Bạn có nhận thấy mỗi ngày bạn nghe rất nhiều thông điệp quảng cáo đến từ các thương hiệu khác nhau nhưng không nhớ chúng là gì? Thật ra khách hàng cũng như vậy. Bất chấp việc thị trường có bao la nội dung thì chỉ 5% trong số đó nhận được tương tác (theo Venture Beat). Do đó, một trong những thách thức lớn mà các Marketer phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để vượt qua thay vì bị “cơn sóng thần” nội dung nhấn chìm. Và storytelling là một giải pháp hoàn hảo. Vậy storytelling là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Storytelling là gì?
Storytelling là quá trình sáng tạo, sử dụng câu chuyện có thật hoặc hư cấu liên quan đến thương hiệu để giao tiếp với khách hàng, truyền tải thông điệp và gợi lên những cảm xúc, phản ứng như mong muốn. Sở dĩ storytelling làm được điều này là vì những tình tiết trong câu chuyện làm khách hàng cảm thấy đồng cảm và nhìn thấy bản thân ở đó. Trong Marketing, đây là phương thức được sử dụng để tạo sự gắn kết giữa khách hàng với thương hiệu và được gọi là Brand storytelling.
Đã có nhiều nhãn hàng sử dụng Brand storytelling thành công, mang lại hiệu quả vượt trội như Apple, Nike,… Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Jerome Bruner, khách hàng có khả năng ghi nhớ nội dung chi tiết gấp 22 lần khi chúng được truyền đạt bằng hình thức kể chuyện thay vì các thống kê số liệu. Do đó Brand storytelling ngày càng thịnh hành và trở thành xu hướng tiếp thị của thời đại.
Xem thêm: Brand Vision là gì? Làm thế nào xác định Brand Vision cho doanh nghiệp?
Những yếu tố cơ bản của storytelling là gì?
Không tự nhiên mà storytelling lại là phương thức tiếp thị hiệu quả đến vậy. Dưới đây là những yếu tố mà storytelling dùng để tiếp cận khách hành:
– Storytelling hướng đến khách hàng: bất kể mục đích của thương hiệu là gì, khách hàng và phản ứng của họ sẽ quyết định cách câu chuyện phát triển.
– Storytelling có sức hút: sức mạnh của những câu chuyện đến từ sự độc đáo, hấp dẫn và thu hút khách hàng.
– Storytelling cung cấp thông tin hữu ích: mặc dù các câu chuyện nhằm mục đích kết nối với cảm xúc của khán giả nhưng cũng cung cấp thông tin cho người xem.
– Storytelling tạo ra tương tác có giá trị: sự tồn tại của câu chuyện trên các nền tảng như mạng xã hội, tivi… là sự tương tác giữa thương hiệu với khách hàng, đặc biệt là khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi, giá trị của tương tác lại càng tăng lên.
Xem thêm: Brand Essence là gì? Đi tìm những gì tinh túy nhất của thương hiệu có khó không?
Tầm quan trọng của Brand storytelling là gì?
Brand storytelling rất quan trọng vì mang đến cơ hội cho các công ty nhân cách hóa thương hiệu và hình thành mối quan hệ sâu sắc với khách hàng. Việc phát triển chiến lược storytelling thành công còn giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu, thông điệp và sản phẩm bằng cách:
– Cải thiện mức độ tương tác của khách hàng.
– Nâng cao nhận thức và lòng trung thành với thương hiệu.
– Phân biệt thương hiệu với đối thủ cạnh tranh.
– Điều hướng và khơi gợi cảm xúc, phản ứng của khách hàng.
– Làm nổi bật các giá trị của thương hiệu.
– Tạo ra nhóm khách hàng mục tiêu.
– Tăng doanh số bán hàng.
Các kiểu storytelling là gì?
1. Data storytelling
Đây là phương thức tiếp cận dựa trên dữ liệu, tận dụng số liệu thống kê, phân tích và thể hiện nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng đồng thời tạo niềm tin với họ. Bằng cách kết hợp dữ liệu vào câu chuyện của thương hiệu, Marketer có thể chỉ ra cách sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng với các minh chứng cụ thể. Hoặc khi kết hợp dữ liệu với sứ mệnh, giá trị, mục tiêu của công ty sẽ tạo ra một câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mong muốn.
2. Visual storytelling
Visual storytelling là cách kể chuyện bằng hình ảnh, video, animations, graphics. Bằng cách sử dụng hình ảnh để minh họa câu chuyện của thương hiệu, Marketer cung cấp cho khách hàng trải nghiệm hấp dẫn hơn và tạo các chiến dịch quảng cáo đáng nhớ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng visual storytelling để tác động đến cảm xúc của khách hàng bằng cách sử dụng những hình ảnh mô tả công ty chân thực. Điều này tác động tới thị giác và tâm lý khách hàng.
3. Character-driven storytelling
Đây là cách kể chuyện theo hướng dựa trên nhân vật có thật hoặc hư cấu, được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo để tạo sự nhất quán và quen thuộc. Theo thời gian, khách hàng có thể bắt đầu liên kết nhân vật với thương hiệu. Điều này giúp truyền tải được tính cách thương hiệu và tạo ra những kết nối sâu sắc với khách hàng.
4. Community-focused storytelling
Doanh nghiệp thường sử dụng phương thức kể chuyện tập trung vào cộng đồng để làm nổi bật cách họ đang tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội như thế nào. Thông qua câu chuyện, doanh nghiệp chia sẻ thông tin tài trợ cho các tổ chức từ thiện, các tổ chức gây quỹ hoặc các hoạt động tình nguyện của nhân viên đã thực hiện. Kiểu kể chuyện này sẽ tác động đến những khách hàng có cùng giá trị với công ty và gợi lên cảm giác hài lòng khi mua sản phẩm.
5. Customer storytelling
Sử dụng câu chuyện của khách hàng là một trong những phương thức kể chuyện hiệu quả nhất vì khai thác cách sản phẩm mang lại giá trị thực cho người tiêu dùng. Bằng việc để khách hàng kể câu chuyện về thương hiệu, các doanh nghiệp có thể trau dồi sự hiểu biết với đối tượng mục tiêu và có nhiều góc nhìn hơn về sản phẩm.
Storytelling tốt là như thế nào?
Để sáng tạo storytelling hay và đi vào lòng người, bạn cần nắm rõ các yếu tố sau:
– Câu chuyện phải có điểm nhấn tương tác: bất kể câu chuyện được tạo ra nhằm mục đích gì thì vẫn cần có yếu tố tạo được tương tác giữa người kể và người nghe. Chẳng hạn như tình tiết, lời thoại, nhân vật…
– Sử dụng từ ngữ có “sức nặng”: dù bằng lời nói, hình ảnh hay âm thanh, cốt lõi vẫn là cách sử dụng từ ngữ để chia sẻ thông điệp. Do đó, tùy vào kiểu kể chuyện mà bạn nên chọn lọc từ ngữ phù hợp và có giá trị.
– Gợi được cảm xúc: những câu chuyện thành công thường tạo ra sự kết nối với cảm xúc của khách hàng và năng lượng thúc đẩy họ hành động.
– Có nhân vật: nhân vật trong câu chuyện nên liên quan đến khán giả theo cách mà người xem có thể đồng cảm và tưởng tượng chính mình là nhân vật ấy. Nhân vật càng hình thành mối liên hệ với khán giả thì càng có nhiều khả năng họ sẽ hành động theo cách thương hiệu hướng tới.
– Có cao trào: đối với một số loại kể chuyện, cao trào thường sẽ là xung đột vì mang lại cảm giác hồi hộp và khiến khách hàng bị thu hút.
– Cung cấp giải pháp: cách giải quyết của câu chuyện rất quan trọng, tuy nhiên không phải tất cả các giải pháp đều nên tích cực mà tùy thuộc vào cảm xúc mà bạn đang muốn khơi gợi.
Ví dụ về storytelling
1. Land Rover
Thay vì tạo ra câu chuyện riêng của mình, Land Rover đã lấy câu chuyện của khách hàng để quảng bá thương hiệu. Nhân dịp 70 năm thành lập, Land Rover kể câu chuyện về “The Land of Land Rovers” tại một ngôi làng hẻo lánh trên dãy Himalaya. Không phải ai cũng có thể liên tưởng đến việc sống ở nơi ít người như thế nhưng Land Rover đã truyền tải thông điệp về tính năng của những chiếc xe thông một cách chân thực, đầy cảm xúc qua lời kể của các nhân vật và giải thích tại sao con người ở đây lại thích dùng Land Rover đến vậy. Hơn thế này, câu chuyện còn kết nối với những người có hoàn cảnh khác nhau đã cho thấy rằng Land Rover hiểu rõ đối tượng mục tiêu cũng như sở thích của họ khi tạo ra video này.
2. Dove
Năm 2013, Dove đã phát động một chiến dịch cho Ngày của Cha, tạo điều kiện để các quân nhân đoàn tụ với gia đình của họ. Dove kể về câu chuyện có thật của một gia đình đã cách xa nhau 7 tháng. Đây là một ví dụ điển hình về việc sử dụng khách hàng hiện tại để củng cố thương hiệu.
Không giống như một số quảng cáo khác, quảng cáo này không quảng bá chính xác một sản phẩm cụ thể của Dove. Thay vào đó, mục đích là tạo ra nhận thức về thương hiệu và sự tin cậy của khách hàng đối với Dove.
Có nhiều cách để tạo ra những câu chuyện như khai thác từ khách hàng, kể về người thật, việc thật, giới thiệu hành trình của họ trên các phương tiện truyền thông hoặc tự tạo nên nhân vật của chính mình. Khi nói đến storytelling, dường như còn rất nhiều câu chuyện chờ được kể. Điều quan trọng nhất là hiểu đối tượng của bạn và chọn cách kể chuyện phù hợp. Qua bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích đến bạn đọc về storytelling là gì và mang đến những cảm hứng để bạn sáng tạo câu chuyện cho thương hiệu của mình.
Đừng quên truy cập Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ qua bất kỳ cơ hội nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình nhé!
Xem thêm: Có nên làm Freelancer? Tiết lộ những áp lực vô hình khi trở thành Freelancer