Một nửa dân số toàn cầu hiện đang sử dụng mạng xã hội. Do đó, 90% doanh nghiệp ngày nay đều sử dụng công cụ, dịch vụ và chiến lược Social Media Marketing (SMM) như một phần thiết yếu trong các chiến dịch tiếp thị. Cho dù là người mới bắt đầu hay Marketer dày dạn kinh nghiệm đều cần kiến thức về truyền thông xã hội. Và tất cả bắt đầu với các thuật ngữ Social Media. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá những thuật ngữ quan trọng trong ngành này qua bài viết dưới đây.
Thuật ngữ Social Media Marketing viết tắt phổ biến
UGC
UGC là từ viết tắt của “user-generated content” chỉ về nội dung do người dùng tạo cho thương hiệu, chẳng hạn như đánh giá, review sản phẩm bằng video.
CPM
Cost Per Mil là số tiền bạn phải trả cho mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo. Nên cân nhắc kiểm soát tần suất quảng cáo CPM để đảm bảo một người dùng chỉ nhìn thấy chúng tối đa 3 lần.
FOMO
Thuật ngữ Social Media Marketing này là từ viết tắt của “fear of missing out”. Ví dụ về FOMO là khách hàng mua giày vì chỉ còn 2 đôi trong kho. Hành động này xuất phát từ tâm lý sợ bỏ lỡ.
Xem thêm: FOMO là gì? Dấu hiệu và bí kíp vượt qua FOMO chốn công sở
SMO
Bạn có thể sử dụng Social Media Optimization – tối ưu hóa phương tiện truyền thông xã hội để tạo nội dung nhất quán hơn, thường bằng cách chèn các từ khóa cụ thể trong bài đăng và sử dụng tính năng lên lịch xuất bản trên các nền tảng mạng xã hội.
CTA
Call to action là lời kêu gọi hành động như mua ngay, đăng ký ngay… và thường thấy ở các quảng cáo, landing page.
Xem thêm: CTA là gì? Bỏ túi 4 tips tạo CTA thu hút và hiệu quả hiện nay
3-s unique views
3 second unique views có nghĩa là lượt xem video 3 giây duy nhất. Số liệu này tính số lần video đã phát được 3 giây hoặc 97% tổng thời lượng nếu video đó ngắn hơn 3 giây. Thời gian phát lại video cho một lượt hiển thị sẽ không được tính.
Data & metrics
Metrics
Đây là những chỉ số để đo lường hiệu suất. Ví dụ số tương tác, tiếp cận, doanh thu…
Algorithm thuật ngữ Social Media Marketing có nghĩa là thuật toán
Algorithm có nghĩa là thuật toán. Nhìn chung, thuật toán là một tập hợp các quy tắc được xác định để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong thuật ngữ Social Media Marketing, thuật toán nguồn cấp dữ liệu là bộ quy tắc mà mạng xã hội sử dụng để tự động quyết định bài đăng nào xuất hiện trước trong nguồn cấp dữ liệu của bạn. Ví dụ: nếu Facebook muốn ưu tiên các bài đăng có nhiều bình luận, các quy tắc của thuật toán nguồn cấp dữ liệu sẽ được điều chỉnh để đẩy các bài đăng đó lên.
Click-through rate (CTR)
Tỷ lệ nhấp là số lượng người nhấp vào các liên kết kêu gọi hành động hoặc bài đăng. Tùy theo mạng xã hội CTR sẽ khác nhau. Trên Facebook cách tính CTR như sau:
CTR = số lần nhấp vào liên kết/số lần hiển thị x 100
Xem thêm: CTR là gì? Làm sao để tối ưu tỉ lệ CTR với chi phí thấp?
Reach
Reach (Phạm vi tiếp cận) cho biết có bao nhiêu người đã xem bài đăng của bạn. Phạm vi tiếp cận khác với số lần hiển thị ở chỗ ngay cả khi người dùng xem bài đăng của bạn nhiều lần, họ vẫn chỉ được tính là một người đã tiếp cận. Đây là một số liệu quan trọng để hiểu về “size” người dùng đối với nội dung của bạn và đo lường mức độ lan truyền thương hiệu.
Post reach
Đây là số lượng người dùng đã xem bài đăng cụ thể.
Page reach
Page reach thể hiện số lượng người dùng đã xem bất kỳ nội dung nào được đăng trên page.
Organic reach
Đây là thuật ngữ Social Media Marketing chỉ những người xem thấy bài đăng của bạn trên bảng tin của họ đến từ việc họ đã like, theo dõi hoặc truy cập vào fanpage.
Paid reach
Là lượt tiếp cận trả tiền, thường đến từ quảng cáo.
Impressions
Số lần bài đăng được hiển thị đến người dùng bất kể họ có xem nội dung đó không. Mỗi mạng xã hội tính số lần hiển thị khác nhau.
Average response time
Average response time hay thời gian phản hồi trung bình chỉ về khoảng thời gian bạn trả lời người dùng. Kỳ vọng của người dùng về average response time ngày càng khắt khe hơn trong những năm gần đây, với 42% khách hàng mong đợi phản hồi trong vòng 60 phút.
Vanity metric là thuật ngữ Social Media Marketing chỉ về số liệu ảo
Vanity metric là thuật ngữ Social Media Marketing chỉ về số liệu ảo, nhìn vào kết quả giống như một chỉ số tích cực về hiệu suất nhưng thực tế không mang lại thông tin có giá trị. Số lần hiển thị là một ví dụ, chúng thường là số liệu tích cực nhất nhưng chỉ cho bạn biết số lần người dùng cuộn qua một bài đăng mà không tiết lộ về mức độ phổ biến hay hấp dẫn của bài post.
Engagement
Đây là số tương tác từ người dùng đối với bài đăng bao gồm lượt thích, bình luận, chia sẻ…
Dark social là thuật ngữ Social Media Marketing chỉ lưu lượng truy cập trang web đến nguồn không xác định và thường xảy ra khi người dùng chia sẻ liên kết qua tin nhắn trực tiếp.
Xây dựng mối quan hệ với người dùng
Brand awareness
Brand awareness hay nhận thức thương hiệu chỉ mức độ quen thuộc và có khả năng nhận biết, nhớ đến thương hiệu của khách hàng. Nhận thức thương hiệu có thể được đo lường thông qua số lần hiển thị hoặc phạm vi tiếp cận hay chính xác hơn là thông qua “estimated ad recall lift (số người nhớ đến thương hiệu sau khi xem quảng cáo)
Đây thường được coi là một trong những mục tiêu chính của tiếp thị truyền thông xã hội.
Xem thêm: Brand Awareness là gì? 15 bí kíp tăng giúp tăng Brand Awareness nhanh chóng
Brand authenticity
Tính xác thực của thương hiệu hay brand authenticity đề cập đến sự trung thực và minh bạch của thương hiệu với người dùng. Authentic marketing có thể khiến người dùng kết nối cảm xúc với ý tưởng của chiến dịch và chia sẻ thương hiệu rộng rãi hơn.
Social proof
Social Proof hay bằng chứng xã hội là ý tưởng dựa trên sức ảnh hưởng của các yếu tố chuẩn mực trong xã hội, ý tưởng cho rằng mọi người sẽ tuân theo để được giống, tương tự hoặc được chấp nhận bởi những người có ảnh hưởng hoặc bởi xã hội.
Brand advocate
Người ủng hộ thương hiệu trên mạng xã hội là khách hàng đăng thông điệp, để lại đánh giá tích cực hoặc yêu thích thương hiệu. Những người ủng hộ thương hiệu cũng có thể khuyến khích người khác sử dụng sản phẩm thông qua tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth marketing)
Các thuật ngữ Social Media Marketing liên quan đến nội dung
Testimonials: Thuật ngữ Social Media Marketing này là những phản hồi, đánh giá của khách hàng
Thuật ngữ Social Media Marketing này là những phản hồi, đánh giá của khách hàng sau khi đã trải nghiệm và sử dụng sản phẩm.
Carousel
Carousel là một loại quảng cáo xoay vòng trên Facebook. Qua đó, người dùng sẽ có thêm nhiều nội dung hơn trong một quảng cáo thông qua chuỗi hình ảnh xoay vòng.
Cross-channel
Trong SMM, mỗi mạng xã hội cũng là một kênh tiếp thị. Do đó nội dung được đăng trên tất cả các tài khoản của bạn được gọi là nội dung “cross-channel”.
Dark post là thuật ngữ Social Media Marketing chỉ về các bài đăng quảng cáo trên mạng xã hội
Dark post là thuật ngữ Social Media Marketing chỉ về các bài đăng quảng cáo trên mạng xã hội không xuất hiện trên fanpage của bạn nhưng lại có mặt trên news feed của những người được nhắm mục tiêu. Trên các mạng xã hội dark post được gọi khác nhau:
– Facebook: unpublished page posts.
– Twitter: promoted-only tweets.
– LinkedIn: direct sponsored content.
– Instagram: mặc định tất cả các bài viết quảng cáo đều là dark post.
Boosted post
Đây là bài viết được quảng trên Facebook. Boosted post khác với Facebook Ads ở chỗ chúng bắt đầu ở dạng bài đăng tự nhiên và sau đó nhận thêm phạm vi tiếp cận dựa trên chi tiêu của bạn. Ngoài ra, bạn có thể khởi chạy quảng cáo trực tiếp từ fanpage mà không cần sử dụng trình quản lý quảng cáo.
Disappearing content: Thuật ngữ Social Media Marketing liên quan đến nội dung tạm thời, đề cập đến các bài đăng trên mạng xã hội
Thuật ngữ này có nghĩa là nội dung tạm thời, đề cập đến các bài đăng trên mạng xã hội được tự động xóa sau một khoảng thời gian đã đặt. Instagram và Snapchat Stories là những ví dụ điển hình vì ảnh và video sẽ biến mất sau 24 giờ. Trong SMM, disappearing content được sử dụng để mang tính tự phát và kịp thời, đồng thời thúc đẩy tương tác do FOMO.
Listicle thuật ngữ Social Media Marketing nhằm chỉ kiểu bài viết được định dạng giống một danh sách
Đây là kiểu bài viết được định dạng giống một danh sách và khá phổ biến trên mạng xã hội vì đơn giản, dễ hiểu.
Evergreen content
Evergreen content chỉ về những nội dung không bao giờ lỗi thời, có giá trị lâu dài và thường nhận nhiều lưu lượng truy cập. Các bài viết hướng dẫn, đánh giá sản phẩm được xác định là Evergreen content.
Hashtag
Hashtag bắt đầu bằng dấu # là cách kết nối các bài đăng có cùng chủ đề hoặc trend thịnh hành. Bằng cách tìm kiếm nội dung bằng # cụ thể, người dùng có thể tìm thấy tất cả các bài đăng công khai có nội dung đó.
Xem thêm: Hashtag là gì? Bật mí cách gắn và đo lường hashtag mang lại hiệu quả cao
Chiến lược và tối ưu hóa qua các thuật ngữ Social Media Marketing
Crowdsourcing
Đây là thuật ngữ Social Media Marketing chỉ về hình thức tạo ra sản phẩm, thu thập thông tin hoặc ý kiến từ một nhóm người dùng gửi dữ liệu thông qua mạng xã hội. Ví dụ bạn có thể mời những người theo dõi fanpage bình chọn tên sản phẩm mới.
Geotagging
Gắn thẻ địa lý là cách bạn chia sẻ vị trí trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Real-time marketing
Đây là hoạt động kết nối chiến lược của thương hiệu với những sự kiện, tin tức, trend ở hiện tại.
Retargeting
Đây là kỹ thuật nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người đã tương tác trước đó với fanpage hoặc trang web. Retargeting có thể được thực hiện bằng cách theo dõi hoạt động của người dùng bằng Facebook Pixel, tải lên danh sách khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng cũ.
Social media monitoring
Social monitoring hay Giám sát xã hội là quá trình đối chiếu, xác định và phản hồi các đề cập xoay quanh thương hiệu.
A/B testing thuật ngữ Social Media Marketing là phương pháp thử nghiệm, đo lường hai bài đăng để đánh giá hiệu quả
A/B testing trong SMM là phương pháp thử nghiệm, đo lường hai bài đăng để đánh giá hiệu quả. Cách phổ biến nhất để sử dụng A/B testing là chỉ thay đổi một yếu tố của bài đăng giữa hai phiên bản như tiêu đề, hình ảnh, CTA… để xác định sự khác biệt về hiệu suất là do nguyên nhân nào.
Sentiment analysis thuật ngữ Social Media Marketing được dùng để hiểu cảm nhận của người dùng và điều chỉnh hoạt động tiếp thị để phù hợp hơn.
Phân tích tâm lý là cách sử dụng phần mềm để phân tích các phản hồi của khách hàng là tích cực, tiêu cực hay trung lập. Bạn có thể sử dụng thông tin này để hiểu cảm nhận của người dùng và điều chỉnh hoạt động tiếp thị để phù hợp hơn.
Shareable content
Nội dung có thể chia sẻ trên mạng xã hội thường là nội dung truyền cảm hứng cho người dùng chia sẻ. Đây có thể là nội dung giải trí, cảm động, hữu ích…
Influencers thuật ngữ Social Media Marketing nhằm chỉ người có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng
Đây là những người có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng bằng việc quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội. Influencers thường có kiến thức chuyên môn ở các lĩnh vực nhất định.
Xem thêm: Influencer Marketing là gì? Ứng dụng chiến lược sao cho hiệu quả?
Share of voice thuật ngữ Social Media Marketing thường được dùng trong thảo luận
Hay còn được gọi tương quan truyền thông hoặc thị phần thảo luận. Đây là thuật ngữ chỉ về “thị phần” mà các bài đăng của bạn chiếm trên mạng xã hội và tần suất người dùng nói về thương hiệu.
Trending topic
Chủ đề thịnh hành là một chủ đề hoặc sự kiện đột ngột trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Một số mạng xã hội theo dõi bằng hashtag # hoặc chủ đề hàng đầu mà người dùng đăng và bao gồm “trending topics section”. Trên Twitter, phần này hiện được gọi là “trends for you”, được cá nhân hóa và địa phương hóa. Instagram có phần “explore” để người dùng xem nội dung có liên quan đang là xu hướng trong khu vực của họ.
Viral thuật ngữ Social Media Marketing mô tả nội dung lan truyền
Viral là một thuật ngữ Social Media Marketing mô tả nội dung lan truyền theo cấp số nhân trên mạng xã hội. Tạo nội dung viral là điều tối quan trọng của tiếp thị truyền thông xã hội, vì điều đó có nghĩa là bạn có được lượng người dùng khổng lồ mà không tốn một xu.
Chatbot
Chatbot là một chương trình trí tuệ nhân tạo có thể tự động hóa các tương tác của khách hàng và có thể được triển khai trên một số social messaging apps, từ Facebook Messenger đến Slack. Họ có thể cung cấp dịch vụ khách hàng, trả lời câu hỏi và thậm chí tự động thiết lập các cuộc hẹn.
Seeding
Seeding Facebook là việc để lại những bình luận trong những bài viết nằm mục đích tạo hiệu ứng, thu hút hay xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu. Và cũng có thể hiểu seeding là một hình thức PR cho bài viết với mục đích thu hút khách hàng.
Sentiment score
Sentiment score là chỉ số thể hiện cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu. Để xác định chỉ số cảm xúc, bạn cần sử dụng các công cụ hoặc thuật toán chuyên dụng. Giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng lớn.
Social buzz
Những cuộc trò chuyện, bàn tán trên mạng xã hội xung quanh một chủ đề hoặc thương hiệu nào đó được gọi là social buzz.
Social listening: Thuật ngữ social media marketing quen thuộc thường được sử dụng để khai thác các xu hướng và củng cố nội dung
Social listening là thuật ngữ Social Media Marketing quen thuộc đề cập đến cách sử dụng phần mềm để theo dõi các cuộc trò chuyện xung quanh các chủ đề, thuật ngữ, thương hiệu. Phần mềm social listening thu thập các đề cập, nhận xét, thẻ bắt đầu bằng # và các bài đăng có liên quan từ các mạng xã hội xã hội để cung cấp thông tin chi tiết về những gì người dùng đang nói bàn tán. Các thương hiệu thường sử dụng dữ liệu này để khai thác các xu hướng và củng cố nội dung, chiến lược trong tương lai.
Với những thuật ngữ Social Media Marketing trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã nắm rõ những cụm từ quan trọng giúp việc thảo luận và lập kế hoạch SMM trở nên dễ dàng hơn. Để tìm việc Marketing, hãy truy cập Việc Làm 24h với rất nhiều cơ hội hấp dẫn.
Xem thêm: Có nên đi xuất khẩu lao động? 7 thị trường XKLĐ tốt nhất hiện nay