Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế quan trọng trong các nguồn thu ngân sách nhà nước. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hiểu hơn thuế thu nhập doanh nghiệp là gì và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp qua bài viết!
Cập nhật thông tin về thuế thu nhập giúp bạn dễ dàng tính toán và quản lý thu nhập hiệu quả. Từ đó tìm các phương pháp cải thiện thu nhập hiện tại. Ứng tuyển ngay các vị trí công việc mới tại Việc Làm 24h để nhận mức lương cực tốt nhé!
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ thuế TNDN là gì.
Đây là thoại thuế trực thu (thu trực tiếp) dựa vào thu nhập của doanh nghiệp chịu thuế. Thuế được tính gồm khoản thu của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ và các nguồn thu nhập khác sau khi trừ đi các chi phí.
Đây là nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước giúp điều chỉnh sự phân bổ nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.
Đối tượng nộp thuế TNDN
Đối tượng cần nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có chịu thuế thu nhập. Các đối tượng này bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
- Văn phòng công chứng
- Văn phòng luật sư
- Các bên tham gia hợp đồng (HĐ) hợp tác kinh doanh
- Các bên tham gia HĐ phân chia sản phẩm về dầu khí, xí nghiệp liên doanh về dầu khí
- Đơn vị sự nghiệp có sản xuất hoặc kinh doanh hàng hoá có khoản thu nhập chịu thuế
- Tổ chức hoạt động theo luật HTX
- Doanh nghiệp thành lập theo pháp luật nước ngoài nhưng đặt cơ sở thường trú ở Việt Nam
- Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam
Ví dụ về thuế thu nhập doanh nghiệp
Mức thuế TNDN thường sẽ được thống kê trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thuế này có thể tính theo năm tài chính hoặc tính theo quý, tuỳ theo kỳ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp A nộp thuế theo kỳ lợi nhuận là quý. Quý IV năm 2022, công ty báo cáo làm ăn thua lỗ và lợi nhuận trước thuế âm. Do đó, công ty sẽ không phải nộp thuế TNDN trong kỳ. Nhưng sang quý IV năm 2021, doanh nghiệp làm ăn có lãi với lợi nhuận cao. Khi đó, công ty phải đóng thuế TNDN theo mức lợi nhuận đó.
Doanh thu chịu thuế TNDN là gì?
Điều 8, Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể:
- Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền gia công, bán hàng, cung cấp dịch vụ bao gồm cả phụ thu, trợ giá, phụ trợ… không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế với hàng hoá bán ra là thời điểm chuyển giao quyền dùng hàng hoá, quyền sở hữu cho người mua hoặc thời điểm cung ứng dịch vụ, lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
Nghị định này cũng quy định chi tiết về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với từng loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ cũng như các trường hợp đặc thù riêng.
Ý nghĩa của thuế TNDN
Thuế TNDN đóng vai trò quan trọng trong các nguồn thu ngân sách Nhà nước. Cụ thể, Đặc điểm của thuế TNDN gồm:
- Là thuế trực thu
- Thuế TNDN thông thường là 20% trừ một vài trường hợp đặc biệt
- Tính theo lũy tiến
- Phụ thuộc theo lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thu lỗ trong năm thì không cần nộp thuế.
Vai trò của thuế TNDN:
- Tăng ngân sách nhà nước giúp duy trì các hoạt động xã hội, chính trị.
- Đảm bảo công bằng xã hội.
- Giúp nhà nước tái tạo vốn, điều tiết hoạt động kinh tế – xã hội.
- Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và nền kinh tế phát triển đồng bộ với định hướng quốc gia.
Quyết toán thuế TNDN
Doanh nghiệp cần nộp thuế TNDN đúng thời hạn, cụ thể như sau:
- Với DN có năm tài chính trùng năm dương lịch: hạn cuối nộp thuế TNDN là tháng thứ 3 (31/3) kể từ ngày năm dương lịch kết thúc.
- Với DN có năm tài chính không trùng năm dương lịch: hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày năm tài chính kết thúc.
- Với các trường hợp đặc biệt như DN tái tổ chức, chấm dứt hoạt động, chấm dứt HĐ: thời hạn nộp chậm nhất là 45 ngày tính từ ngày sự kiện phát sinh.
- Với DN gặp thiên tai/tai nạn/hoả hoạn bất ngờ: DN cần làm đề nghị gia hạn nộp cho cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp. Thời hạn là không vượt quá 60 ngày tính từ ngày hết hạn nộp hồ sơ (HS) khai quyết toán thuế.
Thủ tục quyết toán thuế TNDN
- Bước 1: Lập HS quyết toán gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
+ Báo cáo tài chính năm: bảng cân đối kế toán, báo cáo (BC) kết quả kinh doanh, thuyết minh BC tài chính, BC luân chuyển tiền gián tiếp, BC luân chuyển tiền trực tiếp.
+ Giấy uỷ quyền làm thủ tục (nếu người đi quyết toán không phải đại diện pháp luật thực hiện quyết toán).
Tuỳ theo thực tế, DN có thể cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác theo quy định.
- Bước 2: Nộp HS tại cơ quan thuế theo 1 trong 3 hình thức
+ Nộp tại cơ quan thuế.
+ Gửi qua đường bưu điện.
+ Nộp qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Lưu ý, DN cần chú ý cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thời gian quyết toán để chủ động tính toán và nộp thuế, tránh bị phạt do nộp muộn.
Cách tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được hướng dẫn trong Thông tư 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/6/2014 của Bộ tài chính, hướng dẫn thi hành NĐ 218/2013/NĐ-CP ban hành ngày 26/12/2013 của Chính phủ và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN sửa đổi, bổ sung theo Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính.
Trong đó, thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong kỳ bằng với thu nhập tính thuế trừ phần trích lập quỹ KHCN nếu có. Bạn có thể tham khảo cách lập thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế – Lập trích quỹ KH&CN (nếu có) x Thuế suất dành cho thuế TNDN
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Khoản lỗ được kết chuyển
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu + Các khoản thu khác – Chi phí được trừ
Bạn có thể tham khảo ví dụ cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp sau:
Công ty X có số liệu như sau:
- Năm 2022: lỗ 80 triệu đồng
- Năm 2023: doanh thu của công ty gồm:
+ Doanh thu từ bán hàng (TK 511): 700 triệu đồng
+ Doanh thu từ các hoạt động về tài chính (TK 515): 10 triệu đồng
+ Chi phí vốn (TK 632): 400 triệu đồng
+ Chi phí bán hàng (TK 641 theo TT200): 100 triệu đồng
+ Chi phí quản lý (TK 642 theo TT200): 120 triệu đồng
+ Chi phí tài chính (TK 635): 6 triệu đồng
+ Thu nhập khác (TK711): 20 triệu đồng
+ Chi phí khác (TK 811 – phạt chậm nộp thuế): 2 triệu đồng
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2023 của công ty X như sau:
- Thu nhập chịu thuế = Doanh thu + Các khoản thu khác – Chi phí được trừ
= 700.000.000 + 10.000.000 + 20.000.000 – (400.000.000 + 100.000.000 + 120.000.000 + 6.000.000) (phạt chậm nộp thuế không được trừ)
= 730.000.000 – 626.000.000 = 104.000.000 đồng
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Khoản lỗ được kết chuyển
= 104.000.000 – 80.000.000 = 24.000.000 đồng
(Do mức thu nhập tính thuế 2023 lớn hơn số lỗ 2022 năm trước nên được chuyển lỗ năm 2022 sang năm 2023)
Thuế TNDN của công ty X năm 2023 = 24.000.000 x 20% = 4.800.000 đồng
Lưu ý:
- DN tư nhân có nhiều hoạt động ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau có mức thuế suất khác nhau thì cần tính riêng thu nhập từng hoạt động và nhân theo thuế suất tương ứng với từng hoạt động.
- Bạn có thể tham khảo Điều 8 trong Thông tư 78/2014/TT-BTC để được biết các khoản thu nhập nào được miễn thuế.
- Thuế suất dành cho thuế TNDN thường là 20%, một số ngành đặc thù có thuế suất từ 35% lên đến 50% và được pháp luật quy định cụ thể.
- Các khoản thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 3, Luật thuế TNDN, luật TNDN sửa đổi 2013, luật sửa đổi & bổ sung luật về thuế 2014.
- Với thu nhập từ chuyển nhượng đầu tư; nhượng quyền; chuyển nhượng BĐS; chuyển nhượng quyền thăm dò, chế biến hoặc khai thác khoáng sản… cần hạch toán riêng khi khai nộp thuế TNDN.
- Nếu thuế thu nhập tính ra mức âm thì được coi như bằng 0, DN không cần nộp thuế TNDN trong kỳ đó.
Với các tổ chức không phải DN thành lập theo quy định của pháp luật hoặc DN nộp thuế GTGT trực tiếp có hoạt động kinh doanh chịu thuế TNDN nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh thì nộp thuế TNDN tính theo % doanh thu bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong đó:
- Hoạt động dịch vụ (gồm lãi gửi, lãi cho vay): 5%
- Hoạt động y tế, giáo dục hoặc biểu diễn nghệ thuật: 2%
- Kinh doanh hàng hoá: 1%
- Hoạt động khác: 2%
Lời kết
Trên đây, Việc Làm 24h đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về thuế TNDN, ý nghĩa của khoản thuế này cũng như cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nhớ thường xuyên theo dõi Blog Việc Làm 24h để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích.
Xem thêm: Thu nhập vãng lai là gì? Cách tính thuế thu nhập vãng lai như thế nào?