Không giống như những kỹ năng, kiến thức mà bạn tích lũy từ môi trường ngoại cảnh, sức mạnh nội tại nằm ẩn sâu trong tâm thức. Việc khám phá sức mạnh nội tại giúp bạn chinh phục được mọi thử thách và nâng cấp bản thân. Vì vậy, bạn hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nâng cấp sức mạnh nội tại của mình qua bài viết dưới đây nhé!
Sức mạnh nội tại là gì?
Sức mạnh nội tại được hiểu là động lực thúc đẩy bạn thực hiện hành vi nào đó tự nhiên, không phải vì bất kỳ phần thưởng hay kết quả cụ thể. Theo “Introduction to Psychology: Gateways to Mind and Behavior With Concept Maps”: Sức mạnh xuất hiện khi chúng ta hành động mà không vì bất kỳ thành tựu ngoại vi nào.
3 yếu tố chính của sức mạnh nội tại là: tự chủ, mục đích và khả năng làm chủ. Con người sở hữu sức mạnh khi họ có thể hành động độc lập, cảm thấy nỗ lực của mình có ý nghĩa và hài lòng khi kỹ năng chuyên môn được trau dồi. Sức mạnh nội tại khác với động lực bên ngoài – thực hiện một hành vi nào đó để nhận được thành tựu. Thay vào đó, phần thưởng của sức mạnh nội tại chính là những khoảnh khắc vui vẻ, thoải mái khi thực hiện việc gì đó.
Ví dụ: Một sinh viên trường nghệ thuật đã dành thời gian ngoài giờ để tự do sáng tác và thực hiện các dự án cá nhân. Thay vì chỉ tập trung học tập để đạt điểm cao hay giải thưởng, sinh viên này đã hạnh phúc với việc tạo ra những tác phẩm mới và khám phá khả năng sáng tạo của mình.
Xem thêm: Tại sao bạn mãi loanh quanh không dám bước ra vùng an toàn của bản thân?
Vì sao bạn nên đánh thức sức mạnh nội tại?
Tối ưu hóa tiềm năng cá nhân
Mỗi người chúng ta đều có sức mạnh tiềm ẩn. Vì vậy, việc đánh thức sức mạnh giúp bạn khám phá và phát triển tiềm năng tối đa.
Sức mạnh nội tại giúp tăng sự tự tin
Hiểu rõ về khả năng và sức mạnh của bản thân giúp cải thiện sự tự tin. Khi bạn biết mình có thể đối mặt và vượt qua thách thức, tâm lý tích cực sẽ tăng lên.
Xác định đúng mục tiêu và hướng đi
Đánh thức sức mạnh nội tại giúp bạn xác định rõ mục tiêu và hướng đi trong cuộc sống.
Sức mạnh nội tại giúp vượt qua thách thức
Trong cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, thách thức, sức mạnh nội tại chính là nguồn động viên to lớn để bạn vượt qua.
Sống một cuộc đời ý nghĩa
Sức mạnh nội tại giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và giá trị của cuộc sống. Vì vậy, bạn có thể tạo ra một cuộc đời ý nghĩa hơn bằng cách làm những điều mình thích và tin tưởng.
Các yếu tố tác động đến sức mạnh nội tại
Không chỉ là một trạng thái tâm lý, sức mạnh nội tại còn là một hành trình dài và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Tự chủ (Autonomy)
Tự chủ đồng nghĩa với khả năng tự quyết định và kiểm soát hành động mà không bị ép buộc bởi người khác. Yếu tố này giúp tạo ra cảm giác độc lập và tự do, làm tăng sức mạnh nội tại.
Mục đích (Purpose)
Đối với sức mạnh nội tại, mục đích chính là nguồn động viên mạnh mẽ. Khi nhận thức được mục đích vì sao bạn tồn tại, bạn luôn thực hiện những hành động một cách có ý nghĩa. Hơn hết, mục đích cũng giúp bạn tăng động lực, không dễ bị lung lay trước thử thách ngoại cảnh.
Thành thạo (Mastery)
Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, chúng ta đều mong muốn và nỗ lực để trở nên giỏi giang. Khi trở thành một “bậc thầy” trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hài lòng với chính bản thân. Và đây cũng chính là gốc rễ tạo nên sức mạnh nội tại.
Sự hài lòng tự nhiên (Inherent Satisfaction)
Sự hài lòng chính là “chiếc chìa khoá” để bạn mở ra “cánh cửa” hạnh phúc. Người biết hài lòng luôn cảm thấy thoải mái khi đưa ra quyết định hoặc làm bất cứ việc gì mà không phụ thuộc vào thành tích hay phần thưởng.
Khả năng kiểm soát (Sense of Control)
Khả năng kiểm soát giúp tạo ra một tinh thần tích cực, ổn định và làm tăng sức mạnh nội tại.
Tự hào về nỗ lực (Pride in Effort)
Pride in Effort là trạng thái hạnh phúc, tự hào từ những nỗ lực, công sức của bạn. Khi cảm thấy tự hào về nỗ lực của mình, bạn sẽ duy trì được động lực cũng như sự hứng thú trong công việc.
Tương tác xã hội (Social Interaction)
Mối quan hệ tích cực và hỗ trợ từ người khác có thể làm tăng sức mạnh của bạn.
Tinh thần tự giác (Intrinsic Awareness)
Đây là yếu tố tác động đến nhận thức và giúp bạn hiểu rõ về chính mình. Đồng thời, sự tự giác còn giúp chúng ta nhận biết được giá trị của hành động, làm tăng sức mạnh nội tại.
Xem thêm: Mẹo xây dựng thói quen kỷ luật bản thân giúp bạn trở nên ưu tú hơn mỗi ngày
Làm thế nào tìm thấy sức mạnh nội tại?
Tư duy và hành động qua “lăng kính” tích cực
Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, bạn có thể đối mặt với những thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, bạn hãy rèn tư duy và hành động tích cực để đánh bại thử thách. Không chỉ giúp giải quyết vấn đề, cách này còn giúp bạn luôn lạc quan, làm tăng sức mạnh.
Tự tin vượt qua thất bại
Thất bại không phải là điểm kết thúc mà là một bài học. Vì vậy, bạn hãy nhìn nhận thất bại như một cơ hội để rút kinh nghiệm và nâng cấp bản thân. Bạn có thể tìm giải pháp và bắt tay vào hành động thay vì chỉ biết ủ rũ, tự trách chính mình.
Xem thêm: Bạn là một cá thể đặc biệt, đừng thiếu tự tin vào chính mình!
Lấy điểm mạnh làm “bàn đạp” củng cố sức mạnh nội tại
Dù là ai, bạn vẫn có những điểm mạnh nhất định. Chính vì thế, bạn cần xác định và liệt kê những điểm mạnh. Việc này giúp bạn xây dựng một tầm nhìn tích cực về bản thân và củng cố sức mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên xác định những kỹ năng, năng lực mà mình muốn phát triển. Không chỉ giúp cải thiện điểm mạnh, đây còn là cách giúp bạn tạo ra sự tự tin trong cuộc sống.
Tin vào năng lực của bản thân
Hãy tin rằng bạn có khả năng vượt qua mọi thách thức. Sự tự tin chính là yếu tố “huyết mạch” giúp bạn củng cố sức mạnh. Hơn hết, tự tin còn là kết quả của việc tin tưởng vào năng lực bản thân. Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những thành công mà mình đã đạt được. Giá trị mà bạn tạo ra chính là nền tảng vững chắc để bạn xây dựng một tương lai tốt đẹp.
Trên thực tế, tìm thấy sức mạnh là một hành trình dài và liên tục. Vậy nên, bạn cần phải kiên nhẫn, chủ động hơn để thấu hiểu bản thân mình.
1. Đặt ra mục tiêu cụ thể và thực tế để khai phá sức mạnh nội tại
Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể
Trước tiên, bạn cần xác định những năng lực cụ thể mà mình muốn phát triển. Đó có thể là kỹ năng chuyên môn, khả năng tư duy hay thậm chí là mối quan hệ xã hội. Mục tiêu đó phải được xây dựng rõ ràng và có thể đo lường được.
Để đảm bảo mục tiêu không vượt quá thức tế, bạn cần dành thời gian phân tích khả năng và nguồn lực cá nhân. Đồng thời, bạn hãy thiết lập thời gian phù hợp để thực hiện mục tiêu.
Chia nhỏ mục tiêu
Tốt nhất, bạn nên chia nhỏ mục tiêu thành nhiều “nấc thang”. Bạn có thể tăng dần độ khó của mục tiêu từ nấc thang đầu tiên cho đến nấc cuối cùng. Giải pháp này giúp bạn giảm áp lực và tăng khả năng chinh phục mục tiêu.
2. Áp dụng phương pháp tự self-reflection (tự đánh giá)
Dành thời gian để đánh giá chính mình
Bạn có thể chọn một khoảng thời gian cố định trong ngày hoặc tuần để tự đánh giá lại bản thân. Bạn hãy tự đặt câu hỏi và trả lời về những điều đã làm cũng như kết quả đạt được.
Xem xét thành công và thất bại
Dù là thành công hay thất bại, bạn vẫn nên tự nhìn nhận và đánh giá chân thực. Đây là cách giúp bạn định hình lại mục tiêu và đặt ra hướng đi đúng đắn hơn.
Ghi lại cảm xúc và ý tưởng
Trong quá trình tự đánh giá, bạn hãy ghi lại toàn bộ cảm xúc, suy nghĩ và ý tưởng của mình. Thói quen ghi chú cũng là giải pháp tối ưu giúp bạn hiểu rõ mình của ngày hôm qua. Hơn hết, đây còn là công cụ hữu ích để bạn theo dõi tiến trình nâng cấp bản thân.
3. Lập kế hoạch và bắt tay vào thực hiện
Xác định các bước cần thực hiện
Bạn có thể phân loại những nhiệm vụ cụ thể, kỹ năng cần phát triển để đạt mục tiêu. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt ra các bước rõ ràng để theo dõi tiến trình phát triển tốt hơn.
Lập kế hoạch theo các bước và thời gian cụ thể
Bạn cần xác định thời gian, nguồn lực cần thiết để thực hiện từng bước trong kế hoạch. Để có thể dễ điều chỉnh trước những thay đổi, bạn cần xây dựng một bản kế hoạch linh hoạt, tối ưu, phù hợp với mục tiêu.
Đặt ra chỉ số đo lường, đánh giá tiến trình
Để đánh giá tiến trình chính xác hơn, bạn hãy xác định những chỉ số đo lường. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra định kỳ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Thu thập thông tin, kết nối với cộng đồng
Bạn có thể tìm kiếm thông tin từ sách vở, tài liệu, video,…, phù hợp với mục tiêu. Đồng thời, bạn cũng nên kết nối với cộng đồng chia sẻ chung mục tiêu để học hỏi và được hỗ trợ. Ví dụ, mục tiêu của bạn là cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, bạn hãy tham gia vào các cộng đồng học tiếng Anh.
Trên thực tế, trong mỗi chúng ta đều có tiềm năng, điều quan trọng là bạn đã đánh thức chúng hay chưa. Qua bài viết trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ sức mạnh nội tại là gì cũng như cách tìm thấy sức mạnh bản thân.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Học cách bứt phá để trở thành phiên bản vượt trội hơn với 5 bước cực đơn giản sau!