Thiên kiến là gì? 11 thiên kiến làm bạn sai 1 ly đi 1 dặm

Dù có nhận ra hay không thì những thiên kiến (Bias) vẫn ảnh hưởng đến chúng ta từ lối suy nghĩ đến cách tương tác với người khác. Thiên kiến là lối tắt tinh thần tác động đến quyết định của não bộ khi xử lý hàng triệu thông tin mỗi giây. Ở bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá thiên kiến là gì cùng 11 thiên kiến phổ biến ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và cư xử.

Thiên kiến là gì?

Thiên kiến là những giả định, niềm tin hoặc thái độ đã tồn tại trong tiềm thức của mỗi người. Chúng ta thường dùng thiên kiến để xử lý thông tin và ra quyết định nhanh hơn ở một số tình huống. Những thiên kiến này ngầm phát triển theo thời gian khi bạn tích lũy kinh nghiệm sống cũng như tiếp xúc với những khuôn mẫu khác nhau. 

Bạn có thể dễ dàng nhận ra xu hướng thiên kiến nào đang tác động đến bạn hoặc người khác. Nhưng cũng có một vài thiên kiến rất tinh vi đến mức gần như không thể nhận ra. Những thành kiến này bao gồm cả tích cực và tiêu cực được kích hoạt vô thức, tác động đến niềm tin cũng như hành vi của mỗi người. Từ đó có những ảnh hưởng nhất định đến công việc, mối quan hệ và cuộc sống.

thiên kiến là gì
Thiên kiến là gì? Thiên kiến là những quan điểm cố định về một nhóm người, một cá nhân hoặc một vấn đề cụ thể.

Sự khác biệt giữa định kiến và thiên kiến là gì?

Thiên kiến là xu hướng nghiêng về một phía hoặc cách diễn giải sự việc, phụ thuộc vào thế giới quan, niềm tin cá nhân thông qua quá trình lọc thông tin vô thức của bản thân. Các niềm tin này thường không chính xác, không được chứng minh thông qua thực tế hoặc có nhưng không đầy đủ.

Định kiến (Prejudice) là các quan điểm đã tồn tại trước cả khi bạn ra đời và bạn tiếp thu chúng trong quá trình sinh sống, học tập. Do đó, cụm từ “định kiến xã hội” đề cập đến những quan điểm vốn đã tồn tại trong xã hội.

11 thiên kiến phổ biến ảnh hưởng đến cách bạn quyết định 

1. Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias)

Thiên kiến xác nhận là xu hướng tìm kiếm, lắng nghe và sử dụng những thông tin để củng cố niềm tin, mong đợi hoặc những điều bản thân tin tưởng. Ví dụ như:

– Chỉ chú ý đến thông tin xác nhận lại niềm tin của bạn.

– Chỉ theo dõi những người trên mạng xã hội có cùng quan điểm với bạn.

– Không lắng nghe hay chấp nhận suy nghĩ của người khác.

Nguyên nhân dẫn đến thiên kiến này là tâm lý chỉ tìm cách xác nhận những suy nghĩ hiện có để hạn chế nguồn lực khi cần ra quyết định. Ngoài ra, thiên kiến này giúp bảo vệ lòng tự trọng của bản thân, khiến bạn cảm thấy niềm tin của mình là chính xác. 

Để hạn chế tác động của thiên kiến xác nhận, bạn nên thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có sự công bằng khi ra quyết định.

Xem thêm: Thiên kiến xác nhận: Niềm tin dẫn lối đến những quyết định sai lầm

thiên kiến là gì
Ảnh hưởng của thiên kiến là gì? Thiên kiến có thể gây ra những hậu quả tiêu cực trong giao tiếp và tương tác xã hội.

2. Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring Effect)

Thiên kiến này xảy ra khi bạn quá tin tưởng vào thông tin đầu tiên nhận được như một mỏ neo để đưa ra quyết định. Điều này dễ khiến bạn nhìn mọi thứ chỉ từ góc hẹp. Ví dụ như:

– Con số đầu tiên được đưa ra trong quá trình đàm phán trở thành điểm neo cho tất các cuộc đàm phán tiếp theo.

– Nhà tuyển dụng tập trung vào vấn đề ứng viên đã thất nghiệp 6 tháng hơn là trình độ và kỹ năng của họ.

Giống như những thiên kiến khác, hiệu ứng mỏ neo ảnh hưởng đến những quyết định bạn đưa ra mỗi ngày. Để tránh thiên kiến này, bạn nên tìm hiểu các lựa chọn khác nhau, ưu nhược điểm trước khi quyết định.

Xem thêm: Hiệu ứng mỏ neo là gì? Nghệ thuật thả neo trong kinh doanh mà bạn không thể bỏ lỡ

3. Hiệu ứng thông tin sai lệch (Misinformation Effect)

Misinformation Effect là xu hướng ký ức bị ảnh hưởng nặng nề bởi những điều xảy ra sau sự kiện thực tế. 

– Việc xem truyền hình có thể thay đổi cách mọi người nhớ về sự kiện nào đó.

– Nghe người khác nói về một sự kiện trong quá khứ từ góc nhìn của họ sẽ làm thay đổi ký ức của bạn về những gì đã xảy ra.

Có một số yếu tố gây ra thiên kiến này như thông tin mới bị trộn lẫn với ký ức cũ hoặc thông tin mới được sử dụng để lấp đầy khoảng trống ký ức.

4. Hiệu ứng hào quang (Halo Effect)

Thuật ngữ Halo Effect được nhà tâm lý học Edward Thorndike đặt ra vào những năm 1920 đề cập đến xu hướng bị ấn tượng ban đầu về một người ảnh hưởng đến suy nghĩ. Hiệu ứng này sẽ khiến bạn xây dựng một hình tượng “hoàn hảo” về người khác dựa trên nguồn thông tin hạn chế. Ví dụ:

– Tin sản phẩm được giới thiệu bởi các KOLs/Influencers có giá trị hơn.

– Tin rằng các ứng viên tốt nghiệp từ một trường danh tiếng sẽ xuất sắc trong công việc.

Nếu ấn tượng của bạn về ai đó là tích cực, bạn sẽ tìm kiếm mọi bằng chứng cho thấy đánh giá của bản thân là chính xác, từ đó làm ảnh hưởng đến quyết định.

Xem thêm: Hiệu ứng hào quang là gì, vì sao có thể tác động đến tâm lý con người?

thiên kiến là gì
Hiệu ứng hào quang trong thiên kiến là gì? 

5. Hiệu ứng sừng (Horn Effect)

Hiệu ứng sừng ngược lại với hiệu ứng hào quang. Thiên kiến này khiến bạn có ấn tượng tiêu cực về người khác dựa trên đặc điểm hoặc tính cách nào đó. Việc chỉ tập trung vào điểm tiêu cực sẽ dẫn đến những đánh giá không chính xác và không công bằng về người khác. Nếu không được kiểm soát, thiên kiến này sẽ khiến bạn trở nên phán xét và làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần cũng như mối quan hệ. Do đó để tránh hiệu ứng sừng, hãy dành thời gian để tìm hiểu đối phương và đánh giá dựa trên bằng chứng thực tế.

6. Hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon Bias)

Bandwagon Bias đề cập đến xu hướng theo đuổi, ủng hộ ý kiến hoặc hành động của đa số mà không cần bằng chứng hoặc lý do cụ thể. Đa số chúng ta thường dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, do nhu cầu thuộc về cộng đồng và mong muốn được chấp nhận.

Để tránh thiên kiến này, bạn nên phát triển khả năng tư duy độc lập, luôn đánh giá các quyết định dựa trên bằng chứng và lý do cụ thể. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức, khám phá nhiều quan điểm khác cũng giúp tránh bị ảnh hưởng bởi sự áp đặt từ đám đông. 

7. Thiên kiến lạc quan (Optimism Bias)

Thiên kiến lạc quan là xu hướng đánh giá quá cao khả năng những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta, trong khi đánh giá thấp những sự kiện tiêu cực sẽ tác động. Về cơ bản, chúng ta có xu hướng quá lạc quan vì lợi ích của chính mình. Ví dụ bạn cho rằng những chuyện tiêu cực sẽ không ảnh hưởng đến mình như ly hôn, mất việc, đau ốm…

Optimism Bias khiến bạn gặp một số rắc rối về sức khỏe do quá lạc quan mà bỏ qua những triệu chứng bất thường của cơ thể. Tuy nhiên, mặt tích cực của thiên kiến này là mang đến hy vọng, động lực để bạn theo đuổi mục tiêu.

8. Thiên kiến đồng dạng (Affinity Bias)

Affinity Bias đề cập đến xu hướng ưu ái những người có cùng sở thích, hoàn cảnh, kinh nghiệm… với bản thân. Sở dĩ có thiên kiến này là vì chúng ta thường cảm thấy thoải mái hơn khi ở cạnh những người giống mình. Thiên kiến này dẫn đến việc tạo điều kiện, gây ra sự không công bằng trong quyết định liên quan đến tuyển dụng, thăng tiến hay tương tác xã hội.

Xem thêm: Affinity Bias: Thiên kiến đồng dạng khiến công sở tràn ngập sự thiên vị

thiên kiến là gì
Ảnh hưởng của Optimism Bias trong thiên kiến là gì? Thiên kiến lạc quan vừa có mặt tiêu cực lẫn tích cực.

9. Hiệu ứng tương phản (Contrast Effect)

Chúng ta thường đưa ra nhận định bằng cách so sánh. Kết quả là những đánh giá của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào tiêu chuẩn mà bạn đang so sánh. Contrast Effect làm tăng hoặc giảm sự đánh giá của bạn về đối tượng ban đầu một cách không công bằng khi phụ thuộc vào mối quan hệ với những đối tượng khác.

Để tránh thiên kiến này, thay vì đưa ra kết luận sau khi thực hiện một so sánh, hãy so sánh thêm với các tiêu chuẩn khác nhau để mở rộng quan điểm. 

10. Thiên kiến hiện trạng (Status Quo Bias)

Status Quo Bias đề cập đến tâm lý ưa thích và giữ vững trạng thái hiện tại thay vì thay đổi hay chấp nhận một lựa chọn mới để ổn định và tránh rủi ro. Điều này có thể xảy ra trong nhiều tình huống, từ quyết định cá nhân như chuyển đổi công việc, thay đổi lối sống, cho đến các quyết định lớn lao hơn ảnh hưởng đến những người xung quanh. 

Để vượt qua Status Quo Bias, quan trọng là phải tự nhận biết và thực hiện quá trình đánh giá lựa chọn cẩn thận, xem xét tất cả các khía cạnh của các lựa chọn mới khách quan, không chỉ dựa vào sự ổn định của trạng thái hiện tại. 

thiên kiến là gì
Nguyên nhân gây ra Status Quo Bias do cảm thấy thoải mái với tình trạng hiện tại, sợ hãi về sự không chắc chắn của tương lai.

11. Thiên kiến uy quyền (Authority Bias)

Authority Bias đề cập đến xu hướng tôn trọng và tuân theo các nhà lãnh đạo, chuyên gia hoặc người có địa vị quyền lực cao hơn mà không đánh giá độ tin cậy của thông tin mà họ cung cấp. Đây là một loại thiên kiến thường xảy ra khi các quyết định của nhà lãnh đạo không được đánh giá kỹ lưỡng hoặc khi họ sử dụng quyền lực không công bằng.

Để giảm tác động của thiên kiến uy quyền, bạn nên giữ lý trí và tự chủ trong việc đánh giá thông tin. Thay vì tự động tuân theo, hãy xem xét kỹ lưỡng thông tin, hỏi các câu hỏi cần thiết và đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng cụ thể.

Với bài viết trên hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về thiên kiến là gì cũng như một số thiên kiến phổ biến ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Đừng quên theo dõi blog của Vieclam24.vn để khám phá những chủ đề hấp dẫn khác nhé.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Thiên kiến kẻ tồn tại là gì? Làm thế nào để vượt qua thiên kiến kẻ tồn tại?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục