Trauma bond là gì? Vì sao công việc tệ nhưng bạn vẫn còn gắn bó? 

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gắn bó với nhiều mối liên kết khó lòng phá vỡ, từ gia đình, bạn bè, tình yêu cho đến công việc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thay vì mang lại hạnh phúc và tích cực, một số liên kết lại chỉ mang đến khổ đau, mệt mỏi và trở thành “trauma bond”. Vậy trauma bond là gì? Biểu hiện của trauma bond như thế nào? Làm cách nào thoát khỏi trauma bond? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Trauma bond là gì?

trauma bond là gì
Trauma bond là gì? Các giai đoạn của trauma bond là gì?

Trauma bond tạm dịch là gắn kết đau thương, mô tả loại tình cảm gắn bó thiếu lành mạnh giữa kẻ lạm dụng và nạn nhân. Đây là kết quả của chu trình ngọt ngào xen lẫn đắng cay bởi sau những khoảnh khắc lạm dụng, thao túng, thủ phạm sẽ bày tỏ sự yêu thương, thân mật khiến nạn nhân dựa vào đó mà phớt lờ những khổ đau. Thủ phạm cố tạo cho nạn nhân cảm giác an toàn, được trân trọng trong phút chốc, còn nạn nhân thì cố hợp lý hoá sự lạm dụng mà người đó mang đến. 

Trauma bond có thể xảy ra ở bất kỳ mối quan hệ nào, từ gia đình, tình yêu, bạn bè cho đến công việc. Chẳng hạn trong mối quan hệ trong gia đình, trauma bond có thể hình thành giữa cha mẹ, phổ biến nhất là mối liên kết giữa cha mẹ có nhân cách ái kỉ (narcissistic personality tendencies) và con cái. Hoặc một nhân viên bị cấp trên đối xử thiếu tôn trọng nhưng lại chẳng thể nghỉ việc vì cho rằng bản thân đã quá quen thuộc với vị trí này. 

7 giai đoạn của trauma bond là gì?

Dội bom tình yêu (love bombing): Giai đoạn mà tình cảm được thể hiện một cách đột ngột và áp đảo. 

Giành lấy niềm tin: Thủ phạm cố gắng lấy lòng tin của nạn nhân bằng sự cam kết hoặc hứa hẹn về tương lai khiến nạn nhân dần cảm thấy gắn bó và phụ thuộc.

Chỉ trích nạn nhân: Bắt đầu xuất hiện các cuộc tranh luận, khiến nạn nhân tự trách ngược bản thân dù họ không làm gì sai. Nạn nhân bắt đầu viện cớ cho hành động của thủ phạm, cho rằng đó là điều tốt, điều nên làm. 

Thao túng nạn nhân: Đã đến lúc thủ phạm sử dụng chiến thuật thao túng tâm lý. Nếu nạn nhân cố gắng chống lại sự lạm dụng, kẻ này tìm cách cô lập nạn nhân và khiến nạn nhân mắc vào vòng lặp không hồi kết.

Cam chịu: Nạn nhân trở nên cam chịu và cố gắng tránh phát sinh bất kỳ xung đột, họ thoả hiệp với hành vi lạm dụng vì cho rằng điều này là “vẹn cả đôi đường”.

Đánh mất chính mình: Lòng tự trọng bị phá vỡ, nạn nhân hoàn toàn bỏ bê nhu cầu của bản thân và đánh mất chính mình.

Chu kỳ lặp lại: Sau một cuộc xung đột nghiêm trọng, thủ phạm xin lỗi và dội bom tình yêu, khiến nạn nhân cảm thấy nhẹ nhõm và hình thành cảm xúc tích cực.

Hệ quả của trauma bond là gì?

trauma bond là gì
Những hệ quả mà nạn nhân gặp phải trong mối quan hệ trauma bond là gì?

Trauma bond có thể khiến nạn nhân cảm thấy bị lạm dụng, bị bỏ rơi hoặc cảm xúc gắn bó không an toàn, không nhất quán. Bản thân nạn nhân vẫn tìm cách có được tình yêu thương từ thủ phạm bằng cách kìm nén hoặc phản bội nhu cầu của bản thân. Ngược lại, thủ phạm luôn ở thế chủ động và toàn quyền quyết định mối quan hệ này. Họ thể hiện sự quan tâm, ân cần, yêu thương để rồi im lặng, thờ ơ, vô tâm hoặc gây áp lực khiến nạn nhân phải tuân thủ luật lệ. Khi trách nhiệm đổ lên vai nạn nhân, họ hành động cực đoan để giành lại sự ưu ái của kẻ ngược đãi mình.

Đã bao giờ bạn thấy một cô gái chẳng thể dứt khỏi người bạn trai “cờ đỏ” (red flag) mà còn có xu hướng bênh vực anh ta khi có ai đó buông lời phê phán chưa? Là người ngoài cuộc, bạn chỉ muốn cô gái đó kết thúc mối quan hệ độc hại này. Tuy nhiên, trauma bond là xu hướng tất yếu của não bộ để bảo vệ chính bản thân người đó thoát khỏi những lạm dụng, tổn thương. 

Trauma bond khiến nạn nhân cảm thấy bối rối, choáng ngợp và phải vật lộn với nỗi lo lắng khi rời khỏi mối quan hệ. Không những thế, họ cũng có thể thực hiện các hành vi gây tổn thương bản thân và vô thức đem theo những tổn thương đó vào mối quan hệ kế tiếp. Một điều đáng buồn là nạn nhân có xu hướng bị thu hút vào những mối quan hệ thiếu lành lạnh tương tự dù biết bản thân sẽ gặp nhiều tổn thương.

Vấn đề lớn nhất ở đây là nạn nhân không chịu rời đi và chấp nhận để bản thân mắc kẹt trong chu kỳ lạm dụng. Đây là sự bất hòa nhận thức, khi nạn nhân buộc phải thay đổi niềm tin để giảm bớt sự mâu thuẫn giữa mong muốn của bản thân và trải nghiệm thực tế. Để rồi, chính bản thân họ đặt mình tiếp tục rơi vào tình thế bị lạm dụng, gây nguy hiểm cho thể chất, tinh thần và cả tình dục. Đặc biệt là các hậu quả nặng nề đến não bộ như PTSD – rối loạn căng thẳng hậu sang chấn, sợ hãi, căng thẳng, mất ngủ,…

Làm gì để thoát khỏi trauma bond?

trauma bond là gì
Cách để thoát khỏi trauma bond là gì? Liệu bạn có sẵn sàng bước ra mối liên kết đau thương?

Nhận thức bản thân đang trong mối quan hệ độc hại

Điều đầu tiên mà bạn có thể làm để thoát khỏi trauma bond chính nhận thức bản thân đang ở trong một mối quan hệ lạm dụng. 

Viết nhật ký: Hãy viết những điều xảy ra hàng ngày để xác định vấn đề ngay từ những giai đoạn đầu tiên.

Xác định quan điểm: Hãy dành thời gian suy nghĩ về mối quan hệ và xác định quan điểm của bạn đối với hoàn cảnh hiện tại như thế nào.

Trao đổi với những người xung quanh: Hãy nhờ gia đình, bạn bè, người thân đưa ra quan điểm và xem xét nhận định của họ.

Ngừng đổ lỗi cho bản thân

Phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi và việc bị lạm dụng không phải là lỗi của bạn. Kẻ lạm dụng có thể đối xử thiếu trân trọng hoặc cô lập bạn, nhưng nếu bạn không cho phép điều đó xảy ra, sẽ chẳng ai có thể phê phán hoặc buộc tội bạn.

Xem thêm: Mental health là gì? 4 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên

Yêu thương chính mình

Bạn có thể tìm thấy sự an toàn từ bên trong, không phụ thuộc vào cảm xúc của bất kỳ ai, bất kỳ điều gì. Hãy tập trung vào việc chăm sóc, yêu thương và tin tưởng vào bản thân, bắt đầu từ việc rèn luyện việc trò chuyện tử tế với chính mình. Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn luôn xứng đáng với những điều tốt đẹp và đương nhiên, bạn có quyền cự tuyệt những người tổn hại đến cảm xúc tốt đẹp đó. 

Nhờ tư duy tích cực, bạn có thể phá vỡ mối ràng buộc với kẻ bạo hành và tránh được tình huống bị ngược đãi khác trong tương lai. Đây chính là nền tảng để xây dựng tinh thần tự chủ và các mối quan hệ lành mạnh,

Tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Thoát khỏi trauma bond không phải điều dễ dàng. Hãy tìm sự sự giúp đỡ từ chuyên gia hoặc những người đã từng trải qua trauma bond. Trị liệu cùng chuyên gia có thể giúp bạn thoát khỏi trauma bond cùng những kinh nghiệm tuyệt vời để học cách quản lý suy nghĩ, cảm xúc và hành động đúng đắn trong tương lai. 

Công việc tệ nhưng vẫn gắn bó, thoát khỏi trauma bond bằng cách nào?

Nhiều môi trường làm việc toxic, khiến nhân viên căng thẳng, áp lực và sợ hãi khi làm việc với cấp trên, đồng nghiệp. Hãy nhận thức tình trạng hiện tại của bản thân. Bạn có đang bị cấp trên vắt kiệt sức lao động? Đồng nghiệp không chung chí hướng khiến bạn chán nản, cô đơn? Bạn bị kỳ thị, bắt nạt công sở hay bị cấp trên đối xử thiếu công bằng? 

Mặc dù nhân viên có thể nhận thức được mức độ độc hại của môi trường làm việc, nhưng họ vẫn cố ở lại bởi cảm giác gắn bó với công việc, không dám đối diện với nỗi sợ thất nghiệp hoặc không gánh nổi áp lực tài chính,… Điều quan trọng là bạn phải vượt qua những nỗi sợ này và cho phép bản thân bước ra vùng an toàn “tạm bợ”. Nên nhớ rằng, bạn có quyền thay đổi nghề nghiệp phù hợp bất kỳ lúc nào để đáp ứng với những thay đổi.

Bên cạnh đó, cấp trên hoặc đồng nghiệp có thể “vừa đấm vừa xoa” khiến bạn mông lung mỗi khi ra quyết định. Đừng để những điều này cản đường bạn, hãy can đảm cắt đứt môi trường làm việc toxic để cho phép những điều tốt đẹp trong tương lai. 

Xem thêm: Mối quan hệ toxic là gì? 4 lời khuyên để tránh xa mối quan hệ toxic chốn công sở

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Vieclam24h.vn chia sẻ đã giúp bạn hiểu trauma bond là gì. Giữa người với người luôn tồn tại nhiều mối liên kết và trauma bond có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào. Việc nhận biết và hiểu về trauma bond có thể giúp bạn thoát khỏi những liên kết tiêu cực và tìm thấy sự an toàn trong các mối quan hệ lành mạnh. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị tính năng tạo CV miễn phí giúp hành trình tìm việc trở nên đơn giản cho ứng viên. Hàng trăm mẫu CV với nhiều màu sắc, bố cục cho bạn thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh để sở hữu bộ CV xin việc cực ấn tượng.

Xem thêm: Tẩy chay là gì? Phải làm gì khi bị đồng nghiệp tẩy chay?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục