Wholesale không chỉ là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành thương mại, mà còn là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Một sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đi qua nhiều bước trung gian. Trong đó, Wholesale chính là thành phần quan trọng trong hệ thống kinh tế. Wholesale là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
1. Wholesale là gì?
Wholesale là hoạt động của những nhà bán buôn, thường liên quan đến việc giao dịch hàng hóa theo số lượng lớn. Những nhà bán buôn này mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, sau đó cung cấp hàng hóa cho các nhà bán lẻ, thay vì bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Hiện nay, mô hình kinh doanh này rất phổ biến. Trong mô hình này, nhà bán buôn thường bán hàng theo số lượng lớn với mức giá được chiết khấu. Lợi nhuận đến từ sự chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá mua vào.
Ngoài việc cung cấp hàng hóa theo số lượng lớn cho các cửa hàng nhỏ, một số nhà bán buôn cũng có thể bán hàng cho cá nhân mua sắm với số lượng ít, tuy với mức giá cao hơn so với giá bán sỉ.
Wholesale Price là gì?
Wholesale Price có thể hiểu đơn giản là “giá sỉ”, là mức giá mà nhà sản xuất đề xuất cho các nhà bán buôn khi mua hàng theo số lượng lớn. Vì các nhà bán buôn thường mua hàng theo số lượng lớn, họ thương lượng được mức giảm giá đáng kể từ nhà sản xuất.
2. Đặc điểm của Wholesale là gì?
Sau khi đã hiểu Wholesale là gì, đây là một loại hình buôn bán quen thuộc với các đặc điểm cụ thể sau:
- Nhà bán buôn (Wholesaler) nhập hàng với số lượng lớn và bán lại với giá chiết khấu cho các đơn vị, cửa hàng bán lẻ.
- Wholesaler không trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Họ chỉ bán số lượng lớn cho các nhà bán lẻ.
- Nhà bán buôn không cần thực hiện việc quảng bá thương hiệu mà chỉ cung cấp đến thật nhiều nhà bán lẻ để có thể gia tăng quy mô hoạt động. Điều này có nghĩa là càng có nhiều nhà bán lẻ, độ nhận diện thương hiệu càng lớn.
- Wholesaler có thể thực hiện Dropshipping để kết nối và tạo mối quan hệ với người tiêu dùng. Với hình thức này, nhà bán lẻ chỉ cần cung cấp thông tin đơn hàng, tất cả những việc còn lại sẽ do nhà bán buôn thực hiện.
- Mức giá bán ra của các đơn vị Wholesale rất cạnh tranh. Do đó, việc phát triển mạng lưới kinh doanh sản phẩm ra thị trường quốc tế là rất dễ dàng.
3. Ưu và nhược điểm của Wholesale là gì?
Ưu điểm
- Bán số lượng lớn sản phẩm tại nhiều địa điểm và mở rộng kinh doanh nhanh chóng.
- Giảm chi phí marketing và chăm sóc khách hàng do việc này thường được nhà bán lẻ thực hiện. Khi các nhà bán lẻ hoạt động hiệu quả, sản phẩm sẽ được nhanh chóng quảng bá và tiếp cận với người tiêu dùng.
- Không cần trữ hàng và vận chuyển, vì những công việc này thường được nhà bán lẻ thực hiện.
- Dễ dàng mở rộng kinh doanh ra toàn cầu do các doanh nghiệp bán buôn thường có khả năng chào hàng và cung cấp mức giá cạnh tranh hơn khi giao hàng theo số lượng lớn.
Nhược điểm
- Kiểm soát cách sản phẩm được đưa đến tay khách hàng trở nên khó khăn. Nhận thức tích cực hoặc tiêu cực của người tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động marketing và quy trình chăm sóc khách hàng của các nhà bán lẻ.
- Quản lý khách hàng trong hoạt động bán buôn cũng phức tạp hơn do thường xuyên phải xử lý các vấn đề liên quan đến công nợ và đơn hàng xuất kho có giá trị lớn.
4. Các loại hình phổ biến của Wholesale là gì?
Bán buôn hàng hóa qua kho
- Giao hàng trực tiếp: Trong hình thức này, bên mua sẽ gửi người đại diện đến kho của doanh nghiệp bán buôn để nhận hàng. Doanh nghiệp bán buôn sẽ xuất hàng và giao trực tiếp cho đại diện của bên mua. Người đại diện này sau đó sẽ thanh toán cho doanh nghiệp và đưa hàng về kho.
- Chuyển hàng: Hình thức này hoạt động dựa trên hợp đồng đã ký kết giữa bên mua và doanh nghiệp. Khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp sẽ xuất hàng ra khỏi kho và sử dụng phương tiện vận tải choặc thuê một đơn vị khác để vận chuyển hàng hóa tới kho của bên mua.
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng
- Giao hàng trực tiếp: Doanh nghiệp sau khi nhận hàng từ nhà sản xuất sẽ giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho của họ.
- Chuyển hàng: Hình thức này hoạt động dựa trên hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Doanh nghiệp sau khi nhận hàng từ nhà sản xuất sẽ sử dụng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê một đơn vị vận chuyển để giao hàng đến bên mua.
5. Làm gì để Wholesale đạt hiệu quả tốt?
Xác định thị trường mục tiêu
Để thành công trong Wholesale, việc hiểu rõ thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng. Các nhà bán buôn cần phải nắm bắt nhu cầu, định hướng và sở thích của khách hàng để điều chỉnh dịch vụ cung ứng. Đồng thời, họ cũng có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút và giữ chân khách hàng.
Tận dụng sức mạnh của Internet
Trong thời đại số hóa hiện nay, Internet là công cụ quan trọng giúp mở rộng phạm vi thương hiệu và tiếp cận khách hàng. Các nhà bán buôn nên đầu tư vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu online để thu hút khách hàng và định vị trên thị trường.
Đa dạng hóa sản phẩm
Với sự đa dạng trong nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh là cần thiết. Các nhà bán buôn cần phải tìm kiếm nguồn hàng đa dạng để cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng. Điều này không chỉ giúp thu hút khách hàng mới mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh.
6. Phân biệt Wholesaler với Distributor và Retailer
Tiêu chí so sánh | Distributor (Nhà phân phối) | Wholesaler (Nhà bán buôn) | Retailer (Nhà bán lẻ) |
---|---|---|---|
Nguồn nhập hàng từ | Nhà sản xuất | Nhà phân phối | Nhà phân phối Nhà bán lẻ |
Chiết khấu | Cao | Cao | Thấp |
Đầu ra | Nhà bán buôn | Nhà bán lẻ | Người tiêu dùng |
Số lượng bán | Lớn, rất lớn | Lớn | Nhỏ, lẻ, hoặc lớn |
Vốn đầu tư | Cực lớn | Lớn | Nhỏ |
Tính rủi ro | Cao | Cao | Thấp |
Mô hình kinh doanh | Lớn | Vừa | Nhỏ |
Mặt hàng kinh doanh | Ít | Ít | Đa dạng |
Mối liên hệ giữa Wholesaler, Distributor và Retailer
Mối quan hệ giữa Wholesaler, Distributor và Retailer đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mắt xích liên kết trong quá trình phân phối và tiêu dùng hàng hóa.
Nhà phân phối làm việc với nhà sản xuất và đảm nhận việc lấy sản phẩm. Họ thường thiết lập mối quan hệ độc quyền với nhà sản xuất trong thị trường cụ thể và là điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiềm năng, nhưng không trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Wholesaler mua hàng trực tiếp từ nhà phân phối. Sự xuất hiện của các đơn hàng lớn thể hiện sức mạnh trong chuỗi cung ứng. Wholesaler thường nhập hàng hóa từ các nhà phân phối và có quan hệ với nhiều đối tác nhất trong hệ thống. Trong khi đó, nhà phân phối cung cấp các chiết khấu cao đối với một số sản phẩm và giá trị tổng cộng của hàng hóa cho Wholesaler.
Mối quan hệ giữa Retailer và Wholesaler diễn ra thông qua việc mua hàng. Retailer, hoạt động trong mô hình kinh doanh có quy mô lớn hoặc nhỏ, thường hoạt động với mục tiêu lợi nhuận. Họ mua hàng từ các Wholesaler để nhận các ưu đãi về giá và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh.
Xem thêm: Retail là gì? Làm thế nào để gia nhập ngành retail đầy cạnh tranh và thách thức?
Tạm kết
Vieclam24h.vn đã giải đáp khái niệm “Wholesale là gì” cũng như các vấn đề quan trọng xoay quanh hình thức kinh doanh này. Hy vọng rằng việc hiểu biết về Wholesale không chỉ giúp bạn nắm bắt cơ hội kinh doanh mà còn tạo ra lợi ích lâu dài trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Chúc bạn luôn thành công! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.
Xem thêm: MT là gì? Làm sao để triển khai kênh MT thu lợi nhuận khủng?