ipad-pro.
Trong cấu trúc này, có thể thấy sự phân chia rõ ràng giữa thư mục nhỏ (sub category) “smartphones” và “tablets” thuộc chủ đề chung là thư mục lớn (category) “technology.”
Tuy nhiên, cấu trúc silo vật lý không cho phép 1 nội dung nằm trong 2 thư mục để đảm bảo tính phân cấp, nhờ đó, nội dung đồng nhất và quy trình tìm kiếm của các công cụ cũng được tối ưu.
Silo ảo (Virtual silo)
Silo ảo còn được gọi là Content Pillar hoặc Topic Cluster sử dụng các cấu trúc liên kết nội bộ (Internal link) để nhóm các trang liên quan và tách biệt các trang không liên quan. Khác với cấu trúc silo vật lý yêu cầu các trang phải nằm trong cùng một thư mục thì silo ảo được tạo ra thông qua các liên kết nội bộ giữa các trang liên quan.
Không chỉ tăng sức mạnh cho trang đích chính của từng silo (landing page) mà cấu trúc silo ảo còn giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin trên các trang và nâng cao thứ hạng cho website. Chẳng hạn, nếu về chủ đề SEO, các bài viết như “Các phương pháp SEO hiệu quả”, “Từ khoá SEO phổ biến”, “Tối ưu SEO Google Maps”,.. sẽ tạo thành hệ thống silo ảo. Nhờ đó, tăng sức mạnh SEO của website thông qua các liên kết nội dung.
Các bước xây dựng cấu trúc silo chuẩn SEO cho trang web
Bước 1: Xác định chủ đề website
Google và các công cụ tìm kiếm sẽ thu thập và đánh giá thông tin dựa trên nội dung đã xuất bản và hệ thống backlink. Để xây dựng cấu trúc Silo hoàn chỉnh, bạn cần xác định chủ đề cốt lõi:
- Website hướng đến mục tiêu gì?
- Giá trị mang đến cho độc giả ra sao?
- Định hướng phát triển website như thế nào?
- Các chủ đề nào liên quan đến website?
- Làm cách nào triển khai chủ đề chính?
- …
Lưu ý là là tên miền (domain) nên sử dụng các từ khóa ngắn, có khả năng tìm kiếm dễ dàng và phù hợp với mục đích của trang web để Google nhận diện nhanh chóng.
Sau khi xác định chủ đề cốt lõi, bạn cần liệt kê các chủ đề bổ trợ mà trang web cần triển khai. Các cụm chủ đề con được tạo phải làm rõ ý nghĩa và ngữ cảnh của chủ đề cốt lõi. Đó có thể là danh mục sản phẩm/dịch vụ, lợi ích sản phẩm/dịch vụ mang lại, kiến thức liên quan, đối tượng khách hàng,…
Bạn có thể sử dụng các công cụ SEO chuyên nghiệp để lọc các cụm từ mà người dùng tìm kiếm mở rộng để tìm kiếm nội dung. Đồng thời, bạn cũng có thể phân tích cấu trúc Silo của đối thủ để tham khảo và tăng mức độ cạnh tranh cho trang web.
Bước 2: Xây dựng cấu trúc Silo là gì?
Các bạn có thể lựa chọn giữa cấu trúc Silo vật lý và Silo ảo hoặc kết hợp cả hai cấu trúc này. Bạn có thể thêm các backlink với anchor text (văn bản neo) trong từng silo để nâng cao chất lượng PageRank của các trang liên quan.
- Silo vật lý được hình thành từ các thư mục và URL. Trên WordPress, bạn có thể xây dựng các trang category (thư mục) và subcategory (thư mục nhỏ). Sau đó, bạn chỉ cần điều chỉnh permalink thành “domain/category/post-name,” và xây dựng nội dung bài viết thuộc về danh mục chính xác.
- Silo ảo được xây dựng nhằm củng cố cấu trúc Silo vật lý. Như một hệ thống mạch máu nội bộ, Silo ảo được hình thành thông qua việc liên kết tất cả các bài viết cùng chủ đề hoặc danh mục. Hành động này không chỉ tạo ra ngữ cảnh cho nội dung mà còn củng cố chủ đề chuyên sâu.
Bước 3: Sử dụng các liên kết
Bạn có thể tận dụng các liên kết Internal Link, Outbound Link và Inbound Link để tăng sức mạnh cho trang web.
Internal Link (liên kết nội bộ): Các liên kết được tạo bên trong silo, nhằm mục đích kết nối giữa các trang và nội dung khác nhau trên cùng một trang web. Những nội dung được liên kết phải đảm bảo giúp người đọc đến đúng landing page (trang đích). Đồng thời, các anchor text (văn bản neo) phải là từ khoá chính mà bạn muốn SEO. Internal Link giúp tạo ra một mạng lưới liên kết nội bộ, giúp người đọc dễ dàng di chuyển giữa các trang và cũng giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc của trang web, từ đó cải thiện hiệu suất SEO.
Inbound Link (liên kết bên ngoài hoặc liên kết từ nguồn khác): Đây là những liên kết đặt trên các website khác và trỏ về website của bạn, còn được gọi là backlink. Inbound link đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị của một trang web. Thông qua các liên kết được trỏ từ trang web uy tín, thứ hạng từ khóa được cải thiện nhanh chóng, hơn nữa, trang web của bạn cũng được củng cố độ tin cậy trên công cụ tìm kiếm.
Outbound Link (liên kết ngoài hoặc liên kết đi tới nguồn khác): Đây là các liên kết được đặt tại website của bạn và trỏ sang website khác liên quan. Chẳng hạn, bài viết của bạn đề cập đến các cửa hàng bán thực phẩm chức năng, bạn có thể gắn link của một vài cửa hàng bán thực phẩm chức năng để tăng độ uy tín. Như thế cũng giúp Google biết rằng bạn không nhận backlink trỏ về trang web mà bạn còn cho đi các link chất lượng.
Xem thêm: Inbound marketing là gì? Sự khác nhau giữa Inbound và Outbound marketing
Bước 4: Đồng bộ và thống nhất nội dung
Sự đồng bộ của trang web được thể hiện qua nội dung cốt lõi bao gồm bài viết, hình ảnh, video,…. Cấu trúc trang web càng toàn diện và chia sẻ các kiến thức đa dạng xoay quanh chủ đề cốt lõi ở mức độ chuyên gia, Google càng đánh giá và xếp bậc thứ hạng cao hơn.
Kết luận
Silo trong lĩnh vực SEO không chỉ tăng cường khả năng xếp hạng trang web mà còn cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã mang đến góc nhìn toàn diện về silo là gì và quy trình xây dựng cấu trúc silo chuẩn SEO cho trang web. Chúc các bạn thành công!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Link building là gì? Hướng dẫn SEOer mới xây dựng link building hiệu quả