Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao một số sản phẩm có thể thu hút ấn tượng và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng mà không cần phải dựa vào các chiến dịch quảng cáo được đầu tư? Đó chính là sức mạnh của USP, một trong những yếu tố được mệnh danh là “xúc cảm độc nhất vô nhị” khiến sản phẩm trở nên đặc biệt trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Vậy USP là gì, USP là viết tắt của từ gì? Cách nhanh nhất để tìm ra USP sản phẩm là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, cùng theo dõi nhé!
Tổng quan về Unique Selling Point (USP)
USP là viết tắt của từ gì?
USP là viết tắt của cụm từ “Unique Selling Proposition”
Unique Selling Point là gì?
Unique Selling Point (USP) có nghĩa là lợi thế bán hàng độc nhất. USP là thuật ngữ Marketing được sử dụng để chỉ điểm mạnh độc đáo và lợi ích vượt trội của một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
USP là yếu tố tạo nên giá trị đặc biệt của sản phẩm, giúp sản phẩm thu hút sự quan tâm, gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng và được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó, USP cũng có thể được sử dụng trong chiến lược Marketing để truyền tải thông điệp đặc trưng và tạo sự nhận diện cho thương hiệu.
Tầm quan trọng của USP sản phẩm là gì?
1. Thiết lập khả năng nhận diện thương hiệu
Trong cuộc đua khốc liệt, USP giúp doanh nghiệp định vị và thiết lập khả năng nhận diện thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. USP là chìa khóa thu hút sự chú ý và tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm.
Xem thêm: Brand Awareness là gì? 15 bí kíp tăng giúp tăng Brand Awareness nhanh chóng
2. Thu hút và giữ chân khách hàng
USP đặt khách hàng vào trung tâm của mọi quyết định và giúp doanh nghiệp tập trung tạo ra trải nghiệm khách hàng mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu. Bằng cách cung cấp lợi ích độc nhất và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp tạo sự khác biệt và hình thành mối liên kết sâu sắc với khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng hiệu quả.
3. Định hướng chiến lược mục tiêu
USP giúp doanh nghiệp nhận ra lợi thế cạnh tranh, tập trung phát triển và mở rộng những lợi thế đó, tạo ra sự khác biệt và trở nên sự nổi bật trên thị trường. Đồng thời, USP giúp doanh nghiệp xác định và hiểu rõ nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó phát triển chiến lược tiếp cận và tiếp thị hiệu quả.
4. Tăng khả năng dẫn đầu thị trường
USP mạnh giúp doanh nghiệp bảo vệ sản phẩm khỏi việc bị sao chép hoặc đánh đồng với bất kỳ sản phẩm nào khác. Tận dụng sức mạnh USP giúp doanh nghiệp xây dựng vị thế, giữ vững thị phần và đảm bảo “vương vị” cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.
Xem thêm: Brand Archetype là gì? Bí quyết thành công của các thương hiệu hàng đầu thế giới
Yếu tố cốt lõi tạo nên sức mạnh USP là gì?
Đặc điểm và tính năng độc nhất
Dựa vào USP, doanh nghiệp xác định những đặc điểm, tính năng hoặc quy trình riêng biệt không tìm thấy ở bất kỳ sản phẩm nào. Điều này có thể đến từ công nghệ tiên tiến, thiết kế đột phá, tính năng tiện lợi, chất lượng, giá trị tiềm năng, phương pháp hoặc quy trình sản xuất độc đáo,…
Đặt rõ lợi ích khách hàng
USP xuất phát từ nhu cầu, mong muốn và vấn đề mà khách hàng mục tiêu đang gặp phải. Bằng cách chú trọng đến giải pháp tiện ích, sản phẩm chất lượng và nâng cao trải nghiệm người dùng, USP tạo ra một mối liên kết đặc biệt giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Nhờ đó, USP đáp ứng các tiêu chuẩn đặc biệt mà khách hàng quan tâm, gây dựng sự tin tưởng và lòng trung thành từ họ.
Thể hiện bản sắc thương hiệu rõ nét
Chiến lược USP được áp dụng hiệu quả sẽ tạo ra dấu ấn riêng và mang đậm bản sắc thương hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp nổi bật, thu hút sự chú ý, nhờ đó gây thiện cảm và xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng. Bằng cách tạo ra một USP mạnh mẽ và độc đáo, doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng và củng cố vị thế của mình trên thị trường.
Cách nhanh nhất giúp doanh nghiệp xác định USP là gì?
Bước 1: Xác định nguồn cảm hứng cho USP
Khách hàng chính là nguồn cảm hứng cho USP. Điều doanh nghiệp cần làm là hiểu rõ hành vi của tiêu dùng để tạo ra USP phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng, nhờ đó thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả.
Doanh nghiệp cần kết nối và tìm hiểu hành vi tiêu dùng dựa trên những câu hỏi như sau:
- Đâu là yếu tố khiến khách hàng trở lại và tiếp tục sử dụng sản phẩm?
- Vì sao khách hàng không mua sản phẩm?
- Những nhóm khách hàng nào thường có chung hành vi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp?
- Những nhóm khách hàng nào có hành vi tiêu dùng khác biệt?
Khám phá những nhu cầu, mong đợi và vấn đề mà khách hàng đang gặp phải giúp doanh nghiệp đưa ra USP độc đáo giải quyết vấn đề của khách hàng. Doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát khách hàng để thu thập ý kiến, mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Các câu hỏi nên tập trung vào việc hiểu về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm, những vấn đề họ đang gặp phải và những giá trị cốt lõi mà họ tìm kiếm ở sản phẩm.
Đồng thời, tiến hành phân tích hành vi, sở thích, xu hướng tiêu dùng của khách hàng bằng các các công cụ phân tích dữ liệu. Khi có cái nhìn sâu sắc về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhìn thấy những yếu tố mà sản phẩm của bạn có thể đáp ứng một cách tốt nhất.
Bước 2: Xác định điểm độc nhất – Unique
Trong USP, chữ “U” – “Unique” chỉ rõ ra rằng yếu tố quyết định USP sản phẩm nằm ở những đặc điểm độc nhất, không thể sao chép, hoặc cung cấp lợi ích tốt hơn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Nó có thể là sự kết hợp hài hòa của chất lượng, tính sáng tạo, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, hay một giải pháp độc đáo giúp khách hàng giải quyết vấn đề.
Hãy tự đặt câu hỏi: “Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp hơn các sản phẩm tương tự?” hoặc “Những gì làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên độc đáo và hấp dẫn?”. Đặt mình vào vị trí của khách hàng và tìm hiểu những gì thực sự làm họ hài lòng và tạo cảm giác đặc biệt khi sử dụng sản phẩm.
Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể khám phá và khai thác những thuộc tính, tính năng hoặc lợi ích nổi bật mà không có sản phẩm nào khác có thể mang đến cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này có thể là công nghệ tiên tiến, chất lượng vượt trội, thiết kế độc đáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy,… mà chỉ doanh nghiệp có.
Xem thêm: Không thể bỏ qua phễu Marketing nếu muốn nổi danh trong nghề
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một bước quan trọng để hiểu rõ thị trường và định hình chiến lược kinh doanh dựa vào USP. Doanh nghiệp có thể khám phá những doanh nghiệp cùng ngành, những sản phẩm tương tự hoặc giải pháp thay thế cho khách hàng trên thị trường.
- Điều gì khiến khách hàng chọn mua sản phẩm từ đối thủ thay vì từ doanh nghiệp?
- Điều gì khiến khách hàng không hài lòng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
- Điều gì làm cho đối thủ cạnh tranh nổi bật và thu hút khách hàng?
- Điều gì mà bạn có thể làm để “điền vào khoảng trống” đó và tạo ra sự khác biệt?
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, doanh nghiệp tìm ra những khía cạnh có thể nâng cấp, cải thiện hoặc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm trên thị trường. Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp thiết lập USP rõ ràng, tạo nên sự khác biệt trong đám đông, ghi dấu riêng trong lòng khách hàng và sẵn sàng tiến xa hơn trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường.
Bước 4: Nắm bắt xu hướng và tận dụng cơ hội phát triển của ngành
Hãy nhớ rằng USP không phải là điểm dừng cuối cùng, mà là một quá trình liên tục và linh hoạt. Thị trường và đối tượng khách hàng thay đổi, điều quan trọng là doanh nghiệp cũng cần thích nghi và ứng biến linh hoạt trước thời cuộc. Doanh nghiệp cần luôn đánh giá, tìm kiếm cách đổi mới và cải tiến USP để đáp ứng những yêu cầu mới và tiếp tục đảm bảo mối liên kết bền chặt với khách hàng.
Doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường như khảo sát khách hàng, phân tích dữ liệu và các công cụ theo dõi trực tuyến để thu thập thông tin về xu hướng ngành, sự thay đổi trong nhu cầu và sở thích của khách hàng. Điều này giúp bạn nắm bắt xu hướng, duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đảm bảo thương hiệu không bị tụt hậu so với các đối thủ.
Xem thêm: Viral là gì, làm sao để tạo các chiến dịch viral trong Marketing?
Tham khảo USP Marketing từ các thương hiệu nổi tiếng
1. Tiger Beer “88 năm – vẫn một vị bia bản lĩnh”
Chiến dịch “88 năm – vẫn một vị bia bản lĩnh” của Tiger Beer thể hiện rõ USP của thương hiệu này. Tiger Beer đã xác định USP của mình từ đầu là hình ảnh mạnh mẽ của “chú hổ” và thông điệp về “bản lĩnh”. Đây là những yếu tố đặc trưng và độc đáo của Tiger Beer khi chứng tỏ quyền uy so với các sản phẩm khác trên thị trường.
Thông điệp này cũng tạo ra sự liên kết sâu sắc với lịch sử tồn tại và phát triển trong suốt 88 năm, vẫn giữ được bản lĩnh của mình cũng như ghi dấu ấn đậm sâu trong tâm trí khách hàng.
2. Milo – “Thể thao luôn tìm thấy nhà vô địch trong con”
Chiến dịch USP của Milo với thông điệp “thể thao luôn tìm thấy nhà vô địch trong con” dựa trên mục đích truyền cảm hứng và khuyến khích phụ huynh quan tâm đến sức khỏe con trẻ.
Milo nhấn mạnh rằng không chỉ các vận động viên mà bất kỳ ai khi đặt sức khỏe là trọng tâm, đặc biệt là em nhỏ có thể tìm thấy “nhà vô địch” bên trong mình thông qua việc rèn luyện thể thao và phát triển sức khỏe.
Với USP này, Milo tạo ra một liên kết tình cảm đặc biệt với khách hàng mục tiêu là các em nhỏ và phụ huynh. Milo đã xây dựng hình ảnh tích cực và độc đáo cho thương hiệu của mình, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
3. Biti’s – “Nâng niu bàn chân Việt”
Biti’s đã xác định USP của mình với thông điệp “nâng niu bàn chân Việt”, và điều này đã tạo ra sự đặc biệt và độc đáo cho thương hiệu này trong suốt hơn 30 năm qua.
Biti’s đặt mục tiêu là đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và mang đến những sản phẩm có mẫu mã đẹp, phù hợp với xu hướng thời trang của người Việt Nam trong từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra, Biti’s cũng chú trọng đảm bảo sự an toàn, êm nhẹ, thoải mái và an toàn cho người sử dụng. Sứ mệnh này đã tạo nên kết nối tình cảm giữa Biti’s và người tiêu dùng, trở thành một phần trong ký ức và lòng tin của nhiều người Việt, tạo nên sự nổi bật cho Biti’s trong ngành công nghiệp giày dép.
Kết luận
USP được nhận định là một trong những chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và thành công trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Biết cách biến USP thành một phần không thể thiếu trong thông điệp sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Với sự độc đáo mà USP mang lại, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm trí và trái tim của khách hàng. Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ Unique Selling Point là gì cũng như cách tận dụng sức mạnh USP Marketing để đưa thương hiệu lên một tầm cao mới.
Xem thêm: Liệu tôi có nên tiếp tục làm việc tại một công ty kém chuyên nghiệp?