Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu chuẩn dành cho doanh nghiệp

Doanh thu thuần có tác động quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần tiếng Anh là gì? Công thức tính doanh thu thuần là gì? Công thức tính tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về doanh thu thuần và cách tính doanh thu thuần, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần qua bài viết dưới đây nhé! 

doanh thu thuần là gì
Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần như thế nào?

Doanh thu thuần tiếng Anh là gì?

Doanh thu thuần hay doanh thu thực, trong tiếng Anh được gọi là Net Revenue, đây là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi khấu trừ các loại thuế và các khoản giảm trừ như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, doanh thu bị trả lại, giảm giá bán hàng,… 

Ý nghĩa của doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần là số liệu mang ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

  • Doanh thu thuần là chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong một thời gian nhất định.
  • Doanh thu thuần phản ánh đúng kết quả và chất lượng doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ sau khi loại trừ các khoản giảm trừ doanh thu. 
  • Doanh thu thuần là căn cứ quan trọng giúp chủ doanh nghiệp phân tích số liệu và đưa ra các chính sách bán hàng, sản xuất hoặc phân phối sản phẩm hiệu quả hơn.
  • Doanh nghiệp xác định và so sánh tình hình tăng trưởng kinh doanh và dễ dàng so sánh với các kỳ trước, đồng thời đưa ra kế hoạch cụ thể.
  • Doanh thu thuần đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình tăng trưởng qua các thời kỳ, từ đó chủ doanh nghiệp có thể lập kế hoạch phát triển hợp lý.
doanh thu thuần là gì
Doanh thu thuần tiếng Anh là gì?

Cách tính doanh thu thuần

Dựa theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính:

Công thức tính doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Trong đó:

doanh thu thuần là gì
Doanh thu thuần công thức tính có đơn giản không?
  • Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp là doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng, đây là tổng giá trị các sản phẩm mà doanh nghiệp đã bán ra thị trường.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu gồm thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán trả lại. 

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần là gì?

ROS (Return On Sales) là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của doanh nghiệp. Dựa vào tỷ suất này, doanh nghiệp có thể xác định được một đồng doanh thu thuần từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng. 

Chỉ số ROS phản ánh việc doanh nghiệp có thực hiện việc quản lý kiểm soát chi tiêu trong kỳ tốt không, chỉ số ROS càng cao thì càng thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có lãi. ROS âm cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém, trừ trường hợp doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư.

Công thức tính Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Khoản lợi nhuận cuối cùng doanh nghiệp thu được sau khi khấu trừ tất cả các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
  • Doanh thu thuần = Doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu

Nếu ROS âm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thua lỗ.

Nếu ROS dương, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có lãi.

Phân biệt doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận

doanh thu thuần là gì
Điểm khác nhau giữa lợi nhuận, doanh thu và doanh thu thuần là gì?

Trong bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ngoài doanh thu và doanh thu thuần còn có lợi nhuận. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa khái niệm doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận, tuy nhiên bản chất của các chỉ số này hoàn toàn khác nhau. 

1. Đối với doanh thu và doanh thu thuần

Doanh thu và doanh thu thuần đều là phần tiền doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh thu là tổng giá trị thu được thông qua các hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Còn doanh thu thuần gồm có các khoản giảm trừ như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, doanh thu bị trả lại, giảm giá bán hàng,… 

Xem thêm: SWOT là gì? Cách các doanh nghiệp ứng dụng mô hình SWOT đạt hiệu quả cao 

2. Đối với doanh thu thuần và lợi nhuận

Lợi nhuận là phần tiền doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động đầu tư sau khi đã khấu trừ chi phí. Lợi nhuận được hình thành dựa trên sự chênh lệch giữa số tiền mà doanh nghiệp thu vào và chi ra trong các hoạt động đầu tư.

Doanh thu thuần của doanh nghiệp cao không có nghĩa là lợi nhuận cũng cao. Bởi doanh thu thuần chịu nhiều tác động liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong khi đó lợi nhuận được tính dựa trên hoạt động đầu tư sau khi trừ đi các khoản chi phí. Chính vì thế mà doanh nghiệp vẫn có thể thua lỗ ngay cả khi tạo ra doanh thu.

Những yếu tố tác động đến doanh thu thuần là gì? 

doanh thu thuần là gì
Những yếu tố tác động đến doanh thu thuần là gì? 

1. Giá thành

Giá thành ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng của hàng hoá, dịch vụ. Giá thành tỷ lệ thuận với doanh thu. Do đó:

  • Giá thành sản phẩm và dịch vụ tăng, trong khi các yếu tố khác không đổi sẽ khiến doanh thu bán hàng tăng.
  • Ngược lại, giá thành sản phẩm và dịch vụ giảm sẽ khiến doanh thu cũng giảm. 

Giá thành chi phối hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Đồng thời, khi giá thành giảm thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng và ngược lại, khi giá thành tăng thì khối lượng sản phẩm sẽ có xu hướng giảm.

2. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ

Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua các yếu tố như mẫu mã, kiểu dáng nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Chất lượng hàng hoá, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và khả năng tiêu thụ của dịch vụ, hàng hóa. Nếu chất lượng hàng hóa, dịch vụ cao thì giá bán cao và ngược lại nếu chất lượng hàng hóa, dịch vụ kém thì giá bán sẽ thấp. 

3. Khối lượng tiêu thụ và sản xuất hàng hóa, dịch vụ

Khối lượng tiêu thụ và số lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng ra thị trường có sự tác động qua lại lẫn nhau. 

  • Nếu nhu cầu của thị trường lớn và số lượng hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ít thì doanh thu doanh nghiệp tăng. 
  • Ngược lại, nếu doanh nghiệp sản xuất số lượng hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp vượt qua nhu cầu của thị trường sẽ xuất hiện tình trạng tồn kho, làm tăng chi phí lưu trữ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh. 

Chính vì thế mà doanh nghiệp nên tìm hiểu và nắm rõ khả năng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường để xác định sản xuất khối lượng phù hợp.

4. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ

Doanh nghiệp nếu muốn mở rộng kinh doanh thì nên tiến hành đa dạng hóa kết cấu sản phẩm được tiêu thụ ra thị trường. Mỗi đối tượng người tiêu dùng sẽ phù hợp với từng nhu cầu tiêu thụ kết cấu sản phẩm riêng biệt. Chính vì thế mà kết cấu sản phẩm tiêu thụ tác động không nhỏ lên doanh thu của doanh nghiệp. 

5. Chính sách bán hàng

Nếu doanh nghiệp biết cách vận dụng các chính sách bán hàng cũng như các hoạt động tồn, nhập và xuất đúng nguyên tắc thì chắc chắn hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được người tiêu dùng quan tâm đến. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp chú trọng các hình thức thanh toán quốc tế thì cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cũng như nguyên tắc và phương thức thanh toán phù hợp để việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước được diễn ra thuận lợi.

Xem thêm: Hiểu rõ Performance Marketing là gì để bách chiến bách thắng

6. Thị trường tiêu thụ

Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cao sẽ thúc đẩy doanh thu bán hàng tăng trưởng, do đó, doanh nghiệp có thể khai thác và mở rộng thị trường nước ngoài để phát triển khối lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trước khi tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố quan trọng liên quan đến thị trường mục tiêu để nắm bắt nhu cầu và thị hiếu khách hàng, điều này sẽ giúp tăng thị phần cho doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng bài trên của Việc Làm 24h đã giúp các bạn hiểu hơn về doanh thu thuần, công thức tính doanh thu thuần và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin hữu ích mới nhất về các khoản lợi nhuận quan trọng khác của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và đạt những hiệu quả nhất định.

Xem thêm: Digital Marketing là gì, xu hướng và cơ hội phát triển ra sao trong tương lai?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục