Nếu đang thực hiện các chiến lược Digital Marketing, bạn chắc chắn không thể bỏ qua UTM – yếu tố hỗ trợ đo lường kết quả của hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ UTM là gì cũng như cách tạo link UTM Tracking. Vậy hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về UTM qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Tìm hiểu những khái niệm về UTM
UTM Tracking là gì?
UTM là viết tắt của từ gì? Thuật ngữ UTM là viết tắt của cụm từ Urchin Traffic Monitor (tạm dịch: Thông số theo dõi mô-đun Urchin). Về bản chất, UTM chính là đoạn mã được gắn vào đường dẫn URL. Các nhà tiếp thị thường sử dụng đoạn mã này để theo dõi chiến dịch. Thông qua đó, họ sẽ xác định được số lượng truy cập click vào đường dẫn. Từ kết quả thu được, các nhà tiếp thị sẽ đề xuất những phương án tối ưu trong tương lai.
“UTM là gì?” đã trở thành câu hỏi được nhiều “newbie” đặt ra khi vừa bước chân vào lĩnh vực tiếp thị, nhất là tiếp thị số. Hiện tại, UTM chính là công cụ phổ biến trong việc tùy chỉnh URL, hỗ trợ người dùng theo dõi chiến lược tiếp thị trên toàn cầu.
Thông thường, những tham số được trích xuất từ UTM sẽ do Google Analytics hoặc Adobe Analytics phân tích. Đồng thời, chúng cũng được sử dụng trong nhiều báo cáo khác nhau. Với một URL mẫu, UTM sẽ được bắt đầu sau dấu “?”. Ví dụ: https://www.example.com/page? [UTM].
UTM là gì?
Trên thực tế, UTM không phải là một trường mà là hệ thống định dạng URL. Hệ thống này được dùng để theo dõi, phân tích các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Bản chất của UTM là những tham số được thêm vào các liên kết URL cho người theo dõi chiến dịch biết được nguồn và cách thức khách hàng click vào URL. Những tham số UTM được thêm vào URL sẽ chứa thông tin về: nguồn traffic, nguồn quảng cáo, từ khoá,…
UTM Source là gì?
UTM Source hay nguồn UTM là một trong những tham số của UTM. Tham số này được dùng để xác định nguồn gốc của lưu lượng truy cập đến trang web hoặc chiến dịch quảng cáo. Thông qua UTM Source, bạn sẽ xác định đâu là nguồn tạo ra lưu lượng truy cập, như trang web đối tác, mạng xã hội, Email Marketing,…
Ví dụ, nếu chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook, bạn có thể sử dụng UTM Source để ghi nhận nguồn traffic đến từ mạng xã hội này qua câu lệnh: “?utm_source=facebook”.
Cấu trúc chuẩn của link UTM là gì?
- URL (Uniform Resource Locator): Đây là địa chỉ trang web cụ thể mà bạn muốn theo dõi. URL có thể bao gồm tên miền, tên thư mục, và tên tệp.
- Tham số UTM: Đây là các tham số được thêm vào URL để theo dõi và phân loại lưu lượng truy cập từ các nguồn khác nhau. Có 5 tham số UTM chính, bao gồm:
- utm_source: Xác định nguồn gốc của lưu lượng truy cập, chẳng hạn như tên trang web hoặc nền tảng mà liên kết được đặt trên. Ví dụ: google, newsletter, facebook.
- utm_medium: Xác định phương tiện hoặc loại chiến dịch tiếp thị, chẳng hạn như email, cpc (clicks trả tiền), social. Ví dụ: email, banner, cpc.
- utm_campaign: Xác định tên chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo cụ thể. Ví dụ: summer_sale, spring_promo.
- utm_term: Sử dụng trong các chiến dịch tìm kiếm trả tiền (cpc) để xác định từ khóa được mua. Ví dụ: running_shoes, organic_food.
- utm_content: Xác định nội dung cụ thể của liên kết hoặc quảng cáo. Thường được sử dụng để kiểm tra nhiều phiên bản của cùng một liên kết hoặc quảng cáo. Ví dụ: sidebar_banner, text_link.
- Giá trị của các tham số UTM: Giá trị của các tham số UTM được xác định bởi người sử dụng và có thể thay đổi tùy thuộc vào chiến dịch và mục đích theo dõi. Ví dụ:
- utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign=summer_sale&utm_term=running_shoes&utm_content=text_link
Trong ví dụ trên, URL chứa các tham số UTM với các giá trị tương ứng. utm_source là “google” để xác định nguồn lưu lượng truy cập từ Google Ads, utm_medium là “cpc” để chỉ định phương tiện truyền thông là Clicks trả tiền, utm_campaign là “summer_sale” để xác định tên chiến dịch tiếp thị là Summer Sale, utm_term là “running_shoes” để xác định từ khóa đã mua là Running Shoes, và utm_content là “text_link” để chỉ định nội dung cụ thể của liên kết là Text Link.
Vai trò của UTM là gì?
Theo dõi, phân tích hiệu quả chiến dịch
Với UTM, bạn có thể tạo những liên kết theo dõi riêng biệt cho mỗi chiến dịch quảng cáo. Bằng cách theo dõi các UTM parameter như nguồn, truyền tải, từ khoá, quảng cáo,…, bạn sẽ biết được những thông tin chi tiết, bao gồm: số lượt click vào liên kết, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu,… Thông qua đó, bạn có thể phân tích, đánh giá hiệu quả và mức độ tối ưu của các chiến dịch quảng cáo.
Đo lường ROI (Return on Investment)
UTM cho phép bạn xác định chính xác nguồn lưu lượng và doanh thu. Bạn có thể theo dõi hiệu quả các chiến dịch, tính toán ROI để đưa ra những quyết định quan trọng. Từ những chỉ số thu thập được, bạn sẽ phân bổ nguồn lực, ngân sách quảng cáo của mình hiệu quả hơn.
Xem thêm: ROI là gì? Hướng dẫn cách tính ROI chuẩn nhất hiện nay
Tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo
Bạn có thể kiểm tra, so sánh hiệu quả của các quảng cáo khác nhau trên nhiều kênh và nền tảng thông qua UTM. Với việc phân tích dữ liệu UTM, bạn sẽ xác định được những quảng cáo và kênh hiệu quả nhất. Từ đó, bạn có thể tập trung nguồn lực vào những nền tảng có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao.
Tăng khả năng theo dõi và phân loại khách hàng
UTM cho phép bạn tạo những liên kết theo dõi tùy chỉnh. Nghĩa là những liên kết này sẽ giúp bạn xác định khách hàng của mình đến từ đâu, họ đã thực hiện những hành động gì trên trang web. Dựa trên thông tin từ UTM, bạn có thể phân loại khách hàng, tạo nên những chiến dịch tiếp thị nhắm mục tiêu và cá nhân hoá.
Xem thêm: CDP là gì? Nền tảng dữ liệu khách hàng quan trọng như thế nào?
Tối ưu hoá landing page và trải nghiệm người dùng
UTM là yếu tố hỗ trợ bạn theo dõi lưu lượng và hành vi người dùng sau khi họ click vào liên kết quảng cáo. Từ việc phân tích dữ liệu UTM, bạn có thể phát huy tính năng cũng như phát hiện lỗi của landing page (trang đích). Nhờ đó, người dùng sẽ có những trải nghiệm mượt mà và tối ưu hơn. Đây cũng chính là nền tảng góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đánh giá hiệu quả của từng kênh Marketing
Thông qua chỉ số UTM, bạn sẽ theo dõi được hiệu quả của từng kênh Marketing. Từ đó, bạn có thể so sánh, đối chiếu và chọn ra những kênh Marketing mang lại hiệu quả tốt nhất. Kênh Marketing chất lượng thường có lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu cao. Tính năng này của UTM giúp bạn tối ưu hóa ngân sách quảng cáo, phân bổ tài nguyên một cách thông minh hơn.
Hướng dẫn cách tạo link UTM trong Google Analytics
Sau khi hiểu rõ UTM là gì, bạn cần biết cách tạo link UTM trong Google Analytics. Để tạo link UTM, bạn có thể áp dụng nhiều phương thức khác nhau. Trong đó, có 2 cách phổ biến nhất là:
- Tạo link UTM bằng phương pháp thủ công.
- Tạo link UTM bằng công cụ Campaign URL Builder.
Cách 1: Tạo link UTM bằng phương pháp thủ công
Đây là phương pháp tạo link UTM đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao. Với cách thủ công, bạn chỉ cần thêm những thông số bằng cách nhập link UTM riêng lẻ vào cuối URL của mình.
Nếu bạn chỉ muốn thêm tên của chiến dịch hoặc nguồn vào cuối URL, áp dụng phương pháp thủ công sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, đối với những link UTM dài và phức tạp hơn, bạn cần hạn chế áp dụng phương pháp này vì rất dễ xảy ra lỗi. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng công cụ Campaign URL Builder mà Việc Làm 24h sẽ hướng dẫn ngay sau đây!
Cách 2: Tạo link UTM bằng Campaign URL Builder
Campaign URL Builder là gì?
Campaign URL Builder là công cụ hỗ trợ người dùng tạo link UTM với định dạng chuẩn do Google phát triển. Bên cạnh đó, công cụ này cũng cho phép người dùng nhập thông tin về nguồn gốc, chiến dịch tiếp thị và phương tiện của một liên kết. Từ những thông tin thu thập được, Campaign URL Builder sẽ tự động tạo ra URL và các tham số UTM tương ứng.
Với Campaign URL Builder, bạn còn có thể theo dõi, phân tích và đánh giá các chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Công cụ cho phép người dùng tạo ra những URL chứa thông tin UTM đầy đủ. Bạn có thể sử dụng URL này để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo, bài đăng trên mạng xã hội hoặc Email Marketing.
Những thuộc tính cơ bản của công cụ Campaign URL Builder:
- Website URL: Nhập URL muốn đo lường.
- Campaign Source: Tên trang web, nhà quảng cáo, ấn phẩm,…, đang gửi traffic đến website của bạn, ví dụ như Facebook, TikTok, Google,…
- Campaign Medium: Phương tiện quảng cáo, như banner, Email, CPC,… Nếu source xác định nguồn truy cập từ đâu, Medium sẽ xác định phương thức truy cập từ kênh đó đến trang của bạn.
- Campaign Name: Tên chiến dịch, slogan, mã khuyến mại cho sản phẩm.
- Campaign Term: Xác định những từ khoá có trả phí để biết được từ khoá nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn (thường được dùng trong kênh Google Search).
- Campaign Content: Được dùng để phân biệt nội dung hoặc những liên kết của một quảng cáo.
Các bước thực hiện tạo link UTM bằng Campaign URL Builder
Bước 1: Tại mục “Website URL”, bạn nhập đường link trang web mình muốn đo lường hoặc theo dõi.
Bước 2: Nhập nguồn đang cung cấp traffic đến trang web của bạn tại mục “Campaign Source”, ví dụ: Facebook.
Bước 3: Cập nhật những phương tiện quảng cáo hoặc tiếp thị tại mục “Campaign Medium”.
Bước 4: Thêm tên của chiến dịch vào mục “Campaign Name”.
Bước 5: Mục “Campaign Term” thường được sử dụng trong kênh Google Search nhằm xác định những từ khoá có trả tiền. Thông qua đó, bạn có thể xác định được đâu là từ khoá mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao.
Bước 6: Để phân biệt nội dung tương tự hoặc liên kết trong cùng quảng cáo, bạn cần sử dụng mục “Campaign Content”. Ví dụ: Nếu trong cùng 1 Email có 2 liên kết kêu gọi hành động, bạn hãy sử dụng utm_content và đặt những giá trị khác nhau cho từng liên kết. Dựa vào đó, bạn sẽ xác định được phiên bản liên kết kêu gọi hành động nào mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 7: Cuối cùng, bạn chỉ cần sao URL chứa mã UTM. Khi đã cập nhật những thông số trên, bạn có thể sao chép đường dẫn chứa URL bằng cách click vào mục “Copy URL” hoặc chuyển sang link rút gọn.
Theo đó, trong 5 thuộc tính trên, 2 thuộc tính đầu tiên là bắt buộc. Những thuộc tính còn lại sẽ tùy thuộc vào tính chất, mục đích của các chiến dịch mà bạn quy ước.
Một số lưu ý quan trọng khi đặt thuộc tính UTM:
- Không dùng dấu cách “ “.
- Chỉ dùng dấu gạch dưới “_” thay vì dấu gạch “-” để nối các từ ghép.
- Chỉ sử dụng chữ in thường và chữ số để tạo ra các thuộc tính.
4 cách sử dụng link UTM Tracking
Bên cạnh việc tìm hiểu UTM là gì, cách sử dụng UTM sao cho hiệu quả cũng là điều trăn trở của các “newbie”.
1. Xác định nguồn gốc traffic
UTM sẽ cho người dùng xác định nguồn gốc traffic trên website của mình bằng cách sử dụng những thông số như medium, campaign, source,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể biết được kênh bắt nguồn và những lượt traffic trực tiếp trên Google Analytics thông qua bước sau:
- Điều hướng đến mục “Acquisition” -> Chọn mục “All Traffic” và chọn “Referrals”.
Nếu có nhiều bài đăng khác nhau trên các kênh truyền thông, bạn hãy thêm thông số: &utm_campaign=ten-bai-dang vào cuối đường link. Việc này giúp bạn xác định lượng traffic bắt nguồn từ bài đăng nào.
2. Xác định đường link được người dùng click vào
Bằng cách thêm thông số utm_content vào từng được link, bạn sẽ theo dõi được số lượt click vào. Lúc này, bạn cần truy cập vào Google Analytics và click vào mục “Acquisition” -> Chọn mục “Overview” -> “Campaigns” -> “All Campaigns”. Hệ thống sẽ hiển thị đường link mang lại cho bạn lượng traffic nhiều nhất trong chiến dịch.
3. Phân nhóm traffic dựa trên Medium
Nếu bạn đang chạy chiến dịch tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội, lượng traffic đổ về những kênh này sẽ hiển thị dưới dạng kênh Social. Tuy nhiên, đối với những kênh mà Google không thể nhận diện là kênh “Social”, như Imgur.com, bạn không thể theo dõi chiến dịch của mình trên mọi nền tảng mạng xã hội.
Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng utm_medium. Bạn có thể thêm utm_medium=social vào tất cả các đường link mình đã chia sẻ ở bất kỳ kênh xã hội nào để theo dõi chính xác hiệu suất của chiến dịch.
Bên cạnh đó, utm_medium cũng giúp bạn xác định nhóm lưu lượng truy cập trả phí. Nếu đang chạy chiến dịch trả phí trên Facebook và không muốn traffic này lẫn vào traffic truy cập kênh “Social” không mất phí, bạn có thể thêm utm_medium=cpc hoặc utm_medium=cpm vào URL quảng cáo trên Facebook để gom chúng thành một báo cáo riêng.
4. Theo dõi traffic cho các chiến dịch khác từ UTM là gì?
Nếu đang ra mắt một sản phẩm mới, bạn có đủ tự tin khẳng định traffic truy cập hoàn toàn từ chiến dịch này không? Trên thực tế, việc theo dõi số liệu để xác định chiến dịch nào đang thúc đẩy doanh thu rất khó khăn. Tuy nhiên, với thông số utm_campaign, bạn có thể gỡ bỏ mọi rắc rối này.
Việc Làm 24h hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ UTM là gì cũng như cách tạo link UTM hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi Việc Làm 24h để tham khảo thêm những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Xem thêm: Internal Link là gì? Tất tần tật những gì người làm SEO cần biết về Internal Link