Mỗi người ai cũng có sẵn lòng tự ái, có nhiều mức độ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và các mối quan hệ. Không khó để bắt gặp tự ái được nhắc đến trong những câu quen thuộc như “có gì đâu mà tự ái”, “thằng đó dễ tự ái lắm” hay “không biết tự ái à!”. Nhưng tự ái là gì? Tự ái cao ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta? Làm cách nào phân biệt tự trọng và tự ái? Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.
Tự ái có nghĩa là gì?
“Tự” là bản thân, “ái” theo nghĩa Hán Việt là yêu. Tự ái có nghĩa là tự yêu bản thân mình và đề cao cái tôi quá mức. Hành vi quá nghĩ đến bản thân khiến nảy sinh những thái độ phản kháng tiêu cực như cáu gắt, hờn dỗi và bực tức khi cho rằng bản thân bị người khác hành xử không thiện chí, coi thường hoặc bị đánh giá thấp. Những người có tính cách tự ái thường sinh lòng đố kỵ, ganh ghét và mặc cảm với người khác, nhất là những người có thành tích cao hơn mình.
Tự ái xuất phát từ sự mặc cảm và xấu hổ về những phương diện chưa tốt của bản thân, từ đó, người tự ái thường không tin tưởng vào cách nhìn nhận, đánh giá của mọi người xung quanh về mình. Họ thường cảm nhận chủ quan rằng bản thân kém xa những người khác. Chính lối tư duy này khiến họ hay đưa ra những lý do biện hộ cho sự kém cỏi của mình, thay vì phấn đấu và nỗ lực rằng mình sẽ đi đến thành công.
Trong nghiên cứu khoa học, hội chứng rối loạn nhân cách tự ái (NPD) được sử dụng để ám chỉ những người cho mình là trung tâm, nuôi dưỡng hình mẫu lý tưởng về bản thân và đề cao tầm quan trọng của bản thân đối với xã hội. NPD khiến người mắc phải trở nên kiêu ngạo, thiếu đồng cảm và đặt nhu cầu được người khác ngưỡng mộ quá mức, điều này có thể dẫn đến những thái độ và hành vi quá khích.
Nguyên nhân của tính tự ái là gì?
Nguyên nhân của sự tự ái có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Môi trường xã hội, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè,… với những trải nghiệm tiêu cực, tư duy phê phán và so sánh có thể khiến một người cảm thấy tự ti. Bên cạnh đó, thói quen so sánh tiêu cực với người khác, trong khi kỳ vọng bản thân quá cao cũng là nguyên nhân.
Đặc biệt khi chúng ta đang sống và làm việc trong môi trường đầy áp lực từ phương tiện truyền thông và mạng xã hội với những bức tranh về những người hoàn hảo, khiến chúng ta luôn cảm thấy day dứt vì không đủ tài giỏi, xinh đẹp, giàu có,… Tuy nhiên, tự ái là phẩm chất tự nhiên trong con người, điều quan trọng nằm ở cách chúng ta tìm hiểu nguyên nhân và học cách đối diện với cảm xúc tiêu cực này như thế nào.
Xem thêm: Làm gì khi đồng nghiệp đố kỵ? Tuyệt chiêu giúp chuyển thù thành bạn
Các dấu hiệu đáng báo động của người có tính tự ái cao
1. Coi mình là trung tâm, là duy nhất của người hay tự ái là gì?
Người có tính tự ái đề cao bản thân quá mức và muốn được trở thành tâm điểm của sự chú ý trong mọi phương diện. Họ muốn mọi người phải chú ý tới những điều đặc biệt của bản thân. Khát khao khẳng định “quyền lực” khiến người có tính tự ái thường cảm thấy hụt hẫng và bất công nếu không được đối xử đặc biệt như cách họ mong muốn.
Xem thêm: Phải ứng xử thế nào với đồng nghiệp luôn cho mình là đúng nơi công sở?
2. Ảo tưởng về sự đặc biệt của bản thân
Người có tính tự ái cao thường coi mình là người đặc biệt và họ tin rằng điều gì họ muốn đều sẽ có được. Họ cho rằng mọi người xung quanh tự động tuân theo những mong muốn, ý thích của bản thân. Những lời khuyên, góp ý của người khác dù chân thành, mang tính chất xây dựng thì đối với họ cũng như đang hạ thấp và coi thường.
3. Thiếu đồng cảm
Những người tự ái không muốn đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc. Họ không đề cao tầm quan trọng của những người xung quanh mà chỉ quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của bản thân. Họ thường bật cơ chế phòng thủ là nâng bản thân lên và “đạp” những người khác xuống.
4. Không có kỹ năng làm việc nhóm
Những người có tính tự ái cao thường bảo thủ và cố chấp, không có kỹ năng làm việc nhóm vì không muốn lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác. Trong nhiều trường hợp, họ không tham gia đóng góp ý kiến vì nghĩ rằng sẽ bị bác bỏ; khi bị người khác đánh giá ý kiến cá nhân, họ giận dỗi hoặc khi mọi người xung quanh đưa ra quan điểm, họ lại không hài lòng, nổi lên tính tự ái. Tính cách bảo thủ, cố chấp, hẹp hòi và đặc biệt là chỉ tập trung đề cao ý kiến cá nhân mà không có tinh thần xây dựng nhóm khiến không ai thích làm việc chung.
5. Không chịu tiếp thu ý kiến của người khác khi tự ái là gì?
Những người tự ái cao thường bảo thủ, khó chấp nhận cái sai và không chịu rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Cách suy nghĩ theo lối mòn rằng mình luôn đúng và nghĩ rằng nếu bản thân thay đổi thì người khác sẽ nghĩ họ kém cỏi. Do đó, họ cố gắng chứng minh mình làm đúng ngay từ đầu và tin rằng mọi người đã nhận thức sai lầm về khả năng của mình.
6. Lún sâu trong những dằn vặt, tránh móc bản thân
Người có tính tự ái cao thường suy nghĩ bất an dù đó có thể chỉ là những câu nói bông đùa của những người xung quanh. Những giây phút bình yên, thoải mái, vui vẻ với họ vô cùng hiếm hoi bởi lúc nào trong đầu họ cũng tồn tại những dằn vặt và trách móc bản thân. Họ không thể nào quên đi mà càng ngày càng lún sâu trong những suy nghĩ tiêu cực đó.
Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?
Phân biệt tự trọng và tự ái
Trong khi tự ái thường chỉ mang tính xấu, tiêu cực thì tự trọng lại là phẩm chất đáng quý ở con người. Tự trọng là cách chúng ta tự ý thức đánh giá và nhìn nhận giá trị bản thân bao gồm mặt tốt và mặt xấu. Người có tự trọng thường có những giá trị tốt đẹp, dù hoàn cảnh có thay đổi thế nào thì cũng không ai có thể xâm phạm những giá trị đó.
Tự trọng giúp chúng ta cảm thấy thoải mái chấp nhận những khuyết điểm và sẵn sàng thay đổi để phát triển tốt hơn mà không so sánh bản thân với bất kỳ ai. Một người có tự trọng cao thường có biết cách giữ gìn phẩm giá và danh dự khi đối diện với thất bại, khó khăn trong cuộc sống.
Đối diện và vượt qua cảm giác tự ái bằng cách nào?
1. Nhận thức về cảm giác tự ái: Đầu tiên, hãy nhận thức và chấp nhận rằng bạn đang trải qua cảm giác tự ái. Điều này giúp bạn không bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực mãi, mà bắt đầu quá trình thay đổi bản thân.
2. Tìm hiểu nguyên nhân: Tìm hiểu gốc rễ của cảm giác tự ái sẽ giúp bạn xử lý nó hiệu quả hơn.
3. Chấp nhận bản thân: Hãy chấp nhận và yêu thương bản thân mình, dù bạn đang có những cảm xúc tiêu cực nhưng đây chính là thời điểm bạn thay đổi và trở nên mạnh mẽ hơn.
4. Học cách tự đánh giá: Thay vì dựa vào ý kiến đánh giá, nhận xét từ người khác, bạn có thể tự đánh giá bản thân dựa trên những thành tựu, nỗ lực và giá trị cá nhân mà bạn mang lại. Đồng thời, bạn nên học cách đối diện với những thách thức và nhìn nhận thiếu sót.
5. Tập trung vào điểm mạnh: Hãy tập trung phát triển những điểm mạnh và sở trường của bản thân để tăng cường lòng tự tin, tạo cảm giác thoải mái, đón nhận những tư tưởng mới và vượt qua sự tự ái.
6. Tránh so sánh với người khác: Hãy tập trung vào sự phát triển của bản thân mà không so sánh với bất kỳ ai khác. Mỗi người đều có những sứ mệnh và hành trình riêng, hãy tôn trọng và tận hưởng hành trình của chính mình.
Xem thêm: Áp lực đồng trang lứa peer pressure là gì? Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa
7. Suy nghĩ tích cực: Để đưa ra quyết định sáng suốt, bạn cần có một thái độ sống tích cực, đây chính là liều thuốc xoa dịu tinh thần hiệu quả để bản thân được hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Tư duy tích cực là gì? Bật mí bí quyết giúp bạn tích cực trong mọi hoàn cảnh
8. Rèn luyện tính khiêm tốn: Bạn cần hạ cái tôi xuống để nhìn rõ những điểm mạnh của người khác, thay vì cố chấp duy trì những cảm xúc ganh ghét, đố kỵ. Đồng thời, đức tính khiêm tốn giúp bạn dám đối mặt để học hỏi, tiếp thu những ý kiến đóng góp của họ và trở thành phiên bản tốt hơn.
9. Tìm sự hỗ trợ: Nếu những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, hãy tìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Mẹo làm việc với người hay tự ái là gì?
Lắng nghe và thấu hiểu: Hãy lắng nghe người khác một cách chân thành và thể hiện sự quan tâm tới cảm xúc và suy nghĩ của họ. Đôi khi, chỉ cần một người chia sẻ có thể giúp họ giảm bớt cảm giác tự ái.
Khích lệ và tán thành: Hãy khích lệ người hay tự ái khi họ có những thành tựu tích cực, tán thành những ý kiến sáng tạo và khích lệ sự cống hiến của họ.
Tránh chỉ trích và phê phán: Người hay tự ái dễ cảm thấy bị tổn thương bởi lời phê phán hay chỉ trích. Dù bất kỳ trường hợp nào, hãy cố gắng bình tĩnh và giải quyết với nhau từ tốn, nhẹ nhàng để tránh “chạm vào vảy ngược” của họ.
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ tự ái là gì và cách đối diện cũng như vượt qua tính tự ái. Để đối diện và làm chủ cảm xúc tự ái, hãy học cách thấu hiểu và trân trọng bản thân. Khi bạn đã vượt qua những cảm xúc xấu mà tự ái gây ra, tin chắc rằng bạn có thể vượt qua mọi rào cản và tỏa sáng rực rỡ trong hành trình phát triển bản thân.
Xem thêm: Bạn là một cá thể đặc biệt, đừng thiếu tự tin vào chính mình!