Bạn đang mắc hội chứng sợ làm việc Ergophobia hay chỉ đang lười?

Hội chứng sợ làm việc, hay Ergophobia, là một tình trạng tâm lý đáng lo ngại mà nhiều người đang phải đối mặt trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Điều đáng nói là Ergophobia không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn gây suy yếu tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân. Trên cơ sở đó, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và triệu chứng của Ergophobia, tác động của nó đến công việc và cuộc sống của những người bị ảnh hưởng, cũng như những cách để vượt qua Ergophobia qua bài viết dưới đây nhé!

Ergophobia là gì?

Ergophobia là nỗi sợ quá mức đối với công việc, người mắc hội chứng này luôn lo lắng và căng thẳng trước các nhiệm vụ được phân công, các cuộc họp hoặc các mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty,… Tình trạng này có thể nghiêm trọng đến mức gây ra nỗi ám ảnh và các cơn hoảng loạn gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp của người mắc phải, khiến họ trì hoãn, không phát huy hết khả năng của bản thân hoặc thậm chí không đủ động lực để làm việc. Dù không được chẩn đoán là một hội chứng rối loạn riêng biệt theo tiêu chuẩn DSM-5, nhưng Ergophobia được xem là một trong những hội chứng rối loạn lo âu. 

Ergophobia có phải là lời bào chữa cho kẻ lười biếng?

ergophobia
Hội chứng Ergophobia có phải là lời bào chữa cho nhân viên yếu kém?

Nhiều người cho rằng Ergophobia xuất phát từ bản tính lười biếng và yếu đuối, tuy nhiên, hội chứng này gây ra nỗi lo lắng, sợ hãi hoặc ám ảnh khi làm việc, điều này tác động tiêu cực đến sự tự tin và hiệu suất làm việc của người bị ảnh hưởng.  Khi trải qua nhiều nỗi sợ khác nhau như sợ nói trước công chúng (glossophobia), sợ thất bại (atihiphobiya),… có thể khiến người mắc phải khó kiềm chế cảm xúc, trở nên trầm cảm hoặc diễn biến nặng thành các triệu chứng rối loạn tâm lý khiến họ khó hòa nhập với cuộc sống hàng ngày.

Khác với việc sợ đi làm thông thường, người mắc Ergophobia có mức độ căng thẳng, lo âu, sợ hãi quá mức và không tương xứng với rủi ro trong tình huống họ gặp phải. Những tưởng người mắc phải Ergophobia trở nên cường điệu hoặc biến sự sợ hãi trở nên phi lý ngay cả trong những tình huống công việc thông thường.

Dấu hiệu của hội chứng Ergophobia

ergophobia
Dấu hiệu của hội chứng Ergophobia là gì?

Người mắc phải Ergophobia thường gặp các triệu chứng sinh lý như đổ mồ hôi, miệng khô, buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc nhịp tim không ổn định, cảm giác ngột ngạt hoặc khó thở,… khiến họ khó khăn và hoảng loạn khi làm việc. Họ luôn suy nghĩ tiêu cực về công việc, lo sợ trước những thách thức trong công việc như một điều gì đó thật khủng khiếp sắp đến với bản thân. Họ khó kiểm soát, lo sợ không thể hoàn thành đúng hạn công việc nhưng đồng thời họ cũng có thể tỉ mỉ hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại trải nghiệm quá trình đó với sự dằn vặt, sợ hãi và đau khổ. Điều này khiến họ mất tự chủ cảm xúc và mất liên kết với các mối quan hệ xung quanh môi trường làm việc.

Mặc dù các cuộc tấn công của Ergophobia có thể ngắn ngủi, nhưng chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc phải. Do đó, nếu phớt lờ Ergophobia và cho rằng đây chỉ là một trạng thái tâm lý nhất thời, sau một thời gian nhất định, các rối loạn tâm lý trở nên rõ rệt hơn và gây nên những hậu quả nguy hiểm.

Xem thêm: Sunday Syndrome: Bạn có đang mắc phải Hội chứng sợ hãi ngày Chủ Nhật?

Nguyên nhân xuất hiện hội chứng Ergophobia

ergophobia
Nguyên nhân xuất hiện hội chứng Ergophobia do đâu?

Người mắc phải Ergophobia luôn kìm nén nỗi sợ hãi không có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Lý do sâu xa nhất đến từ nỗi sợ hãi vô thức trước những dự đoán sắp xảy ra theo hướng tiêu cực và bản thân họ không thể khoan dung trước những thất bại mà mình sẽ gặp phải. Ergophobia có thể xảy ra do bản thân người mắc phải thiếu kiến ​​thức và kỹ năng trong công việc, sợ rằng bản thân không thể đối phó với các nhiệm vụ được giao phó. Có thể nói, Ergophobia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người nhút nhát và luôn cần giúp đỡ của đồng nghiệp hoặc cấp trên trong công việc. Họ sợ rằng bản thân không hữu ích cho công việc và khiến mọi thứ đảo lộn hoặc bị phá hỏng nếu nhúng tay vào. 

Bên cạnh đó, triệu chứng này có thể đến từ môi trường làm việc độc hại khiến họ trải qua sự kiện tiêu cực hoặc đáng sợ như bị cấp trên công khai chỉ trích, lăng mạ, sỉ nhục trước đồng nghiệp về sai sót trong công việc. Bên cạnh đó, họ có thể đã từng bị sa thải và gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc, họ trở nên sợ sệt bản thân sẽ bị đuổi một lần nữa.

Hơn nữa, nguyên nhân của Ergophobia có thể do xuất phát điểm của công việc quá đơn điệu, khiến họ hình thành định kiến cho ​​rằng công việc sẽ luôn nhàm chán. Để rồi khi công việc bắt đầu phát triển theo nhiều hướng mà họ không thể lường trước, họ trở nên mất kiểm soát cảm xúc. 

Xem thêm: Imposter syndrome là gì? Vì sao tôi luôn cảm thấy mình không xứng đáng?

Đối mặt và vượt qua Ergophobia bằng cách nào?

ergophobia
Làm cách nào đối mặt và vượt qua hội chứng sợ làm việc Ergophobia?

1. Liệu pháp EMDR 

EMDR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing Therapy) có nghĩa là phương pháp giải mẫn cảm và xử lý lại bằng cử động mắt. Phương pháp này được sử dụng để điều trị hội chứng Ergophobia bằng cách giảm bớt những đau khổ, dằn vặt, ám ảnh của người mắc phải khi trải qua sự kiện đau thương trong công việc. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật chuyển động mắt để kích thích tâm lý, chuyên gia sẽ phơi bày các ký ức của người mắc phải cho đến khi chúng không còn gây đau khổ. Quá trình này giúp kích hoạt cơ chế tự nhiên của não để tái xử lý và làm giảm phản ứng sợ hãi đối với công việc. Lưu ý quá trình này phải được hướng dẫn bởi chuyên gia có kinh nghiệm trong việc sử dụng liệu pháp EMDR để điều trị Ergophobia.

Xem thêm: Healing là gì? Bật mí TOP 5 bộ phim healing xoa dịu tâm hồn đáng xem

2. Liệu pháp CBT

CBT (Cognitive Behavioral Therapy) có nghĩa là liệu pháp tâm lý – hành vi. Đây là phương pháp nhằm giúp người mắc phải Ergophobia học cách quản lý những suy nghĩ tiêu cực về công việc, những suy nghĩ thật sự đứng sau nỗi sợ hãi cũng như hành vi tránh xa công việc. Khi bắt đầu, chuyên gia tâm lý sẽ tạo ra những tình huống từ mức độ nhẹ đến nặng liên quan đến nguyên nhân sợ hãi của người bệnh, cho đến khi người bệnh có thể suy nghĩ tích cực về công việc. 

 3. Liệu pháp DBT

DBT (Dialectical Behavioral Therapy) là liệu pháp hành vi biện chứng, đây là  phương pháp giúp người mắc phải học cách quản lý các cảm xúc cực đoan và xử lý các tình huống khó khăn. Đối với việc điều trị Ergophobia, những kỹ năng này có thể bao gồm tập trung tâm trí, điều chỉnh cảm xúc và khả năng chịu đựng sự bất an, lo lắng trong công việc.

4. Thuốc điều trị

Việc sử dụng thuốc giảm lo âu có thể hữu ích trong việc điều trị Ergophobia như một biện pháp kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tốt nhất nếu người bệnh tự ý kê toa cho bản thân. Do đó, cần có sự hướng dẫn và theo dõi của chuyên gia trị liệu tâm lý để điều trị trong giai đoạn cấp tính.  

5. Tự giúp mình

Bất kỳ triệu chứng tâm lý nào cũng xuất phát từ xung đột tiềm thức cá nhân, do đó, bạn có thể tự giúp mình vượt qua hội chứng Ergophobia bằng cách thay đổi thái độ tâm lý trước nỗi sợ hãi. Cố gắng giải quyết các cuộc xung đột cảm xúc này bằng cách tìm ra nguyên nhân gốc rễ và phân tích nó, thay vì đàn áp, hãy chấp nhận nó với niềm tin và thái độ tích cực. 

Thay vì suy nghĩ tiêu cực về những viễn cảnh có thể xảy ra trong công việc, hãy lấp đầy những khoảnh khắc đó bằng những cảm xúc tích cực. Học cách cân bằng cảm xúc và thúc đẩy lòng tự tin bằng khả năng kiểm soát của bản thân, tất nhiên, sẽ thật tuyệt nếu quá trình đó có sự đồng hành và ủng hộ của những người thân yêu.

Lưu ý:

Nếu triệu chứng Ergophobia trở nên nghiêm trọng, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm để được điều trị phù hợp với tình trạng cá nhân. Hãy nhớ rằng, các hội chứng tâm lý đều bắt nguồn từ tần suất dày đặc của những bất an, nỗi sợ, lo lắng,… nếu không được điều trị sớm, triệu chứng sẽ trở thành căn bệnh mãn tính. 

Kết luận

Trong cuộc sống hiện đại, Ergophobia đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến và cần được chú trọng. Hội chứng sợ làm việc không chỉ gây ảnh hưởng đến sự nghiệp, mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống. Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Hội chứng sợ làm việc Ergophobia và có biện pháp đối phó với vấn đề này. Hãy khám phá khả năng tiềm ẩn bên trong, tự tin đối mặt và biến Ergophobia trở thành một thử thách mà bạn có thể vượt qua trước khi đi đến thành công trong công việc. 

Xem thêm: Bạn đã biết cách tạo động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục