STEM được biết đến như một phương pháp giảng dạy kết hợp giữa khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Không những thế, mô hình này còn là nền tảng giáo dục tân tiến, hiện đại trên thế giới. STEM du nhập vào Việt Nam và trở nên phổ biến trong vài năm gần đây. Vậy chính xác STEM là gì? STEM là viết tắt của từ gì? Mô hình STEM có vai trò gì trong giáo dục? Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về STEM qua bài viết dưới đây nhé!
Mô hình STEM là gì?
STEM là viết tắt của 4 từ, bao gồm:
- Science: Khoa học.
- Technology: Công nghệ.
- Engineering: Kỹ thuật.
- Mathematics: Toán học.
Đây là một hệ thống giáo dục và phương pháp giảng dạy tập trung vào các lĩnh vực, bao gồm: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Mô hình này hướng đến việc giáo dục học sinh, sinh viên bằng cách tích hợp cùng lúc các kiến thức từ đa lĩnh vực. Thông qua STEM, người học có thể cải thiện khả năng tư duy sáng tạo, khám phá và giải quyết vấn đề.
Mục tiêu chính của STEM là khuyến khích học sinh, sinh viên phát triển những kỹ năng quan trọng như tư duy logic, kỹ năng thực hành, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, ứng dụng kiến thức thực tiễn.
Khi học tập trong một môi trường tích hợp, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về mối liên kết giữa các lĩnh vực, thúc đẩy đam mê, hứng thú nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trong mô hình STEM, học sinh thường được khuyến khích tham gia vào các dự án thực tế, hoạt động thực hành và thảo luận nhóm. Điều này giúp họ cải thiện kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, giải quyết xung đột,…
Vai trò của mô hình STEM là gì?
Thúc đẩy khả năng tích hợp kiến thức
Khi xây dựng chiến lược giáo dục theo mô hình STEM, bạn phải đảm bảo đủ 3 yếu tố: đa ngành, liên ngành và xuyên ngành. Hiểu cách khác, mô hình STEM chính là động lực để học sinh trang bị kiến thức ở nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, mô hình này không đồng nghĩa với việc giảng dạy môn học một cách độc lập. Thay vào đó, STEM sẽ tích hợp kiến thức ở nhiều mô học vào cùng một môn. Đây là cách giúp kiến thức của các môn có sự liên kết và gắn bó mật thiết với nhau. Khi hiểu rõ mô hình STEM là gì, bạn sẽ đặt học sinh vào môi trường đa yếu tố. Nhờ vậy, học sinh có thể xử lý thành thạo và đối mặt với những vấn đề thực tiễn mà không bị bỡ ngỡ.
Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề qua mô hình STEM là gì?
Mô hình STEM đặc biệt chú trọng vào khả năng vận dụng tri thức của học sinh. Sau khi hoàn tất phần lý thuyết, học sinh sẽ được đặt vào các tình huống thực tiễn. Đồng thời, giáo viên/người giảng dạy sẽ đưa ra những yêu cầu để học sinh giải quyết tình huống dựa trên kiến thức đã học. Đây là cơ hội để học sinh phát huy khả năng phân tích, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu các môn học liên quan đến tình huống, vận dụng lý thuyết trên giấy vào thực tiễn.
Cải thiện tư duy sáng tạo
Một trong những vai trò lớn của mô hình STEM là góp phần giúp học sinh nâng cao tư duy sáng tạo. Khi được giáo dục theo mô hình này, học sinh không cần phải tìm ra đáp án chính xác.
Thay vào đó, giáo viên/người giảng dạy sẽ hướng học sinh tự tư duy, giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình. Có thể nói, phương pháp giảng dạy này cực kỳ hiện đại, khác với lối truyền tải kiến thức theo lối mòn như trước đây. Chính vì thế, học sinh sẽ có xu hướng tự mình tìm ra phương pháp học tập, chủ động phát triển và mở rộng kiến thức do thầy cô truyền đạt. Đây chính là tiền đề nâng cao tư duy sáng tạo của học sinh.
Tạo cảm giác hứng thú cho học sinh
STEM chính là phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” hay “học đi đôi với hành”. Vì vậy, khi giảng dạy theo mô hình đầy lý thú này, giáo viên sẽ giúp học sinh tiếp cận được những tình huống thực tế. Bên cạnh đó, học sinh còn có cơ hội trải nghiệm các trò chơi mang tính sáng tạo.
Thay vì “học vẹt” như những tiết học truyền thống, học sinh có thể tự mình mở ra những “cánh cửa” kiến thức đầy hấp dẫn. Mô hình STEM giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh và sâu hơn. Lúc này, việc học đối với học sinh sẽ trở thành niềm đam mê, hứng thú chứ không mang tính ép buộc.
Mô hình 5E trong giáo dục STEM là gì?
Mô hình 5E hay mô hình dạy học 5E là một trong những mô hình giáo dục STEM phổ biến và tối ưu nhất. Về cơ bản, 5E là viết tắt của 5 từ, bao gồm:
- Engage: Gắn kết.
- Explore: Khảo sát.
- Explain: Giải thích.
- Elaborate: Áp dụng cụ thể.
- Evaluate: Đánh giá.
Mô hình này được phát triển theo 5 giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn là một cách thức giảng dạy khác nhau.
Giai đoạn 1: Engage (gắn kết)
Trong giai đoạn đầu, giáo viên cần nhận định xem học sinh đã nắm vững kiến thức nền tảng chưa. Đồng thời, giáo viên cũng phải phát hiện được những lỗ hổng kiến thức mà học sinh còn thiếu sót. Ở bước này, giáo viên cần khuyến khích học sinh nghiên cứu, tìm hiểu những khái niệm sắp được học.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động thú vị, giáo viên sẽ thu hút sự chú ý và quan tâm của học sinh. Nhờ đó, học sinh mới cảm nhận được sự liên hệ, kết nối giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Giai đoạn đầu chính là bước tiền đề để học sinh sẵn sàng tiếp nhận kiến thức.
Giai đoạn 2: Exploration (Khảo sát)
Ở giai đoạn này, học sinh cần chủ động hơn trong việc khám phá các khái niệm mới thông qua những trải nghiệm học tập cụ thể. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là truyền tải những kiến thức nền tảng, cơ bản. Từ đó, học sinh có thể dựa vào đó để xây dựng những kiến thức mới.
Giai đoạn 3: Exploration (giải thích)
Trong giai đoạn tiếp theo, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tổng hợp những kiến thức mới. Đồng thời, giáo viên cũng cần đặt nhiều câu hỏi liên quan để học sinh hiểu rõ chủ đề hơn. Bên cạnh đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh chia sẻ những gì họ đã được trải nghiệm khi làm quen với kiến thức mới.
Giai đoạn 4: Elaborate (Áp dụng)
Đây là giai đoạn giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn. Nhiệm vụ của giáo viên là hỗ trợ học sinh vận dụng, thực hành kiến thức đã tích lũy được. Giai đoạn này giúp học sinh hình dung rõ hơn về kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế hiệu quả.
Giai đoạn 5: Evaluate (Đánh giá)
Cuối cùng, giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua những bài kiểm tra hoặc câu hỏi nhanh. Trong bước này, giáo viên nên linh hoạt hơn trong cách sử dụng những kỹ thuật đánh giá. Đây là cách giúp giáo viên xác định chính xác khả năng của mỗi học sinh. Từ đó, giáo viên có thể đưa ra phương hướng điều chỉnh, hỗ trợ học sinh một cách phù hợp.
Học STEM là gì?
Học STEM là quá trình học tập tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Quá trình này nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng quan trọng như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác nhóm cũng như ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
7 kỹ năng cần có khi học STEM là gì?
1. Tư duy phản biện
Để học STEM hiệu quả, học sinh cần có khả năng suy luận logic, đánh giá thông tin chính xác. Tư duy phản biện giúp học sinh xác định các vấn đề, tạo ra những giả thuyết và đưa ra giải pháp dựa trên những chứng cứ khoa học, dữ liệu thực tế.
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Học STEM khuyến khích học sinh tìm hiểu các vấn đề phức tạp và áp dụng các phương pháp khoa học để giải quyết chúng. Kỹ năng này bao gồm: phân tích vấn đề, xác định các giải pháp tiềm năng và thử nghiệm chúng để đạt được kết quả tốt nhất.
3. Kỹ năng nghiên cứu
Học STEM cũng đòi hỏi học sinh có khả năng tìm hiểu, sử dụng các nguồn tài liệu đáng tin cậy để mở rộng kiến thức. Từ đó, học sinh có thể hiểu rõ hơn về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Xem thêm: Khám phá các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Trong quá trình học STEM, học sinh sẽ thường xuyên làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng và phối hợp để giải quyết các dự án phức tạp. Vì vậy, để quá trình học diễn ra thuận lợi, học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng này bao gồm: lắng nghe tích cực, đồng thuận và giải quyết xung đột để đạt được mục tiêu chung.
5. Kỹ năng sáng tạo
Học STEM khuyến khích học sinh tạo ra các ý tưởng mới và đột phá trong cách giải quyết vấn đề. Kỹ năng sáng tạo giúp học sinh “out of the box”, không ngại đối diện với những giới hạn hoặc rào cản. Từ đó, học sinh có thể tạo ra những giải pháp mới mẻ, tân tiến.
6. Kỹ năng công nghệ
Trước tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mỗi học sinh cần rèn luyện kỹ năng sử dụng công cụ số. Kỹ năng công nghệ bao gồm: sử dụng các công cụ kỹ thuật số, lập trình, thiết kế, xây dựng các ứng dụng và sản phẩm công nghệ.
7. Kỹ năng giao tiếp
Học STEM yêu cầu học sinh thường xuyên biểu đạt ý tưởng, trình bày kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng và hấp dẫn. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp chính là cách giúp học sinh trải nghiệm mô hình STEM hiệu quả hơn. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp còn giúp học sinh truyền tải thông thông tin một cách mạch lạc, dễ hiểu và tăng khả năng thuyết phục.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình STEM. Việc Làm 24h hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “STEM là gì?”. Đừng quên theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để khám phá những thông tin hay và hữu ích khác bạn nhé!
Xem thêm: RACI là gì? Mô hình RACI có vai trò như thế nào trong quản lý nhân sự?